Tiêu chuẩn tính khả dụng

Một phần của tài liệu Kiểm thử và tiêu chuẩn, quy trình đánh giá chất lượng phần mềm quân sự (Trang 38 - 44)

3.1.Mục đích

Tiêu chuẩn này đánh giá khả năng phần mềm có thể sử dụng được, cụ thể hơn là phần mềm có thể hiểu được, học được, sử dụng được và hấp dẫn người sử dụng.

3.2. Các tài liệu liên quan

- Tài liệu Đặc tả yêu cầu người sử dụng phần mềm - Tài liệu Khảo sát

- Tài liệu Thiết kế chức năng - Tài liệu Thiết kế CSDL - Tài liệu hướng dẫn sử dụng - Tài liệu hướng dẫn quản trị 3.3. Căn cứ đánh giá

Việc đánh giá tiêu chuẩn Chức năng căn cứ vào các tài liệu đã nêu trong mục 3.3.2.

Chú ý rằng, nếu phần mềm không có các tài liệu này, hoặc thiếu đi một trong các tài

liệu đã nêu trong mục 3.3.2 thì việc đánh giá phần đó bỏ qua và cho điểm 0.

3.4. Định nghĩa

- Đánh giá thuộc tính Lợi ích: Người sử dụng nhận thấy sự cần thiết áp dụng phần mềm sẽ đem lại những lợi ích thiết thực và thực sự hiệu quả hơn trong công việc trước đây không sử dụng phần mềm.

- Đánh giá thuộc tính Có thể hiểu được: là việc đánh giá trên cơ sở người sử dụng phần mềm sẽ nhanh chóng nắm bắt được phần mềm dựa vào cách sử dụng và thực thi phần mềm cho công việc cụ thể.

- Đánh giá thuộc tính Có thể học được: là việc đánh giá dựa trên khả năng người dùng sẽ nhanh chóng thu được kiến thức về sử dụng và khai thác phần mềm.

- Đánh giá thuộc tính Hấp dẫn: là việc đánh giá khả năng phần mềm hấp dẫn , thu hút người sử dụng như giao diện đẹp, chức năng tiện dụng, cơ chế báo lỗi rõ ràng,

3.5. Trách nhiệm

3.5.1. Đối với đơn vị sản xuất phần mềm

- Cung cấp đầy đủ tài liệu có liên quan: tài liệu khảo sát, tài liệu đặc tả yêu cầu, tài liệu phân tích, thiết kế hệ thống, tài liệu hướng dẫn người dùng (nếu có), …

- Cung cấp hệ thống phần mềm và các tiện ích kèm theo.

- Hỗ trợ quá trình đánh giá khi có yêu cầu.

- Đối với các đơn vị đặt hàng phần mềm, đơn vị mua SPPM có sẵn trên thị trường - Phối hợp và hỗ trợ quá trình đánh giá.

3.5.2. Đối với đơn vị đánh giá

- Thiết lập đầy đủ thủ tục, quy trình thực hiện việc đánh giá phần mềm.

- Đưa ra kết quả có mức độ chính xác cao, phù hợp với thực tế.

3.6. Nội dung thực hiện

3.6.1. Lập kế hoạch, hồ sơ cho việc xây dựng và chuẩn bị tiền đánh giá - Chuẩn bị tài liệu đã nêu trong mục 3.2.

- Chuẩn bị các công cụ hỗ trợ việc đánh giá (nếu có).

- Chuẩn bị nhân sự cho việc đánh giá và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân tham gia đánh giá.

- Mô tả sơ bộ về việc đánh giá tiêu chuẩn Khả dụng đối với mỗi phần mềm.

- Thiết lập các trọng số cho tiêu chuẩn Khả dụng và các thuộc tính của tiêu chuẩn và từng tiêu chí của mỗi thuộc tính (xem 5.2.3). Đây là bước quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của việc đánh giá tiêu chuẩn này.

3.6.2. Thực hiện việc đánh giá

- Các thuộc tính chất lượng của tiêu chuẩn khả dụng:

Tiêu chuẩn Thuộc tính chất lượng

TCPM-CSDL-03.01 Lợi ích KHẢ DỤNG

TCPM-CSDL-03.02 Có thể hiểu được TCPM-CSDL-03.03 Có thể học được TCPM-CSDL-03.04 Hấp dẫn

- Quá trình thực hiện đánh giá tiêu chuẩn chất lượng Khả dụng được chi tiết hóa và đánh giá dựa trên các tiêu chí cụ thể như sau:

a. Lợi ích

* Khả năng thay thế các tác nghiệp trước đây

- Người sử dụng thực sự thấy phương thức làm việc truyền thống trên giấy tờ đã được thay thế bởi các chức năng của phần mềm.

- Việc đánh giá dựa vào tài liệu phân tích nghiệp vụ và tài liệu giải pháp. Thực hiện quá trình hỏi ý kiến và nhận xét của người sử dụng để nắm vững nội dung thực tế.

Căn cứ đánh giá: Việc đánh giá căn cứ vào tài liệu khảo sát, tài liệu giải pháp, các chức năng trên phần mềm, ý kiến của người sử dụng. Dựa trên ý kiến chủ đạo của người sử dụng để đưa ra kết luận về khả năng phần mềm đã thay thế cho các tác nghiệp trước đây.

5: Rất tốt; 4: Khá tốt; 3: Chấp nhận được; 2: Một ít; 1: Không tác dụng.

* Hiệu quả khi sử dụng phần mềm

- Người sử dụng thực sự thấy hiệu quả khi ứng dụng phần mềm vào trợ giúp cho công tác nghiệp vụ.

- Việc đánh giá dựa quá trình hỏi ý kiến và nhận xét của người sử dụng để nắm vững nội dung thực tế.

Căn cứ đánh giá: Việc đánh giá căn cứ vào tài liệu khảo sát, tài liệu giải pháp, các chức năng trên phần mềm, ý kiến của người sử dụng. Tính tỉ lệ chức năng thực hiện hiệu quả trong tổng số chức năng của phần mềm.

X=A/B, trong đó:

A: số chức năng người sử dụng thấy hiệu quả.

B: số chức năng thay thế tác nghiệp có trong chương trình.

5: Trên 90%; 4: Từ 75% - 90%; 3: Từ 50% - 75%; 2: Từ 20% - 50%; 1: Dưới 20%

b. Có thể hiểu được

* Tính dễ hiểu

- Là việc đánh giá mức độ người sử dụng chương trình có khả năng hiểu được chương trình thông qua những lần chạy thử, làm chủ hệ thống sau khi được đào tạo sử dụng.

- Căn cứ đánh giá: Căn cứ vào việc kiểm tra, lấy ý kiến trực tiếp từ người sử dụng, căn cứ vào kinh nghiệm của người đánh giá.

Đánh giá dựa trên việc chạy thử chương trình. Nhìn chung, tiêu chí này phụ thuộc vào kết quả kiểm tra lấy ý kiến từ phía người sử dụng.

5: Rất dễ hiểu; 4: Dễ hiểu; 3: Hiểu được; 2: Khó hiểu; 1: Rất khó hiểu

* Nhận biết dữ liệu vào ra

- Đánh giá khả năng nhận biết được dữ liệu đầu vào/ đầu ra của từng chức năng trong chương trình của người dùng.

- Việc đánh giá dựa trên việc kiểm tra từng chức năng. Đối với từng chức năng này, người sử dụng có thể dự đoán được dữ liệu đầu vào là gì, cần những gì và kết quả đầu ra thế nào.

- Căn cứ đánh giá: Việc đánh giá dựa trên việc kiểm tra trực tiếp phần mềm.

Tính tỉ lệ các chức năng NSD có thể nhận biết được dữ liệu đầu vào/đầu ra trong quá trình chạy thử

A=A/B, trong đó:

A: số chức năng người sử dụng nhận biết được.

B: tổng số chức năng trong chương trình.

5: Trên 90%; 4: Từ 75% - 90%; 3: Từ 50% - 75%; 2: Từ 20% - 50%; 1: Dưới 20%

* Quản trị phù hợp

- Đánh giá khả năng quản trị của phần mềm khi ứng dụng vào thực tiễn.

- Việc đánh giá dựa trên việc kiểm tra từng chức năng quản trị. Đối với từng chức năng này, người quản trị cần có những nhận xét về những yếu tố phức tạp cần giải quyết để đơn giản trong quá trình quản trị.

- Căn cứ đánh giá: Việc đánh giá dựa trên việc kiểm tra trực tiếp phần mềm, căn cứ vào việc kiểm tra, lấy ý kiến trực tiếp từ người sử dụng, căn cứ vào kinh nghiệm của người đánh giá.

Tính tỉ lệ các chức năng quản trị hoạt động phù hợp trong quá trình chạy thử A=A/B, trong đó:

A: số chức năng người quản trị thấy là phù hợp.

B: tổng số chức năng trong chương trình.

5: Trên 90%; 4: Từ 75% - 90%; 3: Từ 50% - 75%; 2: Từ 20% - 50%; 1: Dưới 20%

c. Có thể học được

- Việc đánh giá dựa trên nội dung tài liệu hướng dẫn sử dụng. Người sử dụng có thể đọc tài liệu hướng dẫn và căn cứ vào đó để đánh giá tiêu chí này.

- Căn cứ đánh giá: Dựa trên tài liệu Hướng dẫn sử dụng. Tính tỉ lệ các chức năng có hướng dẫn sử dụng.

X=A/B, trong đó:

A: số chức năng có hướng dẫn sử dụng.

B: số chức năng của chương trình.

5: Trên 90%; 4: Từ 75% - 90%; 3: Từ 50% - 75%; 2: Từ 20% - 50%; 1: Dưới 20%

- Đánh giá việc sử dụng tài liệu hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn quản trị, chương trình đào tạo đáp ứng được cách hiểu, cách vận dụng các chức năng trong chương trình vào trong quá trình trợ giúp công việc của người sử dụng.

- Việc đánh giá dựa trên việc kiểm tra phương thức hướng dẫn trong tài liệu với các thao tác người sử dụng. Các thao tác người sử dụng không thành thạo có thể nhanh chóng tra cứu trên tài liệu và tìm được phương hướng tiếp cận vấn đề.

- Căn cứ đánh giá: Việc đánh giá dựa trên việc kiểm tra trực tiếp phần mềm, căn cứ vào việc đánh giá tài liệu, đối chiếu thao tác người sử dụng, lấy ý kiến trực tiếp từ người sử dụng.

Tính tỉ lệ các chức năng có thể tìm kiếm và sử dụng được ngay theo tài liệu hướng dẫn

A=A/B, trong đó:

A: số chức năng người sử dụng nhận có thể tìm trong tài liệu và thực hiện được ngay.

B: tổng số chức năng thử kiểm tra trong chương trình.

5: Trên 90%; 4: Từ 75% - 90%; 3: Từ 50% - 75%; 2: Từ 20% - 50%; 1: Dưới 20%

* Thời gian học

- Đánh giá thời gian học cách sử dụng phần mềm.

- Căn cứ đánh giá: Việc đánh giá tiêu chí này mang tính tương đối. Người đánh giá có thể dựa trên việc thao tác trực tiếp phần mềm để đưa ra sự đánh giá cho tiêu chí này. Việc đánh giá thời gian tự học sử dụng phần mềm. Như đã nói trong phần mô tả, việc đánh giá căn cứ nhiều vào chủ quan của người đánh giá.

5: Rất nhanh; 4: Khá nhanh; 3: Bình thường/ vừa phải; 2: Chậm; 1: Quá chậm d. Hấp dẫn

* Giao diện

- Đánh giá mức độ thân thiện khi thao tác, sử dụng phần mềm.

- Căn cứ đánh giá: Dựa trên việc thao tác, sử dụng phần mềm. Đánh giá dựa vào các yếu tố như giao diện, bố cục chương trình, cách trang trí màn hình, … 5: Rất thân thiện; 4: Khá thân thiện; 3: Chấp nhận được; 2: Kém thân thiện; 1: Không thể chấp nhận được.

* Tiện dụng

- Đánh giá mức độ tiện dụng trong khi thao tác, sử dụng phần mềm.

- Căn cứ đánh giá: Dựa trên việc thao tác, sử dụng phần mềm. Người đánh giá phân tích và đánh giá trên cơ sở kinh nghiệm của mình

5: Rất thuận tiện; 4: Thuận tiện; 3: Chấp nhận được; 2: Ít thuận tiện; 1: Không thể chấp nhận được.

* Khó mắc lỗi

- Đánh giá khả năng phòng ngừa, cảnh báo lỗi.

- Căn cứ đánh giá: Dựa vào các thông báo lỗi, các bẫy lỗi trong code của chương trình Đánh giá dựa vào các cảnh báo lỗi có tác dụng thiết thực cho người dùng không, cách bẫy lỗi trong code của chương trình.

5: Rất đầy đủ; 4: Khá đầy đủ; 3: Nói chung là đủ; 2: Còn thiếu; 1: Quá thiếu hoặc không có

* Thực hiện chức năng

- Đánh giá dựa trên việc người sử dụng chương trình có sử dụng được các chức năng của chương trình hay không.

- Căn cứ đánh giá: Thao tác trực tiếp trên phần mềm.Tính tỉ lệ chức năng thực hiện thành công một cách dễ dàng. X=A/B, trong đó:

A: số chức năng dễ thực hiện thành công B: số chức năng có trong chương trình.

5: Trên 90%; 4: Từ 75% - 90%; 3: Từ 50% - 75%; 2: Từ 20% - 50%; 1: Dưới 20%

* Tùy chọn chức năng

- Đánh giá dựa trên khả năng người sử dụng có tùy chọn/tùy biến chức năng theo nhu cầu sử dụng của mình khi cài đặt, khi sử dụng chương trình.

- Căn cứ đánh giá: Dựa trên việc thao tác trực tiếp phần. Việc đánh giá dựa trên tính hợp lý của tùy biến. Nhìn chung, tiêu chí này phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của người đánh giá.

5: Hoàn toàn hợp lý; 4: Hợp lý; 3: Tương đối hợp lý; 2: Còn chưa hợp lý; 1: Không có hoặc không thể chấp nhận được

Một phần của tài liệu Kiểm thử và tiêu chuẩn, quy trình đánh giá chất lượng phần mềm quân sự (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w