Chiến lược phát triển giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG hồ CHÍ MINH về GIÁO dục và sự vận DỤNG của ĐẢNG vào sự NGHIỆP PHÁT TRIỂN GIÁO dục ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 22 - 33)

Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC

1.2. Chiến lược phát triển giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, đồng thời là nhà giáo, nhà văn hoá lớn của thế giới, Người sáng lập, đặt nền móng và chỉ đạo việc xây dựng nền giáo dục mới Việt Nam. Chỉ riêng về giáo dục, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng đã là một kho tàng, ở tầm chiến lược và ngày càng ngời sáng qua thực tiễn.

Nói đến tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, trước hết, phải nói đến tư tưởng giải phóng con người thoát khỏi tăm tối, lạc hậu, đưa dân tộc ta trở thành một dân tộc văn minh, tiến bộ. Đây vừa là mục tiêu, vừa là khát vọng "tột bậc" của Người.

Trong mỗi giai đoạn cách mạng, dù ở trong hoàn cảnh nào, Người cũng là chiến sĩ tiên phong đi vào phong trào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập ; giải phóng họ thoát khỏi ách áp bức bóc lột của thực dân phong kiến, thoát khỏi sự ràng buộc của hệ tư tưởng lạc hậu, tạo mọi điều kiện cho mỗi dân tộc và mỗi người dân đứng lên làm chủ nền văn hoá, làm chủ vận mệnh và tương lai của mình.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người kế tục và phát triển cao hơn cuộc đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ, dân trí của thế hệ những người Việt Nam yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Người đã tố cáo đanh thép chế độ thực dân Pháp trong việc làm cho dân ngu để trị, gieo rắc một nền giáo dục đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát, đòi quyền tự do học tập và thực hành giáo dục toàn dân. Đồng thời, Người đã dày công tìm kiếm, phát hiện và giới thiệu cho đất nước những nét tiến bộ mới của nền giáo dục kiểu mới của nhân dân lao động - nền giáo dục Việt Nam xã hội chủ nghĩa mang tính nhân đạo và tính dân chủ cao cả, bảo đảm cho sự phát triển toàn diện những năng lực sẵn có của con người.

Trong suốt thời gian lãnh đạo đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết". [20, 498] Người chỉ rõ cho chúng ta thấy mối quan hệ

biện chứng giữa giáo dục với cách mạng; giữa giáo dục với sự nghiệp giải phóng dân tộc và kiến thiết đất nước. Người khẳng định muốn giữ vững nền độc lập, muốn cho dân mạnh, nước giàu, thì mỗi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Muốn cho dân mạnh, nước giàu thì dân trí phải cao, phải đa dạng hoá các loại hình đào tạo, mở trường vừa học, vừa làm để tạo điều kiện cho người lao động, cán bộ, chiến sỹ được đi học.

Khi dân trí cao sẽ xuất hiện nhiều nhân tài tham gia xây dựng đất nước. Người chỉ cho chúng ta con đường đưa đất nước thoát khỏi cảnh yếu hèn - đó là con đường phát triển giáo dục. Người nói : "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu" và kêu gọi mọi người thi đua học tập để đưa dân tộc ta trở thành một dân tộc văn minh, tiến bộ.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nội dung cơ bản của giáo dục là phải đào tạo ra những con người xây dựng chủ nghĩa xã hội "vừa hồng vừa chuyên". Đây là một tư tưởng then chốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục. Người nhấn mạnh, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, mỗi cô giáo, thầy giáo phải là những chiến sỹ trên mặt trận đó. Nhiệm vụ của nền giáo dục cách mạng là: phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ đường lối chính trị của Đảng và Chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân. Giáo dục phải tạo ra được những người lao động mới. Đó là những người có lòng yêu nước nồng nàn, trung với nước, hiếu với dân, có đạo đức trong sáng, có chí khí hăng hái vươn lên, không sợ hy sinh gian khổ, có tinh thần gan dạ, dũng cảm, khiêm tốn, thật thà, cần cù, tiết kiệm, trong sạch, giản dị, có tri thức và sức khoẻ để trở thành những người chủ tương lai của đất nước, những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng

vừa chuyên.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của các cô giáo, thầy giáo đối với xã hội, Người cho rắng những người thầy giáo tốt là những người vẻ vang nhất, là những người anh hùng vô danh. Muốn được như vậy, các cô giáo, thầy giáo, trước hết, phải trau dồi đạo đức cách mạng, không ngừng rèn luyện chuyên môn, phải là tấm gương trong sáng để học sinh noi theo, phải gương mẫu từ lời nói đến việc làm, phải thương yêu chăm sóc học sinh như con em ruột thịt của mình,

phải thật sự yêu nghề, yêu trường, phải không ngừng học hỏi để tiến bộ mãi. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tin tưởng và mong muốn các thế hệ học sinh không ngừng cố gắng học tập và rèn luyện tốt để mai sau trở thành những người có ích cho Tổ quốc.

Ngay trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn của buổi đầu mới giành được độc lập, giữa lúc kinh tế kiệt quệ, thiên tai, nạn đói hoành hành, thù trong giặc ngoài ra sức chống phá để tiêu diệt cách mạng, Người kêu gọi toàn dân ra sức thực hiện đồng thời ba nhiệm vụ vô cùng trọng đại và cấp bách là diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm. Nhờ vây, từ chỗ hơn 95% mù chữ, dân ta đã trở thành một dân tộc có văn hoá, khoa học, đủ khả năng giành độc lập, tự do cho đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở những người làm công tác giáo dục phải nhận thức đúng tầm quan trọng của giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Do đó, các cấp uỷ, chính quyền, các ngành các giới, các đoàn thể quần chúng và toàn xã hội phải thật sự quan tâm đến phương châm giáo dục mới như: phát huy cao độ dân chủ trong nhà trường để tạo nên sự đoàn kết nhất trí giữa thầy với thầy, thầy với trò, trò với trò, tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường - gia đình - xã hội cùng cộng đồng trách nhiệm để phát triển giáo dục. Trong công tác quản lý giáo dục, Người đã chỉ thị phải đi sâu vào việc điều tra nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm. Chủ trương phải cụ thể, thiết thực, đúng đắn ; kết hợp chặt chẽ chủ trương chính sách của trung ương với tình hình thực tế và kinh nghiệm quý báu và phong phú của quần chúng, của cán bộ và của địa phương. Phải coi giáo dục thiếu nhi là một khoa học. Mặc dù bận trăm công nghìn việc, Người vẫn giành thì giờ để chỉ đạo cụ thể, sát sao các phong trào thi đua, như phong trào "dạy tốt, học tốt", đề xuất công tác Trần Quốc Toản, phong trào "kế hoạch nhỏ"... cho các cháu thiếu niên, nhi đồng nhằm tạo nên môi trường xã hội rộng lớn và thuận lợi cho công tác giáo dục.

Nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là phương pháp giáo dục con người toàn diện. Muốn xây dựng và hoàn thiện con người theo Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là giáo dục và tự giáo dục. Đây là phương pháp tốt nhất để đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam và làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em. Người đã nhấn mạnh muốn xây dựng

chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa và "vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người".[16, 222] Vì thế, nền giáo dục mới phải thực hiện phương pháp dạy và học mới để đạt được mục tiêu "Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Học để tu dưỡng đạo đức cách mạng, học để tin tưởng và Học để hành"[13,684]. Tư tưởng này không chỉ phản ánh truyền thống quý báu của dân tộc ta mà còn phản ánh yêu cầu vừa cấp bách, vừa lâu dài của đất nước trong tiến trình đi lên chủ nghĩa xã hội. Phương pháp giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh là phải chú trọng đủ các mặt ; đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất. Đây là những nhiệm vụ giáo dục hết sức cơ bản, gắn bó chặt chẽ với nhau, làm nền tảng cho sự phát triển con người Việt Nam mới. Nhà trường phải bảo đảm cho thế hệ trẻ vươn lên làm chủ kho tàng kiến thức văn hóa của nhân loại, trang bị đầy đủ vốn hiểu biết về văn hóa, tri thức khoa học, công nghệ. Thế hệ trẻ cần phải được giáo dục về lý tưởng và đạo đức xã hội chủ nghĩa – hạt nhân của nhân cách người lao động mới. Người căn dặn: Phải có phương pháp giáo dục tốt để giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên.

Ngay từ những năm bôn ba từ Châu Á sang châu Âu, Châu Phi và châu Mỹ La tinh và trong suốt thời kỳ lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nhận thức một cách sâu sắc về vai trò và vị trí của giáo dục. Nguời đã quan tâm, chăm lo mở mang, phát triển giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, của Đảng và của Nhà nước. Việc nâng cao dân trí toàn dân trở thành cơ sở, nền tảng và tạo điều kiện cho việc phát triển nguồn nhân lực con người có trí thức, trí tuệ cao. Để nâng cao trình độ dân trí cho toàn xã hội, trước hết phải làm cho toàn xã hội nhận thức đúng về vị trí, vai trò của giáo dục.

Trong Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường tháng 9 năm 1945, Người viết: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Lời dạy của Người đã đi sâu vào lòng dân, tạo thành động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho hàng triệu

thầy giáo và học sinh thi đua dạy tốt - học tốt. Bức thư Người viết đã trở thành chân lý của thời đại, hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển của các nước đi từ lạc hậu lên tiên tiến và hiện đại, từ nông nghiệp đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Ngày 08/09/1945, không đầy một tuần sau ngày độc lập, ba sắc lệnh quan trọng về giáo dục đã được ban hành:

1. Sắc lệnh 17/SL, thành lập nha Bình dân học vụ.

2. Sắc lệnh 19/SL, qui định mọi làng phải có lớp học bình dân.

3. Sắc lệnh 20/SL, cưỡng bách học chữ Quốc ngữ không mất tiền.

Trong bài viết “Chống nạn thất học” tháng 10/1945, Người đã viết: “Quốc dân Việt Nam! Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh, nước giàu,…mọi người Việt Nam phải có kiến thức mới có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hế phải biết đọc…Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ…Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo…”[12,, 36].

Cũng trong tháng 10/1945, Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 43 “Về việc thiết lập một Qũy tự trị cho Trường Đại học Việt Nam”, Sắc lệnh số 44 về “Thiết lập một Ban đại học Văn khoa tại Hà Nội”. Giữa tháng 10/1945, Người ký Sắc lệnh 34/SL thành lập Hội đồng cố vấn học chính

Trong Thư gửi học sinh năm 1945, Người cũng đã vạch ra đường lối xây dựng nền giáo dục mới khi đất nước giành được độc lập, đang tiến hành công cuộc kiến quốc và kháng chiến. Tư tưởng nổi bật trong Thư là xác định mục tiêu đào tạo và nhiệm vụ của thế hệ đối với sự phát triển của xã hội. Luận điểm này của Hồ Chí Minh được bổ sung, hoàn chính suốt trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, 15 năm đầu của sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và được tiếp tục phát triển về sau.

Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra, Hồ Chí Minh viết cho Bộ trưởng giáo dục bức thư ngắn, trong đó Người chỉ thị bất chấp có chiến

tranh, ngành giáo dục – cả Bình dân học vụ cũng như giáo dục phổ thong – phải hoạt động như thường, nhưng phải tùy hoàn cảnh mà bố trí cho hợp lý.

Năm 1947, là năm mà cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân mới bắt đầu, cuộc kháng chiến chống Pháp đang ở giai đoạn cực kỳ ác liệt. Nhà trường cần được cải cách cho phù hợp với yêu cầu và hoàn cảnh chiến tranh.

Tháng 7/1948, chỉ đạo Hội nghị giáo dục toàn quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có ý kiến với các đại biểu về các nội dung chủ yếu sau:

“1. Phải sửa đổi triệt để chương trình giáo dục cho hợp với sự nghiệp kháng chiến kiến quốc.

2. Muốn như thế chúng ta phải có sách kháng chiến và kiến quốc cho các trường.

3. Chúng ta phải sửa đổi cách dạy cho hợp với sự đào tạo nhân tài khánh chiến và kiến quốc.

4. Về bình dân học vụ, nhờ sự hy sinh cố gắng của nam nữ giáo viên đã có kết quả rất tốt đẹp. Bây giờ số đông đồng bào đã biết đọc, biết viết thì chúng ta phải có một chương trình để nâng cao them trình độ văn hóa phổ thong cho đồng bào.”[12, 462]

Tháng 9/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định nội dung nâng cao dân trí trong hoàn cảnh nước ta, Người viết:

“Vùng nào còn sót nạn mù chữ thì các bạn cố gắng thi đua diệt cho hết giặc dốt trong một thời gian mau chóng. Vùng nào đã hết nạ mù chữ thì các bạn thi đua để tiến lên bước nữa bắng cách dạy cho đồng bào:

1- Thường thức vệ sinh để dân bớt đau ốm

2- Thường thức khoa học để dân bớt mê tín nhảm 3- Bón phép tính để làm ăn có ngăn nắp

4- Lịch sử địa dư nước ta (Vắn tắt bằng thơ ca) để nâng cao long yêu nước.

5- Đạo đức của công dân để trở thành người công dân đúng đắn.” [13, 498]

Những bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục đã là những chỉ thị có tính chất định hướng cho cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất, tiến hành vào năm 1950. Cuộc cải cách lần này đã có những quyết sách rất quan trọng làm cho hệ thống giáo dục quốc dân có khả năng chuẩn bị tốt nguồn nhân lực cho công cuộc kháng chiến và kiến quốc lâu dài.

Tháng 7/1950, Đề án “cải cách giáo dục” lần thứ I đã được Hội đồng Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua với nội dung cơ bản sau:

Chuyển hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm thành hệ thống giáo dục phổ thông 9 năm.

- Đây là nền giáo dục của dân, do dân, vì dân.

- Mục tiêu giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân trung thành với Tổ quốc, có năng lực và phẩm chất phục vụ đất nước.

- Phương châm: Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn.

- Nội dung giáo dục phổ thông: Ngoài các môn Tiếng Việt, Toán, Văn, Lý, Hóa, Sinh, còn có các môn học mới như: Thời sự - Chính trị, Giáo dục công dân, tăng gia sản xuất.

- Bên cạnh giáo dục phổ thông còn có giáo dục Bình dân học vụ cả ba cấp cho người lớn, giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục đại học.

Thời kỳ này, việc dạy học trong điều kiện chiến tranh vô cùng gian khổ, thời gian học tập bị rút ngắn, nhưng chất lượng học lại tốt. Những học sinh được đào tạo trong thời kỳ này đều trung thành với Tổ quốc, nhiều người may mắn đã thành đạt, trở thành các cán bộ cốt cán trong Bộ máy Nhà nước và quân đội.

Năm 1955, 1956 là những năm tháng đòi hỏi phải chuẩn bị nguồn nhân lực mới và cần thiết cho công cuộc cải cách giáo dục mới hiện đại hơn và quy mô hơn.

Năm 1956, Hồ Chí Minh đã chỉ đạo cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai thắng lợi.

Ngày 31/10/1955 trong Thư gửi giáo viên, học sinh, cán bộ thanh niên và nhi đồng, Hồ Chí Minh viết: “Trước hết phải ra sức tẩy sạch ảnh hưởng giáo dục nô dịch của thực dân còn sót lại, như: Thái độ thờ ơ đối với xã hội, xa rời đời sống lao động và đấu tranh của nhân dân; học để lấy bằng cấp, dạy theo lối nhồi sọ. Và cần xây dựng tư tưởng: dạy và học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Nhà trường phải gắn liền với thực tế nước nhà, với đời sống của nhân dân. Thầy giáo và học trò, tùy hoàn cảnh và khả năng, cấn tham gia những công tác xã hội, ích nước lợi dân”.[16, 80]

Ngày 23/03/1956, tại Đại hội giáo dục phổ thông toàn quốc Hồ Chí Minh đã nói: “Các thầy giáo, cô giáo phải tìm cách dạy. Dạy cái gì, dạy thế nào để học trò hiểu chóng, nhớ lâu, tiến bộ nhanh. Dạy và học cần phải theo nhu cầu của dân tộc, của Nhà nước. Thầy dạy tốt, trò học tốt, cung cấp đủ cán bộ cho nông nghiệp, công nghiệp, cho các ngành kinh tế và văn hóa. Đó là nhiệm vụ vể vang của các thầy cô giáo”.[16, 138]

Tháng 3/1956, Đề án “cải cách giáo dục”của Hồ Chí Minh lần thứ II được Hội đồng Chính phủ thông qua với nội dung cơ bản sau:

- Thực hiện hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm. Điều này cho phép hòa nhập nền giáo dục nước ta với hệ thống giáo dục các nước xã hội chủ nghĩa.

- Mục tiêu: Đào tạo, bồi dưỡng thế hệ thanh niên và thiếu niên trở thành những người phát triển về mọi mặt, những công dân tốt, trung thành với Tổ quốc, những người lao động tốt, cán bộ của nước nhà, có tài có đức để phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên xây dựng chế độ chủ nghĩa ở nước ta, đồng thời để thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ.

- Phương châm: Liên hệ lý luận với thực tiễn, gắn nhà trường với đời sống.

- Nội dung: Giáo dục toàn diện, gồm 4 mặt: đức, trí, thể, mỹ.

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG hồ CHÍ MINH về GIÁO dục và sự vận DỤNG của ĐẢNG vào sự NGHIỆP PHÁT TRIỂN GIÁO dục ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 22 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)