PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH SẢN XUẤT NẤM RƠM TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG TRUNG KIÊN QUẬN THỐT NỐT TP CẦN THƠ 4.1. MÔ TẢ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MẪU ĐIỀU TRA

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH tế mô HÌNH sản XUẤT nấm rơm tại PHƯỜNG TRUNG KIÊN QUẬN THỐT nốt THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 25 - 29)

3.1. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Thốt Nốt hiện nay là một quận ngoại thành của TP Cần Thơ. Trước đây, thời Pháp thuộc, Thốt Nốt là huyện thuộc tỉnh Long Xuyên. Từ năm 1954 đến 1975, Thốt Nốt là quận của tỉnh An Giang. Sau năm 1975 Thốt Nốt là huyện của tỉnh Hậu Giang, và sau đó là huyện thuộc tỉnh Cần Thơ (do Tỉnh Hậu Giang tách thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng kể từ năm 1991).

Từ ngày 01/01/2004, Tỉnh Cần Thơ tách thành TP Cần Thơ và Tỉnh Hậu Giang thì huyện Thốt Nốt cũng được tách thành hai huyện là Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh thuộc ngoại ô của TP Cần Thơ. Ngày 23 tháng 12 năm 2008, Chính phủ ra Nghị định số 12/NĐ-CP đổi huyện Thốt Nốt thành quận Thốt Nốt. Hiện tại quận Thốt Nốt gồm có các phường Thới Thuận, Thuận An, Thốt Nốt, Thạnh Hòa, Trung Nhứt, Trung Kiên, Thuận Hưng, Tân Hưng và Tân Lộc.

Về địa giới hành chính, quận Thốt Nốt tiếp giáp với các quận, huyện khác của TP Cần Thơ và với 2 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, cụ thể: phía Đông là sông Hậu ngăn cách với tỉnh Đồng Tháp; phía Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh và huyện Cờ Đỏ;

phía Nam giáp huyện Cờ Đỏ và quận Ô Môn; phía Bắc giáp tỉnh An Giang, Đồng Tháp.

Hình 1: Bản đồ hành chính quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ

(Nguồn: http://www.thotnot.vn/home/page/Gioi-thieu-chung.aspx)

Tính đến cuối năm 2008, quận Thốt Nốt có 11.780,74 ha diện tích tự nhiên và 160.580 nhân khẩu.

3.2. GIỚI THIỆU VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM NẤM RƠM 3.2.1 Giới thiệu về cây nấm rơm và quá trình phát triển sản xuất nấm rơm Nấm rơm, còn gọi là bình cô, lan hoa cô, ma cô…, là một trong những loại nấm ăn được sử dụng rất rộng rãi, có giá trị dinh dưỡng khá cao.

Trước đây, khi nghề trồng nấm rơm chưa phát triển, rơm rạ sau thu hoạch bị bỏ phí trên đồng ruộng, gây ách tắc các dòng chảy và làm ô nhiễm môi trường.

Việc khuyến khích nông dân tận dụng phế phẩm từ cây lúa để trồng nấm cũng đã được các địa phương, ngành chức năng tỉnh khuyến khích, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Qua đó không chỉ giải quyết được bài toán ô nhiễm môi trường nước do rơm thải xuống kênh rạch, đốt đồng khói bụi mà còn mở ra mô hình bền vững giúp cho hộ nghèo không đất, ít đất sản xuất có điều kiện nâng cao đời sống.

Việc trồng nấm rơm còn kéo theo các dịch vụ thu mua, sơ chế nấm, nuôi trồng meo nấm, mua bán rơm. Theo viện Rau quả Việt Nam , nấm rơm muối xuất khẩu đạt kim ngạch 8,4 triệu USD, tăng 86,7% so với 2008, sang tháng 1 năm 2010 với kim ngạch đạt lần lượt 1,2 triệu USD và 24,5 nghìn USD, tăng 220% và 27,8 lần so với cùng thời điểm 2009, tiếp đến là mặt hàng nấm rơm đóng lon với kim ngạch đạt 250 nghìn USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ 2009. Vì thế nghề sản xuất nấm rơm đã tạo ra nhiều công ăn, việc làm cho nông dân. Sản phẩm dư thừa sau khi thu hoạch là nguồn phân bón hữu cơ rất tốt cho các loại cây trồng khác.

3.2.2 Giới thiệu về mô hình sản xuất nấm rơm

Thời vụ: nấm rơm có thể trồng quanh năm, nhưng để có năng suất cao và thuận lợi thì nên trồng ngay sau khi thu hoạch lúa đông xuân (tháng 2 dương lịch) và từ đầu đến giữa mùa mưa, là lúc thời tiết thích hợp, chất lượng nước sông tốt. Trồng nấm vào những tháng nắng hạn và mưa nhiều đều không tốt cho nấm.

Nguyên liệu: Nguyên liệu sản xuất nấm chủ yếu là rơm rạ và những thành phần loại thải trong chế biến lâm sản như mạt cưa... do đó nguyên liệu trồng nấm thường dễ tìm và nguồn cung cấp khá dồi dào.

Chọn giống: Chọn meo giống là khâu quan trọng nhất có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất trồng nấm. Chọn meo giống tốt, đúng tuổi, không nhiễm tạp khuẩn sẽ cho năng suất cao và chất lượng nấm tốt. Bịch meo tốt là bịch meo có sợi tơ nấm màu trắng trong, mở nắp bịch có mùi tương tự như nấm rơm.

Cách chất mô nấm khi trồng: Rãi một lớp rơm đã ủ dày khoảng 20 cm lên mặt liếp, rồi tưới nước, đè nhẹ. Rãi meo giống dọc hai bên luống, cách mép luống 5-7 cm. Tiếp tục lặp lại thao tác trên cho lớp rơm thứ 2, thứ 3... Nếu ủ ba lớp thì phía trên không rãi meo giống, chỉ rãi rơm khô dày 4-5 cm. Vuốt mặt ngoài cho mô láng, gọn để khi thu hoạch nấm sẽ không làm hư các nụ nấm nhỏ gây ảnh hưởng đến năng suất.

Chăm sóc: Đối với nấm rơm, không cần dùng phân bón, vì rơm rạ khi phân hủy đủ cung cấp dinh dưỡng cho nấm phát triển. Theo dõi nhiệt độ và ẩm độ là khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất. Mùa mưa phải làm mái che sau khi dỡ áo mô, cần dùng nylon màu đen đậy lên để mô nấm giữ nhiệt, tăng nhiệt độ bên trong.

Khi kiểm tra mô nấm, thấy nhiệt độ tăng, rơm ủ thiếu nước thì dùng thùng tưới có vòi hoa sen tưới cho mô nấm, tránh dùng vòi nước mạnh sẽ làm hư những sợi tơ và nấm nhỏ. Nếu chỉ tăng nhiệt độ mà không thiếu nước, phải giảm rơm áo bị ướt thay bằng rơm khô để giảm sức nóng và thoát bớt nhiệt. Nếu khi kiểm tra mô nấm mà thấy nhiệt độ giảm, mô bị lạnh thì dừng tưới nước, dỡ bớt áo mô, mái che nắng... để giúp mô hấp thu được nhiều nắng.

Thu hoạch nấm: sau khi trồng 12 - 13 ngày thì thăm dò xem kích thước của nấm có đủ cỡ thì mới thu hoạch: dỡ rơm từ từ, không bới lung tung, nhặt những quả nấm đạt kích thước, để nguyên nấm nhỏ và phủ lại rơm rạ như cũ và tưới tiếp để thu hoạch đợt sau.

3.2.3 Tình hình chung diện tích sản xuất nấm rơm trong thời gian qua.

Kinh tế của Quận Thốt Nốt chủ yếu là nông nghiệp với các cây trồng chính là lúa, hoa màu và cây án trái. Trong số các cây hoa màu được trồng ở Quận Thốt Nốt thì cây nấm từ lâu đã là một loài cây hoa màu chủ yếu của người dân nơi đây. Trong số các làng trồng nấm rơm nổi tiếng ở quận Thốt Nốt, làng trồng nấm rơm Bích Giàm thuộc Phường Trung Kiên đã tồn tại rất lâu đời. Đó là một làng quê yên ả với

những khu vườn xanh mượt mà, hai bên đường rợp bóng tre xanh, với những luống nấm rơm vàng trong nắng. Người dân nơi đây chân chất thật thà, quanh năm chủ yếu làm bạn với ruộng đồng, mà đặc biệt là với cây nấm rơm nặng nghĩa nặng tình.

Nói về diện tích trồng nấm rơm, Thốt Nốt là một trong những huyện ngoại thành của TP Cần Thơ có diện tích trồng nấm rơm khá cao, trên 25ha mỗi năm. Trong đó, diện tích trồng nhiều nhất là ở xã Trung Kiên và xã Thuận Hưng. Hiện tại, 2 địa phương trên cung cấp ra thị trường 2-3 tấn nấm rơm/ngày. Mỗi hộ nông dân trồng khoảng 1000m2 – 3000m2. Vì nấm rơm 1 năm trồng 12 vụ, mà đặc điểm nấm rơm chắt ở đất đó rồi thì một năm sau trồng lại nấm mới đạt năng suất. Nên thường bà con trồng nấm rơm truyền thống thuê đất, và tận dụng cả đất gò, đất lộ, đất khô cằn để sản xuất.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH tế mô HÌNH sản XUẤT nấm rơm tại PHƯỜNG TRUNG KIÊN QUẬN THỐT nốt THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)