Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH
1.6. Các yếu tố cơ bản để đánh giá chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
1.6.4. Quy hoạch công chức
Quy hoạch công chức là nội dung trọng yếu của công tác tổ chức, là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp để tạo nguồn và xây dựng đội ngũ công chức trên cơ sở dự báo nhu cầu công chức, nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị, công việc được giao. Nói đến quy hoạch không chỉ nói tới việc lập kế hoạch chung mà phải xác định rõ yêu cầu, căn cứ, phạm vi, nội dung, phương pháp tiến hành quy hoạch.
Quy hoạch công chức HCNN là một quá trình đồng bộ, mang tính khoa học.
Các căn cứ để tiến hành quy hoạch gồm:
- Nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị;
- Hệ thống tổ chức hiện có và dự báo mô hình tổ chức của thời gian tới;
- Tiêu chuẩn công chức thời kỳ quy hoạch;
- Thực trạng đội ngũ công chức hiện có;
Phạm vi quy hoạch công chức HCNN được xây dựng trong thời gian 5 năm, 10 năm có điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ.
Đối tượng quy hoạch là công chức HCNN ở từng cấp, từng ngành, từng địa phương. Có quy hoạch lãnh đạo quản lý, nhưng cũng có quy hoạch công chức chuyên môn. Ngoài ra còn có quy hoạch để tạo nguồn, trong đó chú trọng để xây dựng quy hoạch, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, bồi dưỡng những công chức trẻ có thành tích xuất sắc…
Nội dung quy hoạch, đó là những yêu cầu chung về phẩm chất chính trị và năng lực đối với công chức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Ngoài những yêu cầu chung, công chức HCNN còn có một số yêu cầu riêng như sau:
- Về phẩm chất chính trị: Đây là yêu cầu cơ bản nhất đối với tất cả đội ngũ cán bộ, công chức nước ta. Biểu hiện cao, tập trung nhất về phẩm chất chính trị của công chức HCNN là phải nắm vững và quán triệt đường lối, quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.
- Về phẩm chất đạo đức: Bác Hồ luôn đòi hỏi người cán bộ, công chức phải có đạo đức cách mạng, phải kết hợp chặt chẽ phẩm chất và năng lực, “hồng” và
“chuyên”, “đức” và “tài”, trong đó “đức” là gốc.
Đối với công chức HCNN, ngoài những yêu cầu về phẩm chất đạo đức của người cán bộ cách mạng, do đặc thù của lĩnh vực quản lý, công chức HCNN còn đòi hỏi những tiêu chuẩn cụ thể sau:
+ Biết chăm lo cho mọi người, cho tập thể, cộng đồng; thực sự công bằng, công tâm trong thực thi công vụ;
+ Vững vàng,tự chủ, kiên định lập trường, quan điểm đường lối của Đảng;
+ Có văn hoá, biết tôn trọng mọi người;
+ Có tinh thần phục vụ nhân dân vô điều kiện;
- Về năng lực chuyên môn:
+ Có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực được giao trách nhiệm quản lý;
+ Có kiến thức về KTTT, nắm vững bản chất, cơ chế vận hành của KTTT và sử dụng công cụ điều tiết KTTT trong QLNN; kiến thực về hội nhập quốc tế;
+ Có kiến thức về khoa học quản lý hiện đại với tư cách là chuyên môn nghề nghiệp quản lý;
+ Có hiểu biết về thực tiễn kinh tế - xã hội của đất nước, của ngành, của địa phương mình để tránh giáo điều, sách vở trong hoạt động QLNN.
- Về năng lực quản lý: Công chức HCNN là những người trực tiếp tổ chức, điều hành trong bộ máy nhà nước. Do vậy, công chức HCNN đòi hỏi phải có các yêu cầu sau:
+ Có bản lĩnh, có khả năng tư duy, có khả năng quan sát, nắm được các nhiệm vụ từ tổng thể đến chi tiết để tổ chức cho hệ thống hoạt động đồng bộ có hiệu quả:
+ Bình tĩnh, tự chủ, song lại phải quyết đoán, dứt khoát trong công việc, có kế hoạch làm việc rõ ràng và tiến hành công việc nhất quán theo kế hoạch;
+ Năng động, sáng tạo, tháo vát, phản ứng nhanh nhạy, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, biết lường trước mọi tình huống có thể xảy ra, biết tập trung tiềm lực vào các khâu yếu, biết tận dụng thời cơ và lợi thế;
+ Có tác phong đúng mực, thông cảm, hiểu biết và có thái độ chân thành với đồng nghiệp;
Quy hoạch công chức HCNN bao gồm cả một quy trình. Vì thế, cần thực hiện tốt các bước của quy trình một cách đầy đủ, chặt chẽ. Cụ thể là:
- Xây dựng nội dung quy hoạch: mục tiêu, quy mô công chức;
- Tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng;
- Thực hiện quy trình điều chỉnh, luân chuyển công chức theo kế hoạch. Tạo điều kiện cho công chức trong quy hoạch rèn luyện thực tiễn, tích luỹ kinh nghiệm
ở các vị trí công tác khác nhau;
- Đưa công chức dự nguồn vào các vị trí theo yêu cầu của quy hoạch;
Công việc cuối cùng của quy hoạch công chức là kiểm tra, tổng kết nhằm đánh giá và có biện pháp kịp thời bổ sung, hoàn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch. Sau mỗi nhiệm kỳ, cần kiểm tra, đánh giá nhằm mục đích:
- Nhận xét, đánh giá công chức dự nguồn;
- Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch tạo nguồn và danh sách công chức dự nguồn;
- Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển công chức HCNN;
- Tiếp tục đưa công chức dự nguồn vào các vị trí đã quy hoạch;
- Đánh giá, điều chỉnh, bổ sung các quy trình, biện pháp quy hoạch; quy chế, chính sách cán bộ, công chức;