Kỹ thuật pha loãng tinh dịch

Một phần của tài liệu KY THUAT TRUYEN GIONG VAT NUOI THEO KHUNG CHUAN TONG CUC DAY NGHE (Trang 26 - 30)

4.1. Mục đích pha loãng tinh dịch

- Pha loãng, bảo tồn nhằm mục đích tăng thể tích tinh dịch, kéo dài thời gian sống của tinh trùng ngoài cơ thể. Do đó, góp phần nâng cao sức sản xuất của đực giống, nhất là đối với những đực giống tốt và mở rộng bán kính gieo tinh.

Ví dụ: ở bò, lượng tinh trong một lần xuất tinh là 5 ml, nếu pha loãng 10 lần sẽ phối được cho 10 bò cái. Ở lợn nội: Lượng tinh một lần xuất bình thường là 250 ml, nếu pha loan 4 lần sẽ phối được cho 30 lợn nái với liều phối 30 ml/con/liều.

- Ngoài ra, nếu để tinh dịch nguyên trong điều kiện bình thường ở bên ngoài cơ thể, tinh trùng chỉ sống được từ 6 - 12 giờ, nhưng đem pha loãng và đưa vào bảo tồn trong điều kiện môi trường thích hợp, tinh trùng có thể sống được vài ngày, vài tháng, vài năm và thậm chí có thể lâu hơn.

4.2. Kỹ thuật pha loãng 4.2.1. Đối với lợn

Môi trường pha loãng cần chuẩn bị ít nhất 60 phút trước khi sử dụng. Khoảng thời gian này là cần thiết để ổn định độ pH và áp lực thẩm thấu của môi trường.

Nếu khai thác tinh dịch bằng tay chỉ hứng phần đậm đặc và pha loãng ngay sau khi lấy tinh từ 10 - 15 phút, vì hiện tượng giảm tốc độ hoạt động của tinh trùng chứa nhiều tinh thanh lớn hơn nhiều so với tinh trùng chứa ít tinh thanh.

Thao tác pha loãng phải nhẹ nhàng, từ từ để giảm hiện tượng "choáng" ban đầu của tinh trùng. Nguyên tắc pha là rót từ từ môi trường vào tinh dịch theo thành bình, không làm ngược lại.

Các bước tiến hành:

- Bước 1: Dùng lượng môi trường pha loãng bằng với lượng tinh dịch nguyên, từ từ rót môi trường vào tinh dịch theo thành bình.

- Bước 2: Để hỗn hợp này cân bằng trong vòng 5 - 10 phút.

- Bước 3: Sau đó, rót nốt lượng môi trường còn lại vào tinh dịch theo nguyên tắc trên. Sau khi đã pha loãng xong có thể san qua san lại 1 - 2 lần sang bình thứ 2 để tinh dịch được hỗn hợp đều với môi trường. Sau đó tiến hành kiểm tra lại hoạt lực của tinh trùng trước khi phân liều.

Phân liều tinh dịch:

- Dụng cụ đựng tinh để phân liều có nhiều loại: lọ thủy tinh đục hoặc màu, lọ nhựa trung tính có nút xoáy, túi nhựa dày có vòi đậy...

- Thể tích một liều tinh tùy theo số lượng tinh dịch cần thiết cho 1 lần thụ thai của lợn nái. Cụ thể là: Nái ngoại: 90 - 100 ml liều; Nái lai (ngoại x nội): 50 - 60 ml liều; Nái nội: 30 - 50 ml/liều.

Khi phân liều cũng phải rót tinh dịch từ từ theo thành lọ hoặc túi. Nên rót đầy đến nắp, tránh tạo ra các bọt khí trong liều tinh. Nút đậy liều tinh yêu cầu phải chặt.

Sau khi nút chặt cần nhỏ paraphin quanh nút cho tỉnh dịch không dò rỉ ra được.

Không dùng nút bấc đậy lọ đựng tinh dịch.

Mỗi liều tinh cần dán nhãn ghi rõ ràng, cụ thể: giống lợn, số hiệu con đực, ngày khai thác, người khai thác, thời hạn sử dụng, các chỉ tiêu kỹ thuật.

4.2.2. Đối với bò

Môi trường pha loãng Laiciphos được sử dụng nhiều nhất đối với tinh dịch trâu bò. Môi trường pha loãng được chuẩn bị trước khi khai thác tinh dịch 1 giờ. Các bước pha chế môi trường được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Hòa tan 50 g Laiciphos 478 vào 400 ml nước cất ở 40oC trong 1 bình nón cụt và được lắc đều bằng một máy lắc từ tính.

Bước 2: Chuẩn bị một dung dịch chứa 100 ml nước cất ở 50oC và 50 ml lòng đỏ trứng gà. Dung dịch này được đựng trong một bình nón khác và được khuấy đều nhờ một máy khuấy.

Bước 3: Trộn 2 dung dịch này với nhau bằng cách rót dung dịch có lòng đỏ trứng gà vào trong dung dịch có Laiciphos.

Bước 4: Dung dịch thu được sau khi trộn 2 dung dịch trên được chia ra thành 2 phần bằng nhau. Một phần được giữ ở 32oC và một phần khác giữ ở 4oC.

Ngay sau khi khai thác, tinh dịch được đặt trong bình cách thủy ở 32oC và tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu về chất lượng và nồng độ tinh trùng. Công việc này cho phép biết được số lượng môi trường pha loãng cần sử dụng. Môi trường pha loãng cần thiết này được chia thành 2 phần bằng nhau: phần A được lấy ra từ dung dịch được giữ ở 32oC và phần B được lấy ra từ dung dịch được duy trì ở 4oC. Phần B này được cho thêm 14% glyxerin. Sau khi đã có môi trường, kỹ thuật pha loãng tinh dịch vào thôi trường bảo tồn Laiciphos và làm đông lạnh được tiến hành như sau:

+ Pha loãng ban đầu

Pha dung dịch A vào trong liều tinh. Quá trình pha này được thực hiện theo 2 giai đoạn: đầu tiên, cho dung dịch A vào tinh dịch với một thể tích bằng thể tích tinh dịch, để 2 - 3 phút cho tinh dịch đã được trộn đều với dung dịch A, rồi rót phần còn lại của dung dịch A vào tinh dịch.

+ Làm lạnh tinh dịch đã được pha loãng

Đặt bình chứa tinh dịch đã được pha loãng ban đầu vào trong một bình chứa 3/4 lít nước ở 30oC. Mức nước ở trong bình phải luôn luôn cao hơn độ cao của tinh dịch chứa trong bình. Bình này được đặt trong một tủ lạnh ở 4oC. Người ta để nhiệt độ tinh dịch giảm dần đạt tới 4oC trong vòng 45 đến 60 phút. Để cho nhiệt độ tinh dịch pha loãng giảm đến 40C trong thời gian 45 - 60 phút thì khi nhiệt độ tinh dịch xuống tới 20oC, cứ 5 phút, cho thêm khi một cục nước đá vào tủ lạnh.

Rót dung dịch chứa glyxerin (dung dịch B) vào trong tinh dịch đã pha. Việc pha dung dịch B vào tinh dịch đã pha được thực hiện theo 4 giai đoạn, cách nhau 15 phút. Như vậy, nồng độ glyxerin lúc kết thúc pha chế sẽ là 7%.

+ Phân liều và đóng gói

Tinh dịch được phân thành những liều hoặc là bằng ống thủy tinh, hoặc bằng ống nhựa, hoặc bằng cọng rạ chlorue polyvinyle hoặc dạng viên.

Việc đóng gói cọng rạ đã được sử dụng rộng rãi. Sử dụng phương pháp đóng liều cọng rạ rất đơn giản, kinh tế và cho phép dự trữ tối đa các liều trong một diện tích tối thiếu. Những cọng rạ hiện nay đang được sử dụng có 2 kiểu:

+ Cọng rạ trung bình có đường kính 2,8 mm và có thể tích hữu hiệu 0,54 ml.

+ Cọng rạ nhỏ có đường kính 2 mm và thể tích 0,23 ml.

Ở cọng rạ nhỏ, sự dẫn truyền nhiệt tốt hơn do thể tích nhỏ của nó.

Cấu tạo cọng rạ chứa tinh dịch

Về cấu tạo: cọng rạ có hình giống như một xi lanh, một đầu tận cùng được bịt kín bởi 2 núi bông bao quanh lớp bột polyvinyle làm cho hệ thống này như là pitton trong thụ tinh nhân tạo; đầu kia để mở và sẽ sử dụng để nạp tinh dịch vào. Để nạp tinh dịch, những cọng rạ được sắp xếp thành từng bó nằm ngang có từ 15-20 cọng được định vị bởi một cái kẹp và lắp khớp với một lược hút. Lược hút này được nối với một bơm chân không cho phép hút tinh dịch vào cọng rạ. Khi cọng rạ được nạp đầy thì được lắc nhẹ nhàng và đóng nút sao cho sau khi đóng nút trong cọng rạ có một vùng bọt khí. Điều này cho phép sự co giãn của cột tinh dịch trong quá trình làm đông lạnh.

Một phần của tài liệu KY THUAT TRUYEN GIONG VAT NUOI THEO KHUNG CHUAN TONG CUC DAY NGHE (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w