Giải pháp tăng cường khả năng huy động vốn từ phía các công ty Bất Động Sản.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vốn bất động sản ở Việt Nam hiện nay (Trang 30 - 32)

- Một vài điều về Quỹ tín thác bất động sản (REIT) Định nghĩa về REIT:

3.2. Giải pháp tăng cường khả năng huy động vốn từ phía các công ty Bất Động Sản.

Trong tình hình khó khăn hiện nay, DN đầu tư phát triển BĐS Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình với chiến lược bài bản để tránh thua lỗ, đóng cửa và phá sản. Trong đó, một công việc quan trọng cần làm là chủ động đánh giá thực lực kinh doanh của mình và tìm ra những điểm mạnh cơ bản để phát huy linh hoạt trong từng thời kỳ kinh tế

Theo các chuyên gia kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN đầu tư phát triển BĐS là điều tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập. Qua đó, giúp DN đầu tư phát triển BĐS trụ vững và phát triển trong những năm tới, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của cả nền kinh tế. Để đánh giá năng lực cạnh tranh của một DN đầu tư phát triển BĐS, cần phải phân tích được các yếu tố nội tại bên trong tác động đến năng lực cạnh tranh của DN như: chất lượng sản phẩm dịch vụ; sự đa dạng của dịch vụ cung cấp; nguồn nhân lực; khả năng phát triển thị trường; thương hiệu, uy tín; năng lực tài chính; năng lực tổ chức và quản trị DN đầu tư phát triển BĐS, hệ thống thông tin BĐS... Xét trên những khía cạnh đó thì hiện năng lực cạnh tranh của đa số các DN đầu tư phát triển BĐS Việt Nam còn yếu, thể hiện ở: quản lý kém, nguồn nhân lực chưa được đào tạo bài bản về lĩnh vực BĐS, thông tin BĐS thiếu minh bạch, hiệu quả công việc thấp, khả năng tài chính kém, chưa chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu, chưa có phương pháp tiếp thị thật sự hướng đến đúng nhóm đối tượng khách hàng của mình; chưa hiểu rõ và chấp hành đúng pháp luật. Sau đây nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng cường khả năng huy động vốn từ phía các công ty BĐS:

Thứ nhất, Nâng cao chất lượng trong khâu chuẩn bị dự án: Khâu chuẩn bị là một khâu cơ bản trong cả quá trình lập và thực hiện dự án. Tuy nhiên theo Bộ Kế hoạch Đầu tư nhận định thì khâu chuẩn bị dự án của các nhà đầu tư BĐS vẫn chưa thực sự được cân nhắc kỹ, các kế hoạch đề ra chưa sát với thực tế dẫn đến hàng loạt các dự án kể cả dự án lớn như Đường Hồ

Chí Minh, Nhà máy đạm Cà Mau, Nhà máy lọc dầu Dung Quất… khi đi vào thi công thì phải sửa đổi, chỉnh lại cho phù hợp với thực tế. Điều này gây ra sự chậm trễ cho tiến độ dự án, gây tổn phí phát sinh, đặc biệt đối với các DN, các nhà đầu tư BĐS thì việc chỉnh sửa, kéo dài dự án sẽ gây tổn thất lớn về vật chất của nhà đầu tư và cả lòng tin của khách hàng. Chính vì sự quan trọng của khâu chuẩn bị dự án như vậy nên muốn nâng cao khả năng huy động vốn thì các công ty đầu tư BĐS phải chú trọng tới chất lượng hồ sơ dự án, chuẩn bị phương án thiết kế, chuẩn bị các số liệu nghiên cứu sát với thực tế tạo nên sự chính xác cho dự án và phù hợp với điều kiện thực tế.

Trong qúa trình xây dựng dự án không chỉ nhắm tới mục tiêu đề ra mà cần phải tính đến các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình lập và thực hiện dự án để đưa ra các phương án lựa chọn giải quyết khó khăn. Một dự án hoàn chỉnh và chất lượng là một dự án không chỉ có tính khả thi mà còn phải đưa ra được nhiều lựa chọn để ứng phó với rủi ro có thể xảy ra. Thực hiện đuợc điều này thì tính hấp dẫn của dự án sẽ tăng lên, hiệu quả thu hút vốn cũng lớn hơn

Thứ hai, DN BĐS cần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và sự đa dạng của dịch

vụ cung cấp. Khi nguồn các sản phẩm BĐS ngày càng nhiều, thì chất lượng sản phẩm dịch vụ càng được khách hàng quan tâm. Chất lượng sản phẩm dịch vụ BĐS phải tương xứng với số tiền khách hàng đã bỏ ra. Vì vậy, cần phân bổ lại cơ cấu các sản phẩm của mình ở nhiều phân khúc, tập trung sản phẩm vào nhu cầu hiện tại của khách hàng, lấy số lượng bù đắp lợi nhuận.

Thứ ba, DN nên xây dựng bộ phận thông tin thị trường và thường xuyên theo dõi cập nhật đầy đủ diễn biến của thị trường. Đây là một công việc không phải là DN nào cũng có thể thực hiện tốt được trong khi thông tin thị trường BĐS kém minh bạch như hiện nay. Khi chưa có cơ quan nhà nước nào đứng ra tổ chức thu thập phân tích các thông tin thị trường, DN đầu tư phát triển BĐS nên lựa chọn đơn vị có uy tín để thoả thuận cung cấp những thông tin phù hợp và cần thiết cho DN của mình.

Thứ tư, DN cần nâng cao trình độ quản trị và đào tạo đội ngũ lãnh đạo, đội ngũ quản lý DN cần được chú trọng nâng cao những kỹ năng cần thiết và cập nhật những kiến thức hiện đại…Để có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, DN phải có chiến lược đào tạo, giữ và thu hút người tài. Đồng thời, DN cần chú trọng xây dựng chính sách đãi ngộ như chính sách lương, thưởng hợp lý để giữ ổn định lượng nhân viên của mình, nhất là những nhân viên giỏi. Ngoài ra, DN nên kết hợp với các trường đại học cao đẳng để tuyển dụng những sinh viên giỏi sắp ra trường nhằm xây dựng cho mình đội ngũ nhân viên trẻ, năng động có thể đảm nhiệm các vị trí chuyên môn quan trọng sau này.

Thứ năm, mở rộng kênh huy động vốn cho DN đầu tư phát triển BĐS. Nguồn vốn của các DN đầu tư phát triển BĐS hiện nay chủ yếu là từ các ngân hàng thương mại. Mặc dù các ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay nhưng các điều kiện cho vay lại khó khăn hơn trước nên rất ít DN đầu tư phát triển BĐS vay được từ kênh vốn chính này. Một số ít các DN phát hành cổ phiếu trên TTCK nhưng không huy động được nhiều vốn vì thị trường chứng khoán đang không ổn định. Vì thế DN nên đẩy mạnh công tác liên doanh, liên kết, sát nhập để phát triển.

Thứ sáu, DN đầu tư phát triển BĐS phải xây dựng cho mình một hình tượng tốt đẹp đối với công

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường vốn bất động sản ở Việt Nam hiện nay (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w