Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống lúa QR15 tại thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ (LV thạc sĩ) (Trang 21 - 24)

1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới và ở Việt nam

1.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa ở Việt Nam

1.2.2.1. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam

Việt Nam nằm trong vùng khí h ậu nhiệt đới, gió Mùa, nóng ẩm có thể xem là cái nôi hình thành cây lúa nước. Đã từ lâu, cây lúa trở thành cây lương thực chính, có ý nghĩa đáng kể trong nền kinh tế và xã hội của nước ta. Với địa bàn trải dài trên 15 vĩ độ Bắc bán cầu, từ Bắc vào Nam đã hình thành những đồng bằng châu thổ trồng lúa phì nhiêu, cung cấp nguồn lương thực chủ yếu để nuôi sống hàng chục triệu người (Nguyễn Văn Hoan, 2003) [15].

Người Việt Nam luôn tự hào về nền văn minh lúa nước của mình. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió Mùa, Việt Nam được coi là cái nôi hình thành cây lúa nước. Từ xa xưa, cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người dân Việt Nam (Bùi Huy Đáp, 2002) [11]. Cùng với địa hình trải dài trên 15 vĩ độ Bắc bán cầu, từ Bắc vào Nam đã hình thành những đồng bằng châu thổ trồng lúa phì nhiêu đó là Đồng bằng châu thổ sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, không những cung cấp đủ lương thực trong nước, mà hàng năm còn xuất khẩu hàng triệu tấn gạo sang các nước. Quá trình khai hoang phục hoá cùng với việc thâm canh tăng vụ

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

đã đưa tổng diện tích lúa thu hoạch của nước ta từ 4,74 triệu ha năm 1961 tăng lên 7,67 triệu ha năm 2000. Cùng thời gian đó, năng suất và sản lượng lúa cũng tăng lên rõ rệt nhờ vào công cuộc cải cách giống lúa và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về phân bón, tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh một cách hợp lý, đồng bộ. Tính từ năm 1961 đến năm 2005, năng suất lúa của nước ta tăng lên 2,8 lần. Giai đoạn tăng cao nhất là từ thập kỷ 80 đến nay. Điều này gắn liền với các tiến bộ mới trong thâm canh tăng năng suất lúa được ứng dụng rộng rãi trong thời gian này. Điều quan trọng hơn là việc chuyển đổi cơ chế quản lý đất đai, từ cơ chế hợp tác sang tư nhân hoá, lấy hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ đã khuyến khích người dân đầu tư tham canh sản xuất lúa. Sản lượng lúa của Việt Nam cũng vì thế mà tăng liên tục từ gần 9,0 triệu tấn năm 1961 lên 35,83 triệu tấn năm 2005 và đến nay đã đạt trên 44 triệu tấn. Từ một nước thiếu ăn phải nhập khẩu gần 2 triệu tấn gạo/năm trước đây, Việt Nam đã vươn lên giải quyết lương thực cho hơn 93 triệu dân ngoài ra còn xuất khẩu ra thị trường Thế giới hàng triệu tấn gạo/năm và luôn đứng trong danh sách các nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên Thế giới.

Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI nền sản xuất nông nghiệp của nước ta chuyển từ kinh tế tập thể lấy Hợp tác xã nông nghiệp quản lý và điều hành kế hoạch sản xuất, sang cơ chế lấy hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ vì vậy đã khuyến khích người dân đầu tư về công sức tiền của cho việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất, thâm canh tăng vụ vì vậy sản lượng lúa của Việt Nam không ngừng được tăng cao. Nước ta đã giải quyết cơ bản vấn đề thiếu lương thực, đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia và còn xuất khẩu gạo đứng thứ 2 Thế giới. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây diện tích trồng lúa có xu hướng giảm dần nguyên nhân chủ yếu là do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đã và đang làm cho diện tích đất nông nghiệp nói chung và đất trồng lúa nói riêng giảm đáng kể. Tuy diện tích giảm nhưng do công tác thủy lợi phát triển

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

nên đã tăng được diện tích gieo trồng vụ Xuân nên diện tích trồng lúa có sự tăng lên đáng kể những năm gần đây.

Ở miền Nam, vào giữa những năm 60, các giống lúa mới như IR8, IR5, IR20... đã được nhập nội để khảo nghiệm, và cho năng suất trung bình khoảng 35,8 tạ/ha (Nguyễn Thị Lẫm, 2000) [18].

Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam từ năm 2000-2013 Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn)

2000 7.666.300 42,432 32.529.500

2001 7.492.700 42,853 32.108.400

2002 7.504.300 45,903 34.447.200

2003 7.452.200 46,387 34.568.800

2004 7.443.800 48,212 35.887.800

2005 7.339.500 49,514 36.341.000

2006 7.324.800 48,912 35.826.900

2007 7.207.400 49,809 35.867.500

2008 7.400.200 52,336 38.729.800

2009 7.437.200 52,372 38.950.200

2010 7.489.400 53,416 40.005.600

2011 7.655.440 55,383 42.398.346

2012 7.753.163 56,315 43.661.570

2013 7.902.807 55,726 44.039.291

Nguồn: Faostat 2015 [41].

Qua kết quả bảng 1.2 cho thấy: từ năm 2000 đến nay diện tích gieo trồng lúa dao động từ 7,6 triệu ha đến 7,7 triệu ha năm 2013. Diện tích giảm dần từ năm 2000 đến năm 2007, sau đó lại tăng dần đến nay. Có sự dao động này là do việc thay đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với từng vùng sinh thái, từng loại đất để tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích và do tốc độ đô thị hoá diễn ra rất mạnh làm cho đất nông nghiệp bị thu hẹp lại.

Như vậy qua nhiều năm sản xuất chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong sản xuất lúa, diện tích, năng suất sản lượng không ngừng tăng.

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Có được kết quả như vậy là do Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đầu tư nhiều cho phát triển nông nghiệp như: xây dựng hệ thống kênh mương tưới tiêu, hỗ trợ giá thành về giống, phân bón và các vật tư, thiết bị khác phục vụ nông nghiệp, tăng cường công tác nghiên cứu, chọn lọc ra các giống lúa mới có năng suất cao và ổn định, chất lượng tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh tốt đưa vào sản xuất,… chính điều đó đã góp phần làm tăng đáng kể năng suất và sản lượng lúa, đáp ứng nhu cầu trong nước và một phần xuất khẩu ra nước ngoài đem về nguồn thu lớn cho đất nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống lúa QR15 tại thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ (LV thạc sĩ) (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)