Chương 3: Ứng dụng thử nghiệm trong điều tra xã hội học
3.4. Kiểm định giả thuyết
3.4.3. Kiểm định giả thuyết về tỷ lệ học sinh bị TNTT trước và sau can thiệp.55 Kết luận
p1: tỷ lệ học sinh bị TNTT trên tổng số học sinh của trường Quang Trung trước can thiệp.
p2: tỷ lệ học sinh bị TNTT trên tổng số học sinh của trường Quang Trung sau can thiệp.
Giả thiết rằng hai tỷ lệ này là tương đương nhau, nghĩa là p1 = p2. H0: ( p1 – p2) = 0
Hα: ( p1 – p2) < 0
Các tỷ lệ p1 và p2 được tính toán để thay vào công thức của thống kê kiểm định. Ta có:
ˆ1
p = n1/n = 52/811=0.064
(Với n1: tổng số học sinh bị TNTT trường Quang Trung trước can thiệp; n:
tổng số học sinh trường Quang Trung trước can thiệp) ˆ2
p = m1/m = 35/702 = 0.05
(Với m1: tổng số học sinh bị TNTT trường Quang Trung sau can thiệp; m:
tổng số học sinh trường Quang Trung sau can thiệp)
Do đó: qˆ1= −1 pˆ1= −1 0.064 0.936= , qˆ2 = −1 pˆ2 = −1 0.05 0.95= . Với ( p1 – p2) = 0, tức là D0 = 0, nên ta tính z như sau:
1 2
1 2 0 1 2 0
ˆ ˆ
( )
1 2
ˆ ˆ ˆ ˆ
( ) ( )
1 1
p p ˆ ˆ
p p D p p D
z
p p n m σ −
− − − −
= =
+
÷
Trong đó: ˆ 1 1 35 52 702 811 n m
p n m
+ +
= =
+ + = 0.058.
Thay giá trị này vào công thức trên ta có:
(0.064 0.05) 0
1 1
(0.058)(0.942)
702 811
z= − −
+
÷
= 1.162
Có độ tin cậy là 95%, α = 0.05. Giả thuyết không bị bác bỏ vì:
z < z0.05 = 1.645
Vì vậy, với α= 0.05 chúng ta bác bỏ được giả thuyết không. Điều này có nghĩa là hai tỷ lệ của học sinh bị TNTT sau can thiệp thấp hơn so với trước can thiệp. Thông qua kết quả kiểm định này, chúng ta có thể đưa ra nhận định rằng quá trình can thiệp đã đạt được hiệu quả đáng kể.
Kết luận
Thống kê là một môn khoa học về phương pháp thu thập, làm sáng tỏ và rút ra các kết luận thông tin thông qua các con số. Điều tra xã hội học chính là nghiên cứu các hiện tượng xã hội, từ đó sẽ đưa ra các quyết định, xây dựng khuôn mẫu xã hội có hiệu quả, lập kế hoạch và các chính sách trong tương lai. Phân tích thống kê
dữ liệu điều tra xã hội học chính là một quá trình quan trọng để hỗ trợ người nghiên cứu trong quá trình đưa ra quyết định và hoạch định chính sách. Có hai phương pháp thống kê đó là thống kê mô tả và thống kê suy luận. Quá trình tổng quát hóa là một bộ phận quan trọng của quá trình phân tích thống kê dữ liệu, và nó thường được trải qua các phép ngoại suy: ước lượng và kiểm định giả thuyết.
Trong bản luận văn này, đã đề cập được đến các vấn đề về điều tra xã hội học, các phương pháp thống kê dữ liệu và các kỹ thuật phân tích thống kê dữ liệu.
Bản luận văn này cũng đã xây dựng những thử nghiệm về thống kê suy luận là ước lượng và kiểm định giả thuyết trên bộ số liệu đã có. Thông qua phương pháp ước lượng, bản luận văn này đã thực hiện thử nghiệm ước lượng về sự hiểu biết trung bình của học sinh phổ thông về phòng tránh TNTT do bỏng của học sinh phổ thông, ước lượng sự khác nhau về mức độ hiểu biết trung bình của học sinh trước và sau can thiệp, ước lượng tỷ lệ học sinh bị TNTT. Áp dụng phương pháp kiểm định giả thuyết, bản luận văn này đã kiểm định một số giả thuyết về sự khác nhau về mức độ hiểu biết trung bình của học sinh về phòng tránh TNTT do bỏng trước và sau can thiệp, về tỷ lệ học sinh bị TNTT trên tổng số học sinh, và kiểm định giả thuyết về sự khác nhau về tỷ lệ học sinh bị TNTT trước và sau can thiệp và theo giới tính. Đây cũng chính là cơ sở để đánh giá hiệu quả của cuộc nghiên cứu.
Tuy nhiên, do giới hạn của đề tài, và hạn chế về thời gian, bản luận văn này chỉ đề cập đến một phần số liệu rất nhỏ của cuộc nghiên cứu mà chưa đánh giá được trên toàn bộ tổng thể các chỉ tiêu của cuộc nghiên cứu.
Kiến nghị những nghiên cứu tiếp theo
Trong nhiều nghiên cứu, mục tiêu đặt ra là thiết lập được mối quan hệ, được thể hiện qua một phương trình, để dự đoán hoặc ước lượng các trị số cụ thể của một biến, cho trước trị số của biến kia. Các đồ thị phân tán này là rất hữu ích trong việc xem xét một đường thằng sẽ thích hợp ra sao trong việc tổng kết mối quan hệ.
Trong luận văn này, em chưa tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn được về tương quan và hồi quy trong phân tích thống kê dữ liệu. Tương quan và hồi quy là những kỹ thuật thống kê rất cần thiết trong phân tích và đánh giá dữ liệu và rất quan trọng đối với người ra quyết định trong việc xác định mối liên quan giữa các biến.
- Tương quan: là phương pháp dùng để nghiên cứu mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến ngẫu nhiên.
- Hồi quy được dùng để xem xét mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến là biến độc lâp và biến phụ thuộc (chịu ảnh hưởng của biến độc lập).
Mục tiêu tiếp theo cho các nghiên cứu sắp tới đây sẽ xét đến vấn đề tương quan và hồi quy trong phân tích thống kê suy luận.