CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ ẢNH VIỄN THÁM
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ THUẬT TOÁN ỨNG DỤNG TRONG CSDL ẢNH VIỄN THÁM
2.1. Nâng cao chất lượng ảnh viễn thám
2.1.4. Kỹ thuật tăng cường đường gờ
Trong phân tích ảnh, người phân tích hay quan tâm đến việc nhận dạng các yếu tố dạng tuyến như các vết gãy địa chất, các chỗ giao nhau và các lineament hoặc các yếu tố nhân tạo dạng tuyến như: đường cao tốc, kênh đào...nhiều yếu tố dạng tuyến xuất hiện dưới dạng các đường song song tạo nên sự tương phản mạnh với nền chung của ảnh. Một số yếu tố dạng tuyến tạo nên sự tương phản giữa các vùng kề nhau. Đa số trường hợp, yếu tố dạng tuyến xuất hiện với các đường gờ với sự tương phản rõ ràng nên dễ phân biệt song cũng có yếu tố dạng tuyến xuất hiện mờ ảo khó nhận biết. Kỹ thật tăng cường độ tương phản có thể làm nhấn mạnh sự khác biệt về độ sáng cùng với các yếu tố dạng tuyến. Tất nhiên kỹ thuật này không chỉ sử dụng riêng cho việc làm nổi rõ yếu tố
dạng tuyến vì toàn bộ ảnh được làm tăng cường chất lượng chứ không chỉ riêng yếu tố dạng tuyến. Tuy nhiện, sử dụng các loại lọc sẽ cho phép làm nổi rõ một cách riêng biệt các đường gờ trên ảnh. Có hai kiểu lọc trên hình là lọc theo hướng (directional filler) và lọc không theo hướng (non directional filler) ngoài ra còn có hai kiểu lọc khác là lọc tầng số cao (high pass filltering hay high frequency filltering) và lọc tầng số thấp (low pass filltering hay low frequency filltering).
Hình 2.4. Lọc đường biên không theo hướng sử dụng filter laplacian Lọc không theo hướng .
Lọc lapalacian là kiểu lọc không theo hướng. Cửa lọc gồm 9 pixel với các giá trị 0 ở góc và -1 ở giữa cạnh . Ở trung tâm pixel có giá trị là 4.
Kết quả biến đổi của phép lọc là lần lượt làm thay đổi giá trị DN của các pixel ở trung tâm. Quá trình lọc là liên tục từ trái sang phải và từ phải sang trái, kết quả là từ dải pixel nguyên thuỷ đã tạo nên một dải tư liệu mới với các pixel mới các giá trị mới của các pixel cho phép làm tăng độ tương phản của các pixel ở vi trí có các đường gờ và như vậy các đường gờ sẽ nổi rõ trên ảnh .
Phần phía Nam của cao nguyên các vết gẫy hướng Tây bắc là không thấy rõ trên hình ảnh nguyên thuỷ và được làm rõ trên ảnh tăng cường .
Các vết gẫy hướng Bắc đôi chỗ thì nhìn thấy rõ trên ảnh tăng cường song phần lớn là bị lưu mờ bởi các vết gẫy hướng Tây Bắc.
Các yếu tố hình học như mạng lưới thuỷ văn, đường sông núi được thể hiện sắc nét và rõ trên ảnh được tăng cường .
Lọc theo hướng
Sử dụng phép lọc để làm nổi các hướng dạng tuyến trên hình ảnh với các cửa lọc khác nhau. Cửa lọc bên trái nhân với cos góc A (góc tính theo hướng Bắc của hướng cần làm tăng cường), cửa lọc bên phải nhân với sin A. Góc ở phần tư phía Đông bắc là âm bản còn góc phần tư phía Tây bắc là dương bản.
Cửa lọc được thể hiện bằng cách đưa vào dải tư liệu,( hình 2.5b) ở đó vùng độ sáng (DN=40) được tách biệt với vùng tối (DN= 35) dọc theo lineament hướng Đông bắc (A=45o). Mặt cắt AB có sự chênh lệch độ sáng DN=5 dọc theo lineament. Cửa lọc được thể hiện bằng cách nhân nó với dải của chính pixel trong từng khung của tư liệu nguyên thuỷ, hình 4b quá trình xử lý như sau:
- Đặt cửa sổ lọc vào bên phải trên các pixel nguyên thuỷ và nhân với giá trị của mỗi pixel tương ứng. Khi đó tổng của mỗi pixel là 10.
- Xác định sin của góc (sin = 45o= -0.71) và nhân với giá trị lọc của tổng (=10). Kết quả là tạo nên giá trị lọc là (-0.71x10=-7.1).
- Đặt filter bên trái lên dải các pixel và làm lại như vậy. Kết quả cũng cho giá trị lọc là -7.
- Cộng hai giá trị lọc đó (= - 14), giá trị này đặt thay cho giá trị pixel ở trung tâm của giá trị ban đầu. Kết quả của các bước đó thể hiện trên hình với các giá trị của các pixel và mặt cắt.
- Đem các giá trị được lọc cho mỗi pixel kết hợp với giá trị của các pixel ban đầu để tạo nên dải số liệu mới và mặt cắt mới nghĩa là tạo nên ảnh mới có các hướng được nổi rõ . Phương pháp lọc theo hướng được sử dụng hình học Landsat với hướng góc làm tăng cường là 55o Tây (A=55o), nhờ đó các đứt gẫy theo hướng Tây bắc được làm nổi rõ.