2.2. Kiểm định tính hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam
2.2.2. Kiểm định thực tế với thị trường hiệu quả trung bình
Khi thị trường chứng khoán đạt hiệu quả ở mức thấp thì thông tin giá quá khứ không có ý nghĩa trong việc dự báo giá tương lai của chứng khoán do không mang lại thu nhập bất thường cho nhà đầu tư. Vấn đề tiếp theo được đặt ra là các thông tin công bố có khả năng dẫn tới thu nhập bất thường hay không. Các thông tin được xem là có tác động trực tiếp giá chứng khoán mỗi khi được công bố bao gồm:
+ Thông tin về kết quả kinh doanh: Kết quả của niên độ, cổ tức…
+ Thông tin về phát hành cổ phiếu: Thưởng bằng cổ phiếu, phát hành mới, chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu.
Kiểm định thị trường hiệu quả dạng trung bình tức là ta muốn kiểm tra xem tốc độ phản ứng của thị trường (mức độ điều chỉnh giá cả chứng khoán) trước các thông tin công khai và xem sau thời điểm công khai thông tin thì người sử dụng chúng có thu được lợi nhuận bất thường hay không.
Thông tin mới được công bố chủ yếu là các thông tin từ phía công ty có chứng khoán đang được giao dịch trên thị trường, đặc biệt là những thông tin từ báo cáo tài chính của công ty. Nếu thị trường hiệu quả dạng trung bình thì những thông tin từ báo cáo của công ty khi được công bố sẽ không giúp các
nhà đầu tư dựa trên những tin tức đó để tìm kiếm được lợi nhuận cao hơn các nhà đầu tư khác trên thị trường, ngược lại thị trường không đạt mức hiệu quả trung bình.
Nếu thị trường hiệu quả dạng trung bình thì giá cả chứng khoán sẽ phản ứng rất nhanh trước khi những thông tin về báo cáo của công ty được chính thức công bố nên không có sự thay đổi giá cả nào có thể được sử dụng để tìm kiếm lợi nhuận tăng thêm khi thông tin được công bố. Hoặc giá cả chứng khoán không có bất kỳ phản ứng nào do các thông tin được công bố không phải là những thông tin cần thiết.
Như vậy, có thể nói, khi thị trường hiệu quả dạng trung bình, thị trường đã dự đoán chính xác các thông tin sắp được công bố. Nhà đầu tư đã sử dụng các thông tin tức thời để đi đến quyết định mua hay bán chứng khoán trước khi thông tin chính thức được công bố.
Trong thực tiễn để xem xét liệu một thị trường có hiệu quả dạng trung bình hay không, thông thường người ta có thể xây dựng các mô hình kiểm định như mô hình phân tích phần dư,…Cũng có các nghiên cứu đưa ra các nhận xét về mức hiệu quả của thị trường bằng việc phân tích sự thay đổi giá cả thông qua quan sát biểu đồ giá, chủ yếu xem xét sự biến động giá xung quanh thời điểm thông tin được công bố công khai.
Thông tin sắp được công bố chính thức có thể được chia làm hai dạng là những thông tin tốt và thông tin không tốt. Nếu thị trường hiệu quả dạng trung bình, người đầu tư sẽ phản ứng với các luồng thông tin này trước khi thông tin được công bố và sự thay đổi giá cả sẽ là đáng kể, đến thời điểm công bố thông tin giá chứng khoán sẽ di chuyển đến một mức cân bằng mới sau đó giá chứng khoán sẽ hầu như không đổi nếu giả định chưa có thông tin bổ trợ nào khác.
Nếu thị trường không hiệu quả dạng trung bình thì có thể có xu hướng phản ứng thái quá của thị trường, hoặc tích cực, hoặc tiêu cực do thông tin đến một cách quá chậm hoặc thông tin không chuẩn.
Theo như biểu đồ trên, nếu giá có xu hướng như đường (1) và đường (2), trên thị trường, đối với các cổ phiếu cụ thể, có những cổ phiếu bị đánh giá trên giá trị khi thị trường có phản ứng quá tích cực, cũng có những cổ phiếu khi nhận được thông tin thì phản ứng quá tiêu cực làm cổ phiếu bị đánh giá dưới giá trị thực của nó. Tất cả những trường hợp đó làm nảy sinh cơ hội kinh doanh chênh lệch giá, tức là thị trường không đạt hiệu quả ở mức trung bình.
Thờ i gian Côn
g bố thông tin
(1) Phản ứng tích cực của thị trường
(2) Phản ứng tiêu cực của thị trường
G iá cổ phiếu
2.2.2.2. Trường hợp của Việt Nam
Từ các phân tích phần trên, để đánh giá mức độ hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam xem có hiệu quả ở mức trung bình không, trong phạm vi chuyên đề này tôi sẽ quan sát biểu đồ giá của một số cổ phiếu đã được xét đến trong mục trên khi kiểm định về thị trường hiệu quả ở mức yếu. Liệu đối với các công ty này có đạt đến hiệu quả ở mức trung bình hay không, hay vẫn chỉ dừng lại ở mức yếu.
Các công ty này có thể đại diện cho thị trường, với kết luận từ các mã cổ phiếu lớn này ta có thể kết luận cho toàn thị trường.
Quan sát biểu đồ giá cổ phiếu của các mã trên với xem xét sự thay đổi giá ở các mốc thời điểm công bố thông tin công khai liên quan đến các công ty:
1. Cổ phiếu ABT
(1): BCTC Q 3
(2): Báo cáo kiểm toán 2007
2. Cổ phiếu AGF
(1) BCTC Quý 3
(2) Báo cáo kiểm toán 2007
Cụ thể đồ thị của các mã cổ phiếu còn lại sẽ được đính kèm trong phần phụ lục 2.2.
Quan sát đồ thị về sự thay đổi giá cổ phiếu của các công ty này ta có nhận xét chung rằng trước khi có công bố thông tin thì giá cả của cổ phiếu biến động nhiều, tuy vậy sau khi có các công bố thông tin, giá chứng khoán của các mã cổ phiếu trên cũng cho thấy vẫn liên tục xảy ra các biến động, đối chiếu với biểu đồ chuẩn về thị trường hiệu quả ở mức trung bình ta thấy chúng dường như ở trạng thái phản ứng quá tích cực cũng như quá tiêu cực của thị trường trước các công bố thông tin.
Như vậy có thể kết luận rằng thị trường chứng khoán Việt Nam chưa đạt được hiệu quả ở mức trung bình, có nghĩa rằng ở phương diện thông tin, thị trường có vấn đề và nó không thể làm cho thị trường ở mức trung bình.
Nguyên nhân có thể do:
- Hệ thống công bố thông tin chưa đủ mạnh để chuyển tải thông tin từ các công ty niêm yết đến người đầu tư một cách chuẩn xác, đây chính là điểm yếu về năng lực cung cấp thông tin của toàn bộ hệ thống thông tin của các chủ thể tham gia trên thị trường.
- Thông tin công bố đưa ra không mang lại ích lợi cho người đầu tư, do nguồn tin từ các báo cáo có thể không chuẩn, đây chính là lỗi của công ty niêm yết làm mất lòng tin của người đầu tư.
- Người đầu tư không nhận thức được tầm quan trọng của các thông tin cũng như nguồn thông tin có sẵn trên thị trường mà họ cần quan tâm khi đánh giá về các cổ phiếu ở các thời điểm quyết định giao dịch, đây chính là điểm yếu của một bộ phận người đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam .
Tóm lại, trong chương 2 luận văn đã đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam bằng cả các phân tích định tính cũng như định lượng. Phần phân tích định tính đã cho thấy bức tranh tổng quan về thị trường, những nhận định được đưa ra dựa vào thực tiễn, với các số liệu cụ thể. Phân tích định lượng được đưa ra từ các kết quả kiểm định với các mô hình phù hợp với thực tế hoạt động cũng như từ các số liệu có được. Các kết quả về mặt định lượng cũng phù hợp với những phân tích định tính.
Chương 1 ...7 CƠ SỞ CỦA LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ...7
1.1. Quan niệm về thị trường hiệu quả...7 1.2. Lý thuyết và một số thực nghiệm quan trọng về thị trường hiệu quả ...12 a. Kiểm định thị trường hiệu quả theo lý thuyết bước ngẫu nhiên...18 b. Thực nghiệm về tính phân phối...20 c. Các kiểm định mô hình lợi suất kỳ vọng nhiều chứng khoán...20 a. Thông tin về việc chia tách cổ phiếu...24 b. Các nghiên cứu khác về việc công bố công khai...29 a. Cơ sở lý thuyết...31 b. Các kết quả thực nghiệm...33
1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu lý thuyết thị trường hiệu quả ...55 Chương 2...63 KIỂM ĐỊNH TÍNH HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM...63 2.1. Khái quát thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam...63
2.1.1. Những vấn đề chung về thị trường chứng khoán...63 2.1.2. Khái quát thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam...73 2.1.3. Các giai đoạn biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam...86 2.1.4. Đánh giá tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua...97 2.2. Kiểm định tính hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam...100
2.2.1. Kiểm định thực tế với thị trường hiệu quả thể yếu...102 2.2.2. Kiểm định thực tế với thị trường hiệu quả trung bình...115 Chương 3...124 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ CHO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM...124 3.1. Lý luận chung về điều kiện cần cho một thị trường hiệu quả theo EMH...124
3.1.1. Thị trường hiệu quả một cách tổng thể...124 3.1.2. Thị trường hiệu quả theo EMH...127
3.2. Nâng cao tính hiệu quả cho thị trường chứng khoán Việt Nam...129 3.2.1. Định hướng thị trường chứng khoán Việt Nam và quan điểm phát triển thị trường...129
3.2.2. Nhóm giải pháp đề xuất nhằm nâng cao tính hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam...130 3.3. Một số kiến nghị...159 KẾT LUẬN...161 TÀI LIỆU THAM KHẢO...163