CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ CỦA
4.1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI DHG PHARMA CẦN THƠ
4.1.1. Tình hình quản lý nhân sự trong công ty
Qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, tình hình hoạt động của công ty đã dần dần đi vào ổn định và số nhân viên cũng không ngừng tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty. Cụ thể như sau:
- Theo khối chức năng
Bảng 2: TỶ LỆ LAO ĐỘNG THEO KHỐI CHỨC NĂNG CỦA DHG PHARMA CT QUA CÁC NĂM
Đvt: người
31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011
Khối chức năng
Số lượng
% Số
lượng
% Số
lượng
% Số
lượng
%
Khối văn phòng, phục vụ
416 31,66 428 30,57 422 26,02 527 30,85
Khối sản xuất 494 37,60 529 37,79 651 40,13 663 38,82
Khối bán hàng 404 30,74 443 31,64 549 33,85 518 30,33
Tổng cộng 1.314 100,0 1.400 100,0 1622 100,0 1.708 100,0 (Nguồn: phòng NS, DHG PHARMA CT)
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên - 27 - SVTH: Châu Thị Huyền Trân 0
200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800
2008 2009 2010 2011
Tỷ lệ lao động theo khối chức năng của DHG PHARMA CT qua các năm
Khối bán hàng Khối sản xuất Khối văn phòng, phục vụ
Hình 4: Tỷ lệ lao động theo khối chức năng của DHG PHARMA CT qua các năm
Nhìn vào bảng ta thấy, lực lượng lao động của công ty mẹ tăng qua các năm, cụ thể năm 2009 tăng 6,5 % so với 2008, 2010 tăng 15,9% so với 2009 và 2011 tăng 5,3% so với 2010. Tuy nhiên, số lượng phân bổ nhân viên của DHG PHARMA Cần Thơ không đồng đều. Cụ thể, lực lượng lao động tập trung nhiều ở khối sản xuất qua các năm, nếu như năm 2008 lực lượng lao động ở khối này là 494, chiếm 37,6% tổng LĐ thì tính đến thời điểm cuối năm 2011 đã tăng lên đến 663 lao động, chiếm 38,82%. Trong đó số lượng nhân sự tập trung ở các xưởng 5, xưởng 1 và tổng kho là nhiều nhất, chiếm tỉ lệ lần lượt là 21,8%; 15,0%
và 8,3% so với tổng lao động của công ty mẹ. Bên cạnh đó, thì khối văn phòng - phục vụ và khối bán hàng cũng có số lượng lao động tương đối nhiều và xấp xỉ nhau ở năm 2011. Nguyên nhân có sự phân bố này là do công ty đã bước đầu thực hiện tốt các giải pháp nâng cao chất lượng nhân sự theo kế hoạch đã đề ra.
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên - 28 - SVTH: Châu Thị Huyền Trân - Giới tính
Bảng 3: TỶ LỆ LAO ĐỘNG PHÂN THEO GIỚI TÍNH Ở DHG PHARMA CT NĂM 2011
Đvt: người
Tổng số LĐ LĐ nam LĐ nữ
Đơn vị Số
lượng % Số
lượng % Số
lượng %
Phòng quản trị tài chính 37 2,2 14 0,8 23 1,3
Phòng hành chánh 107 6,3 71 4,2 36 2,1
Ban Tổng giám đốc 3 0,2 1 0,1 2 0,1
Phòng cơ điện 69 4,0 69 4,0 0 0,0
Xưởng 1 256 15,0 187 10,9 69 4,0
Xưởng 2 91 5,3 32 1,9 59 3,5
Xưởng 3 115 6,7 51 3,0 64 3,7
Xưởng 4 93 5,4 63 3,7 30 1,8
Xưởng 5 373 21,8 156 9,1 217 12,7
Xưởng 6 59 3,4 45 2,6 14 0,8
Ban kiểm soát nội bộ 6 0,4 3 0,2 3 0,2
Phòng Công nghệ Thông tin 44 2,6 41 2,4 3 0,2
Phòng marketing 82 4,8 54 3,2 28 1,6
Phòng quản lý sản xuất 9 0,5 1 0,1 8 0,5
Phòng nhân sự 46 2,7 12 0,7 34 2,0
Phòng kiểm nghiệm 101 5,9 24 1,4 77 4,5
Phòng quản lý chất lượng 18 1,1 2 0,1 16 1.0
Phòng nghiên cứu và phát
triển 33 1,9 9 0,5 24 1,4
Phòng bán hàng 12 0,7 1 0,1 11 0,6
Phòng cung ứng 13 0,8 8 0,5 5 0,3
Tổng kho 141 8,3 105 6,1 36 2,1
Tổng 1.708 100,0 949 55,6 759 44,4
(Nguồn: phòng NS, DHG PHARMA CT)
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên - 29 - SVTH: Châu Thị Huyền Trân Tỷ lệ lao động nam nữ của DHG PHARMA CT
44.40%
55.60%
Nam Nữ
Hình 5: Tỉ lệ lao động phân theo giới tính của DHG PHARMA CT năm 2011
Về giới tính, tỉ lệ nam, nữ trên tổng lao động của công ty ở mức xấp xỉ ngang nhau. Tuy nhiên, giữa các phòng ban lại có sự khác biệt khá lớn. Điển hình như các xưởng sản xuất (xưởng 5), phòng Nhân sự, kiểm nghiệm và quản lý sản xuất phần lớn là lao động nữ, còn các phòng cơ điện, CNTT, marketing và tổng kho hầu hết là lao động nam. Có sự khác biệt như vậy là để tương ứng phù hợp với tính chất của từng công việc khác nhau trong công ty. Cụ thể là, giữa nam và nữ thì có năng lực và nhu cầu làm việc khác nhau.Điều này giúp cho các nhân viên có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, góp phần thúc đẩy sự thành công chung trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức.
- Cơ cấu tuổi
Bảng 4: CƠ CẤU TUỔI CỦA NV DHG PHARMA CT NĂM 2011 Đvt: người
Tổng số lao động LĐ nam LĐ nữ
Độ tuổi
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Dưới 30 841 49,2 493 28,9 348 20,4
Từ 30 – 39 725 42,5 359 21,0 366 21,4
>= 40 142 8,3 97 5,7 45 2,6
Tổng 1.708 100,0 949 55,6 759 44,4
(Nguồn: phòng NS, DHG PHARMA CT)
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên - 30 - SVTH: Châu Thị Huyền Trân
Cơ cấu tuổi của nhân viên DHG PHARMA CT
49.20%
42.50%
8.30%
Dưới 30 Từ 30-39
>=40
Hình 6: Cơ cấu tuổi của nhân viên DHG PHARMA CT năm 2011 Trong tổng số lao động của công ty thì số lao động dưới 30 tuổi có đến 841 người, chiếm 49,2%. Đây là lực lượng lao động chiếm đa số, là lực lượng đang ở độ tuổi sung sức nhất, nhiệt tình nhất và hầu hết đã qua đào tạo và thực sự có năng lực. Đó chính là vốn quý, là nguồn lực quan trọng để công ty phát huy năng lực của mình trong giai đoạn cạnh tranh và hội nhập.
Lực lượng lao động từ 30 – 39 tuổi có 725 người, hầu hết đều giữ vai trò quản lí, chiếm 42,5% tổng lao động. Còn lại là LĐ có độ tuổi từ 40 tuổi trở lên, chiếm 8,3% tổng LĐ. Đây là lực lượng đang ở độ tuổi chín muồi về kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, là lực lượng nòng cốt và có trách nhiệm nhất của công ty.
Lực lượng lao động này phù hợp với xu thế của thời đại, đặc biệt là với đặc điểm ngành Dược phẩm – một ngành đòi hỏi vừa có đạo đức, tri thức cao, vừa có sức khỏe để hoàn thành tốt công việc.
- Trình độ nguồn nhân lực
Bảng 5: TRÌNH ĐỘ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA DHG PHARMA CT
Đvt: người 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 Trình độ
Số lượng % Số lượng
% Số
lượng
% Số
lượng
%
Trên ĐH 16 1,2 18 1,3 31 1,9 19 1,1
Tiến sĩ Kinh tế 01 0,1 01 0,1 02 0,1 02 0,1
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên - 31 - SVTH: Châu Thị Huyền Trân Thạc sĩ Dược,
Hóa
02 0,2 04 0,3 05 0,3 04 0,2
Thạc sĩ Kinh tế 03 0,2 03 0,2 03 0,2 03 0,2
Dược sĩ chuyên khoa 1
10 0,8 10 0,7 21 1,3 10 0,6
Đại học 274 20,9 361 25,8 496 30,6 660 38,6 Đại học Dược,
Bác sĩ
47 3,6 49 3,5 52 3,2 76 4,4
Đại học Kinh tế 130 9,9 199 14,2 226 13,9 259 15,2
Đại học cơ khí 07 0,5 10 0,7 13 0,8 07 0,4
Đại học khác 90 6,8 103 7,4 205 12,6 318 18,6
Cao đẳng, Trung cấp
614 46,7 649 46,3 727 44,8 651 38,1
Công nhân kỹ thuật
19 1,4 26 1,9 25 1,6 26 1,6
Dược tá 38 2,9 0 0,0 0 0,0 0 0,0
PTTH 353 26,9 346 24,7 343 21,1 352 20,6
Tổng cộng 1.314 100,0 1.400 100,0 1.622 100,0 1.708 100,0 (Nguồn: phòng NS, DHG PHARMA CT)
Trình độ nhân viên DHG PHARMA CT
1.10%
38.60%
38.10%
1.60%
20.60%
Trên ĐH Đại học CĐ,TC
Công nhân kỹ thuật PTTH
Hình 7: Trình độ nhân viên DHG PHARMA CT năm 2011
Đội ngũ CB-CNV của công ty hầu hết là những đội ngũ có trình độ và tay nghề cao, họ có kinh nghiệm và có trình độ phù hợp với công việc đang đảm
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên - 32 - SVTH: Châu Thị Huyền Trân trách. Cụ thể, năm 2011, trong 1.708 lao động, có 19 lao động có trình độ trên Đại học, chiếm 1,1%; 660 lao động có trình độ Đại học, chiếm 38,6% và 651 lao động có trình độ Cao đẳng, Trung cấp, chiếm 38,1%. Điều này cho thấy lao động có tay nghề cao ở công ty chiếm tỷ lệ khá cao so với tổng lao động, một con số khá lý tưởng. Tuy nhiên, số lượng nhân viên có trình độ trên đại học so với các công ty dược vốn nước ngoài khác chỉ ở mức trung bình. Do đó, công ty cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân sự để tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đồng thời khẳng định lại vị trí thương hiệu nguồn nhân lực của mình trên tiến trình hội nhập.
- Doanh thu – năng suất lao động – thu nhập của CB-CNV
Bảng 6: DOANH THU – NSLĐ – THU NHẬP CỦA DHG PHARMA CT
Chỉ tiêu / năm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Doanh thu thuần (tỷ đồng) 1.496 1.706 1.903 2.304
Chi phí 158 165 165 192
Lợi nhuận thuần (tỷ đồng) 129 320 352 415
Lao động (người) 1.314 1.400 1.622 1.708
Năng suất lao động (tỷ đồng/người)
98,17 228,57 217,02 242,97
Thu nhập bình quân
(triệu đồng) 7,4 13,0 14,8 15,4
(Nguồn: phòng KT, DHG PHARMA CT)
Doanh thu của công ty trong năm 2008 là 1.496 tỷ đồng. Đây là một con số doanh thu rất cao. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của đơn vị là có hiệu quả. Hơn nữa, con số này lại không ngừng gia tăng, đến năm 2011, doanh thu đạt ở mức 2.304 tỷ đồng, gấp 1,54 lần doanh thu năm 2008, chứng tỏ sức mạnh cạnh tranh của công ty trên thương trường. Đó là cũng là một trong những lí do khiến công ty có thể tự tin, mở rộng quy mô hoạt động, kéo theo sự gia tăng số lượng nhân sự từ 1.314 năm 2008 lên đến 1.708 năm 2011, tăng xấp xỉ 30% và năng suất lao động cũng có xu hướng tăng dựa vào số lượng này tăng lên, đáp ứng nhu cầu và mục tiêu đặt ra của công ty trong giai đoạn 2012 – 2015 sắp tới về chính sách nhân sự.
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên - 33 - SVTH: Châu Thị Huyền Trân Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên được thực hiện thông qua việc điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên và mức độ thỏa mãn của họ đối với các nhu cầu chính yếu. Kết quả nghiên cứu như sau:
Bảng 7: NHẬN XÉT CỦA NHÂN VIÊN DHG PHARMA CT VỀ CÔNG VIỆC ĐANG THỰC HIỆN
NVQL NVSX NVVP,PV KHÁC
Tiêu chí
Số
TB ĐLC
Số
TB ĐLC Số
TB ĐLC Số
TB ĐLC - Mức độ yêu thích
công việc hiện tại 4,33 0,65 4,00 0,00 3,89 0,46 3,83 0,71 - Công việc hiện tại cho
phép phát huy tốt năng lực cá nhân
4,42 0,51 2.56 0,95 2,84 1,07 2,11 0,58 - Có động lực để sáng
tạo khi thực hiện công việc
4,33 0,78 3.22 0,47 3,21 0,54 3,06 0,54
- Được đánh giá tốt khi hoàn thành tốt công việc
4,33 0,65 3,39 0,70 3,53 0,84 3,00 0,59
Nhận xét chung 4,35 0,65 3,29 0,53 3,37 0,73 3,00 0,61 (Nguồn: Bảng câu hỏi điều tra mẫu)
- Nhận xét của CB-CNV DHG PHARMA CT về công việc đang thực hiện Công việc là một hoạt động sử dụng sức lực, chất xám của con người kết hợp với máy móc, công cụ, phương tiện hay con người khác để đạt được một mục tiêu nào đó của DN trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, để có một công việc phù hợp với sức lực và trí tuệ là một mối quan tâm không nhỏ của người lao động nói chung và nhà quản lí nói riêng. “Tuyển đúng người, cho đúng việc” từ lâu đã là một phương châm quen thuộc của nhà quản trị nhân sự. Theo bảng điều tra trên thì hầu hết các nhân viên của DHG PHARMA CT từ vị trí công nhân,
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên - 34 - SVTH: Châu Thị Huyền Trân nhân viên văn phòng, nhà quản lí… đều có sự yêu thích về công việc mà mình đang đảm trách với sự hài lòng ở mức tương đối cao. Tuy nhiên, khi xét đến từng tiêu chí trong công việc thì ở từng vị trí lại có mức độ yêu thích khác nhau. Cụ thể là ở vị trí NVQL thì có mức độ thỏa mãn cao nhất (số tb > 4,00) về những đặc điểm mà công việc mang lại như: cho phép phát huy năng lực, sáng tạo, được đánh giá cất nhắc,…Bên cạnh đó, NVVP và NVSX thì có mức độ hài lòng gần bằng nhau, nhưng ở mức tương đối thấp hơn so với NVQL ở các đặc điểm tương tự. Cụ thể, họ đánh giá thấp về tiêu chí cho phép phát huy năng lực của công việc hiện tại (số tb <3,00),… Điều này cho thấy công tác tuyển dụng và bố trí nhân sự của công ty là chưa thật hợp lí. Chính vì thế, việc xem xét bố trí vị trí nhân viên rất cần được sự quan tâm đúng mức từ phía các nhà quản trị.
4.1.2.Tình hình tuyển dụng nhân sự của công ty Quy trình tuyển dụng nhân sự tại DHG PH ARMA CT:
(Phòng ban/Xưởng &
BP Tuyển dụng)
(BP Tuyển dụng)
(Phòng ban/Xưởng &
BP Tuyển dụng) (Giám đốc nhân sự)
(Giám đốc nhân sự)
(Ban Tổng giám đốc)
(BP tuyển dụng)
(BP tuyển dụng)
(Phòng ban & BP
Hoạch định nguồn nhân lực
Tổng hợp nhu cầu nhân lực
Phiếu yêu cầu tuyển dụng
Phòng nhân sự xem xét
Kế hoạch tuyển dụng
Phê duyệt
Thông báo tuyển dụng
Nhận và xét hồ sơ
Phỏng vấn sơ tuyển
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên - 35 - SVTH: Châu Thị Huyền Trân Phiếu chấp nhận tuyển
dụng
Quyết định tuyểndụng Thử việc
Đánh giá sau thử việc Mời nhận việc Tuyển dụng)
(Phòng ban & BP Tuyển dụng)
(Đơn vị có nhu cầu tuyển dụng)
(BP Tuyển dụng)
(Đơn vị quản lý trực tiếp)
(Đơn vị quản lý trực tiếp)
(Phòng nhân sự)
Hình 8: Quy trình tuyển dụng nhân viên ở DHG PHARMA CT
Thực hiện nghiêm túc, bài bản các bước tuyển dụng với sự tham gia phỏng vấn của lãnh đạo đơn vị, bộ phận có nhu cầu và Giám đốc Nhân sự.
Nhìn chung, hằng năm DHG PHARMA CT đều tuyển thêm nhân viên, thông qua quy trình tuyển dụng có thể thấy lượng nhân viên được tuyển tăng lên phù hợp với quy mô sản xuất của công ty theo từng năm. Ta thấy số nhân viên không ngừng tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty.
4.1.3. Tình hình đào tạo và phát triển nhân sự của công ty
Sau quá trình tuyển dụng, bước tiếp theo thực sự quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp là đào tạo, huấn luyện nhân viên để thích nghi với công việc, tự tin hơn và làm việc thực sự có hiệu quả.
Hàng năm DHG PHARMA CT đều tổ chức nhiều chương trình đào tạo trình độ chuyên môn cho CB-CNV. Các nội dung đào tạo thường là:
Huấn luyện và kiểm tra cơ bản những kiến thức về Công ty; tập huấn an toàn nghề nghiệp, sức khỏe, bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy, sơ cấp cứu.
Đào tạo nâng cao kiến thức WHO - GMP, kiến thức chuyên môn nghiệp Phỏng vấn chuyên môn
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên - 36 - SVTH: Châu Thị Huyền Trân vụ cho các bộ phận: Cung ứng, Quản lý sản xuất, Quản lý chất lượng, Kiểm nghiệm, Marketing, Bán hàng, Quản trị tài chính, Quản trị nhân sự, Cơ điện, Nghiên cứu phát triển,...
Huấn luyện – nâng cao tay nghề – nâng bậc thợ đối với công nhân sản xuất.
Huấn luyện cán bộ lãnh đạo về kỹ năng quản lý, nghệ thuật lãnh đạo, kỹ năng làm việc tập thể, tổ chức hội họp....
Ngoài ra, hàng năm Công ty còn tổ chức huấn luyện dã ngoại theo từng nhóm tập thể như: Lãnh đạo, Nhân viên bán hàng, Đảng viên, Đoàn thanh niên, Công nhân theo từng tổ, từng xưởng nhằm nâng cao tính sáng tạo, tinh thần tập thể và rèn luyện khả năng chịu áp lực cao trong công việc.
Bảng 8: NHẬN XÉT VỀ ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN
NVQL NVSX NVVP,PV KHÁC
Tiêu chí Số
TB
ĐLC Số TB
ĐLC Số TB
ĐLC Số TB ĐLC
- Mức độ thực hiện tốt công việc
4,42 0,51 3,58 0,69 3,32 0,57 3,00 0,69
-Chương trình đào tạo của công ty là phù hợp với yêu cầu của công việc
4,33 0,65 2,95 0,97 2,56 0,95 2,17 0,71
- Đánh giá công tác đào tạo trong công ty là có hiệu quả tốt?
4,33 0,65 3,58 0,69 3,27 0,50 3,06 0,73
Nhận xét chung 4,36 0,60 3,37 0,78 3,05 0,67 2,74 0,71 (Nguồn: Bảng câu hỏi điều tra mẫu)
Tại DHG PHARMA CT, công tác đào tạo, huấn luyện của công ty phần lớn được các nhân viên đánh giá là khá tốt. Tuy nhiên, kết quả lại không đồng đều
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên - 37 - SVTH: Châu Thị Huyền Trân với từng vị trí khác nhau và dường như ở từng bộ phận thì nhu cầu được đào tạo là không giống nhau. . Điển hình nhất là vị trí nhân viên văn phòng với mức độ hài lòng tương đối thấp (stb < 3,00) về sự phù hợp của chương trình đào tạo trong khi các vị trí khác đều hài lòng ở mức cao (> 3,00). Nguyên nhân phần lớn là chưa có điểm chung giữa nhu cầu đào tạo của công ty và nhu cầu riêng của từng đối tượng nhân viên ở vị trí văn phòng. Công ty đào tạo nhằm tạo điều kiện cho nhân viên gia tăng hiệu quả công việc, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Người nhân viên thì mong được đào tạo để nâng cao chuyên môn khác hơn vị trí họ đang đảm nhiệm và so với định hướng của công ty thì không phù hợp. Vì thế công tác đào tạo trong công ty chưa được họ đánh giá cao (stb:
3,27) là điều tất yếu.
4.1.4. Tình hình đãi ngộ nhân sự trong công ty
Tất cả nhân viên chính thức của DHG PHARMA CT đều được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp phù hợp với Luật Lao động.
Chính sách lương, thưởng:
Tiền lương của người lao động hoàn thành đủ khối lượng và chất lượng công việc ở công ty gồm 2 khoản:
Lương cơ bản: theo thang, bảng lương nhà nước qui định bằng hệ số lương nhân với mức lương tối thiểu do nhà nước qui định trong từng thời điểm. Người lao động được nâng lương kịp thời hạn theo qui định của Luật lao động. Khi có điều chỉnh mức lương tối thiểu của Chính phủ thì Công ty cũng điều chỉnh mức lương và đóng BHXH đúng thời gian Nhà nước qui định.
Lương khoán: theo bảng lương công việc 4D được công ty ban hành.
Quỹ lương của công ty được xây dựng đơn giá tiền lương theo mức lương 4D và doanh thu. Tùy vào kết quả kinh doanh hàng tháng, Quỹ lương sẽ được trích lại để chi thưởng hoàn thành kế hoạch trong các dịp lễ và cuối năm.
+ Đối với khối sản xuất: theo năng suất lao động - lương khoán sản phẩm (hưởng lương theo số lượng sản phẩm tạo ra).
+ Đối với khối văn phòng, phục vụ: theo lợi nhuận đạt được của công ty.
+ Đối với khối bán hàng: lương 4D tính trên doanh số bán và công nợ quá
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên - 38 - SVTH: Châu Thị Huyền Trân thu về.
Ngoài tiền thưởng chung cuối năm những đơn vị có nhận chỉ tiêu mang lại hiệu quả cho công ty như bán hàng, quản lý nhãn hàng, kinh doanh nguyên liệu, tìm thêm khách hàng, tiết kiệm, giảm chi phí, nhận các công trình mang lại hiệu quả cho công ty sẽ được trích thưởng 10% trên lợi nhuận mang về công ty (sau khi trừ tất cả các khoản chi phí).
Bên cạnh đó, các chế độ bảo hiểm, ăn sáng, ăn trưa, ăn giữa ca, phụ cấp độc hại, bồi dưỡng ca 3 đều được thực hiện tốt tại công ty. Thu nhập bình quân của người lao động tại công ty ổn định ở năm 2008 và tăng mạnh trong năm 2009, 2010 và 2011.
Chính sách trợ cấp:
Ngoài tiền lương, tiền thưởng, người lao động ở DHG PHARMA CT còn được hưởng các khoản phụ cấp, trợ cấp khác theo lương tùy thuộc vị trí công tác, năng lực làm việc của mỗi người và kết quả hoạt động của Công ty. Các chế độ bảo hiểm như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm sinh mạng cho người lao động được Công ty thực hiện tốt. Công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ rất được quan tâm.
Hiện tại, DHG PHARMA CT vẫn duy trì chế độ ăn sáng, ăn trưa hàng ngày cho CBCNV trong Công ty. Bên cạnh đó, các chế độ ăn giữa ca, chế độ độc hại, bồi dưỡng ca 3 đều được đảm bảo tại Công ty.
Ngoài ra, những hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao thường xuyên được tổ chức tại Công ty giúp cho toàn thể CB-CNV gắn bó với nhau hơn, góp phần tạo nên bản sắc DHG PHARMA CT ; đồng thời nâng cao kiến thức về văn hóa, kinh tế, chính trị - xã hội ... nhằm xây dựng một tập thể lao động không những giỏi chuyên môn mà còn luôn quan tâm đến xã hội, cộng đồng.
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay, “làm thế nào để thu hút và giữ người lao động, nhất là những người giỏi?” luôn là một thách thức lớn cho các nhà quản lý doanh nghiệp. Việc thu hút nhân tài đã khó, việc giữ được nhân tài lại càng khó hơn. Cho nên chế độ đãi ngộ của DHG PHARMA CT dù đã khá hợp lý nhưng vẫn không thể giữ chân được tất cả những nhân viên gắn bó cùng