CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN KIỂM
2.1 Trạng thái biểu cảm khuôn mặt người
2.1.2 Các trạng thái tâm lý cơ bản
Tâm trạng hay trạng thái tâm lý là một dạng cảm xúc có cường độ vừa và phải hoặc tương đối yếu, tồn tại trong một khoảng thời gian tương đối lâu dài. Trạng thái tâm lý thường bao chùm lên toàn bộ hoạt động của con người, ảnh hưởng rõ rệt đến toàn bộ hành vi của con người trong một thời gian khá dài. Những trạng thái tâm lý quyết định tính hiệu quả và giá trị của hành vi, hoạt động. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu một số trạng thái tâm lý thường gặp ở người như : trạng thái cân bằng, vui vẻ, buồn dầu, ngạc nhiên, cáu giận, phẫn nộ,…
2.1.2.1 Trạng thái cân bằng
Trong cuộc sống tâm lý, chúng ta luôn mong muốn mình được ở trạng thái tâm lý cân bằng. Khi ở trong trạng thái tâm lý cân bằng con người đạt được những sự ổn định về thể xác, sức khoẻ và tinh thần.
Trạng thái tâm lý cân bằng là trạng thái ở đó con người cảm thấy thoả mãn, hài lòng, không có những vướng bận phải suy nghĩ, lo buồn cũng không có nhưng sự hưng phấn nhất định. Họ cảm thấy ổn định, thoả mái cơ thể có sức khoẻ tốt, thể trạng tốt, thích thú cố gắng về thể xác và chịu đựng được những sự mệt nhọc, thường thì không có được những trạng thái tâm lý cân bằng ở những cơ thể mệt mỏi, ốm yếu. Ở trạng thái tâm lý cân bằng con người thiết lập được những mối quan hệ và ý niệm với những người khác và những sự vật, sự việc khá một cách khá rõ ràng, họ không quá thoả mãn những nhu cầu của bản thân và biết hài hoà phù hợp. Cũng trong trạng thái tâm lý cân bằng con người có thể suy nghĩ và hành động một cách hữu hiệu, họ biết những năng lực và năng khiếu của mình và sử dụng nguồn lực đó một cách tốt nhất cho những hoạt động sinh lợi. Họ tiến bộ thường xuyên trong những luyện tập bằng cách cố gắng đạt được mục đích đã ấn định trong một thời gian hợp lý. Họ có óc tưởng tượng và thích đi tìm những giải pháp khác ngoài những giải pháp truyền thống đã được đề xuất, họ tương đối ổn đinh, không quá tự tin, khôn g quá lo lắng, biết đương đầu với những sự không may và không biểu lộ sự thất vọng quá đáng.
2.1.2.2 Vui vẻ
Vui vẻ là trạng thái tâm lý tích cực, thích thú khi đang gặp việc hợp nguyện vọng hoặc điều làm mình hài lòng hơn mong đợi, khi ở trạng thái tâm lý vui vẻ người ta thường có những suy nghĩ và tính toán thoáng hơn bình thường, dễ chấp nhận với những yêu cầu hay đề nghị của người khác. Ở trạng thái tâm lý vui vẻ cơ thể cảm thấy khoẻ mạnh, tinh thần lạc quan, phấn khởi, gần như người ta thoát khỏi được những ràng buộc về cuộc sống cũng ở trạng thái tâm lý đó, theo các bác sĩ chuyên gia, trạng thái vui vẻ có lợi cho việc bài tiết các chất độc trong cơ thể, điều tiết sự hưng phấn của tế bào não và khả năng tuần hoàn máu. Trạng thái tâm lý vui
vẻ là trạng thái con người ta luôn muốn hướng tới vì sự thoả mãn, vì tính thoải mái và có ý nghĩa trên nhiều mặt của đời sống tâm lý, đời sống tình cảm và thể chất của chính họ.
2.1.2.3 Buồn rầu
Buồn thường được coi là trạng thái đối lập của trạng thái vui vẻ, đó là trạng thái tiêu cực, không thích thú của những người đang gặp trạng thái đau thương hoặc đang có điều không được như ý. Trong trạng thái buồn, con người ta thường có cảm giác thờ ơ với sự vật, sự việc và môi trường xung quanh, họ như bị rơi vào một thế giới riêng, suy nghĩ miên man tới những sự việc gây buồn trong họ. Trong trạng thái tâm lý buồn phiền người ta thường không có nhu cầu đòi hỏi, không có nhu cầu ăn uống, hoặc những nhu cầu khác, họ rơi vào tình trạng xấu hơn mức bình thường không muốn làm bất cứ việc gì, không muốn trò chuyện, không muốn đi đâu, thường chỉ thích nằm hoặc ngồi một chỗ. Trạng thái buồn thường xảy ra khi có việc đau thương, không như ý với chính bản thân chủ thể hoặc với những người thân, những người có tình cảm xấu sắc với chủ thể tâm lý.
2.1.2.4 Ngạc nhiên
Ngạc nhiên là tâm trạng bất ngờ, cảm thấy hoàn toàn mới lạ đối với mình, là lúc có những sự việc, sự vật xảy đến với bản thân hay với môi trường xung quanh mà không khi nào chủ thể nghĩ đến hay ít dự đoán tới. Một sự mới mẻ thực sự và bất ngờ, nó xảy đến quá nhanh khiến người ta không dự đoán được tiến trình hay ý niệm về những giai đoạn trung gian mà nó xảy ra. Về bản chất ngạc nhiên có thể chia nhỏ ra thành các tâm trạng khác nhau những tương ứng ở các cường độ lớn hơn bình thường, ví dụ : có thể là quá sợ hãi, quá vui mừng, quá sửng sốt,…
Thường xuất hiện ở chủ thể khi có những biến đổi đột ngột bên ngoài chủ thể tác động vào các giác quan của chủ thể một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Chủ thể có thể biểu hiện ngay trên khuôn mặt mình một cách vô thức như trợn mắt, nhăn trán, há miệng, …
2.1.2.5 Cáu giận
Cáu giận là tâm trạng tâm lý phấn khích, sẵn sàn có những phản ứng mạnh mẽ bằng lời nói hay bằng hành động thiếu suy nghĩ. Đó là tâm trạng bột phát khi gặp những chuyện, những sự việc diễn ra trái với ý mình, quá đáng với bình thường và chủ thể là người bất lợi trong những tình huống như vậy. Khi gặp những tình huống khách quan đem lại những sự bất bình, không đúng, không phù hợp con người sẽ thường nổi cáu, họ chuyển từ một tâm trạng đang có sang sự phản ứng mạnh mẽ hoặc phát ra bên ngoài hoặc diễn ra trong cơ thể và tâm lý một cách mạnh mẽ, biểu hiện thường là trợn mắt, mặt đỏ ửng, há miệng,… qua những cơn kích động, la hét, phá phách, tấn công người khác, đi với những hiện tượng sinh lý: tim đập nhanh, mặt đỏ lên hay tái mét, tay run; cao độ gọi là cơn khùng. Con người trong trạng thái tâm lý cáu giận thường có những hành động hoặc lời nói phản ứng lại một cách nhanh chóng theo suy nghĩ tức thì nhằm thoả mãn những phấn khích trong lòng, nhằm làm cho rõ những điều không hài lòng theo cách của mình, phản ứng quyết liệt để lấy thế chủ động và giành phần thắng.
2.1.2.6 Phẫn nộ
Là trạng thái tâm lý quá phấn khích, chủ thể gặp một vấn đề, sự việc bất thường có hại tới mình nên quá căm phẫn, uất ức tới mức có những hành động hay phản ứng mạnh mẽ với đối phương. Trong trạng thái này chủ thể không kiềm chế được bản thân, phấn khích nên tới cao trào, họ thể hiện bằng những lời hét to, những hành động cụ thể và biểu hiện mạnh mẽ,…