Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tôn giáo đối với đồng bào Khmer ở tỉnh Trà Vinh trong quá trình

Một phần của tài liệu ĐẢNG bộ TRÀ VINH vận DỤNG tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH tôn GIÁO đối với ĐỒNG bào KHMER TRONG sự NGHIỆP đổi mới HIỆN NAY (Trang 76 - 83)

Để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của Phật giáo nam tông mang lại, cũng như để xây dựng khối đại đoàn kết hòa hợp dân tộc. Sau đây là một số giải pháp để giải quyết vấn đề trên :

2.5.1. Tp trung nâng cao nhn thc, thng nht v quan đim, trách nhim ca h thng chính tr và toàn xã hi v vn đề tôn giáo.

Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội có kế hoạch triển khai làm quán triệt trong nội bộ đảng và nhân dân, nhất là trong các vị chức sắc tín đồ các tôn giáo, làm cho mọi nguời nắm vững các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo và hoạt động tôn giáo. Từ đó, mọi người tự cảnh giác chấp hành và vận động mọi người cùng chấp hành, bảo đảm quan hệ hài hòa giữa tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng, giữa tín ngưỡng và pháp luật Nhà nước theo nguyên tắc “nghiêm cấm việc xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo, hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách Nhà nước”.

Các cấp ủy Đảng cùng các ban ngành tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nuớc, truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang của đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà, làm cho các vị chức sắc và đồng bào các tôn giáo có ý thức nêu cao tinh thần yêu nước, thực hiện tốt nghĩa vụ và quyền lợi của công dân, hòa hợp cộng đồng, tích cực thực hiện các chương trình hành động của Đảng bộ và chủ trương của Nhà nước, các chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa

phương, nâng cao cảnh giác, đấu tranh chống những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của địch.

Tôn trọng và bảo tồn các văn hóa tốt đẹp như: nghi lễ, kiến trúc, âm nhạc, lễ hộị của các tôn giáo, nhằm góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa của các tôn giáo, của quê hương, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phục vụ cho yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hướng dẫn cho các tôn giáo thực hiện tôn tạo, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự đúng qui định của pháp luật, đảm bảo an toàn trong quá trình thi công, tạo điều kiện cho các sư sãi Khmer vừa học chữ Pali giáo lý kết hợp với học bổ túc văn hóa để nâng cao trình độ. Phát huy những giá trị đạo đức lành mạnh, hướng thiện của tôn giáo, khuyến khích các hoạt động khám chữa bệnh, các hoạt động giúp đỡ những người bị thiên tai, đói nghèo, cưu mang trẻ lang thang, cơ nhỡ, đóng góp xây dựng trường học, trạm xá, cầu đường giao thông nông thôn, đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ người nghèo, quỹ khuyến học,..

Giữ gìn phát huy truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh và nhớ ơn những người có công với Tổ quốc, dân tộc và nhân dân, tôn trọng tín ngưỡng truyền thống của đồng bào có đạo. Thông qua đó, tạo mối giao lưu, gắn kết giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, tạo thành một khối đại đoàn kết thống nhất trong khối đại đoàn kết toàn dân. Đồng thời, đấu tranh chống tà đạo và những hoạt động mê tín dị đoan, các hủ tục lạc hậu và các hoạt động tôn giáo làm hại đến lợi ích của quốc gia và dân tộc.

2.5.2 Tăng cường công tác vn động qun chúng, xây dng lc lượng chính tr cơ s.

Tập trung xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn có đông đồng bào các tôn giáo ngày càng vững mạnh, đủ sức làm tốt công tác vận động các chức sắc, tín đồ tôn giáo thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hòa nhập cùng cộng đồng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế nông nghiệp và nông thôn tỉnh nhà,

tham gia thực hiện tốt cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và các phong trào thi đua yêu nước. Tiếp tục thực hiện tốt qui chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tranh thủ sự ủng hộ của các vị chức sắc tôn giáo trong việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Xây dựng mối quan hệ gắn bó, tin tưởng vào các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận các đoàn thể với các chức sắc tôn giáo, trao đổi, thông báo tình hình an ninh chính trị, kinh tế xã hội của địa phương, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, thăm hỏi các hoạt động tôn giáo, tạo sự gần gũi với các chức sắc, bà con tín đồ, khích lệ mọi người tham gia vào các phong trào của địa phương.

Thông qua các phong trào hành động cách mạng của địa phương, làm tốt công tác bồi dưỡng, giáo dục và kết nạp quần chúng tín đồ tiến bộ vào các tổ chức chính trị - xã hối, phát huy vai trò của các vị chức sắc tôn giáo, đồng bào tín đồ là đại biểu Hội đồng nhân dân, thành viên Mặt trận Tổ quốc các cấp. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức quốc gia dân tộc cho chức sắc, tín đồ Phật giáo Khmer Nam tông cũng như cho cán bộ và nhân dân về chủ quyền quốc gia và mối quan hệ đoàn kết Kinh - Khmer - Hoa anh em, bảo tồn, phát huy các giá trị, bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của đồng bào và khuyến khích đồng bào hạn chế, xoá bỏ những hủ tục, tiêu cực để hoà nhập vào xu thế phát triển chung của đất nước và thời đại.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tổ chức chính trị - xã hội ở Trà Vinh đối với công tác dân tộc – tôn giáo ở vùng đồng bào Khmer; kịp thời phát hiện, vạch trần và đập tan âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch đối với khối đại đoàn kết dân tộc.

2.5.3. Tăng cường công tác qun lý ca nhà nước v tôn giáo, đầu tư và thc hin các d án đẩy mnh phát trin kinh tế, văn hóa nhm nâng cao đời sng cho nhân dân, đặc bit vùng có đồng bào Khmer:

Các cấp chính quyền trong tỉnh nên cụ thể hóa các Nghị định, nghị quyết qui định về các hoạt động tôn giáo. Phân cấp quản lý và hoạt động tôn giáo một cách cụ thể, xây dựng cơ chế và lề lối phối hợp hành động giữa các ngành có liên quan đến hoạt động tôn giáo, tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng.

Trong giải quyết đơn từ của tôn giáo nói chung và của đạo Phật giáo nam tông nói riêng, Nhà nước, các cấp trong tỉnh phải thật chính xác, nhanh chóng, dứt khoát và đúng luật, xóa bỏ thủ tục, hoạt động rườm rà, phiền toái. Chống khuynh hướng thả nổi, thờ ơ vô trách nhiệm, tư tưởng mặc cảm, không quản lý hoặc bao che không xử lý những vi phạm.

Nhà nước tăng cường công tác đầu tư và thực hiện các dự án đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, phát triển sản xuất nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho nhân dân là một đòi hỏi khách quan, đồng thời cũng là biện pháp nhằm từng bước xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, từ đó làm cho nhân dân thực sự tin tưởng vào Đảng, Nhà nước – Người đã đem lại hạnh phúc, ấm no thực sự cho họ.

V kinh tế: Vận động đồng bào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất hai vụ lúa một năm, nhiều hộ gia đình đã kết hợp thâm canh cây lúa đồng thời trồng thêm hoa màu trên đồng ruộng mang lại hiệu quả cao. Chọn vật nuôi cây trồng chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu phát triển sản xuất đồng nghĩa với giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi, từ đó từng bước làm cho số hộ giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm xuống.

Để đưa năng suất lao động nông nghiệp vùng tôn giáo, ngoài chính sách đầu tư vốn của nhà nước cho hộ, xã viên trong sản xuất cần hướng dẫn, đào tạo, tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận, ứng dụng khoa học kỹ

thuật vào sản xuất nông nghiệp. Chú ý đưa những cây giống mới có năng suất cao, chống được sâu bệnh, dịch bệnh. Hướng dẫn cho nông dân sử dụng có hiệu quả các loại phân bón, thuốc trừ sâu, tạo năng suất thâm canh lúa màu, sử dụng máy móc phục vụ nông nghiệp nhằm giải phóng sức lao động chân tay cho người nông dân, đồng thời hạ giá thành trong chi phí sản xuất. Phát huy thế mạnh khu vực sản xuất hàng hóa làm cho nông thôn vùng tôn giáo sầm uất về kinh tế, việc phát triển hộ gia đình nông dân với mô hình hợp tác xã kiểu mới có tác dụng xóa bỏ được nghèo nàn làm thay đổi bộ mặt kinh tế, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân.

V văn hóa: Vận động đồng bào giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và thuần phong mỹ tục trong nhân dân, bảo vệ những di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Vận động nhân dân thực hiện tốt các công tác chăm lo sự nghiệp giáo dục ở địa phương, góp phần xây dựng quỹ “khuyến học”, vận động 100% trẻ em đúng độ tuổi đến trường. Cùng với pháp luật, kết hợp văn hóa là thế mạnh của vùng để đẩy lùi tệ nạn xã hội. Vận động bà con tín đồ, chức sắc xây dựng lối sống có văn hóa, thực hiện tốt nếp sống văn minh trong tiệc cưới, ma chay, lễ hội và đạo đức trong các quan hệ xã hội chủ nghĩa như: “Lòng tôn sư trọng đạo”, “lòng hiếu thảo biết ơn”, giáo dục ý thức cảnh giác, đấu tranh làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, góp phần đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững đất nước.

Bên cạnh đó, tỉnh cần đầu tư xây dựng một số trường học mẫu giáo cho con em đồng bào dân tộc vì hiện nay trường lớp còn phụ thuộc vào các trường Tiểu học của địa phương. Việc học ngữ văn Khmer cũng còn nhiều bất cập cả về chương trình, nội dung và kế hoạch giảng dạy so với nhu cầu thực tế đặt ra. Mặt khác, việc học và dạy chữ Khmer còn gặp nhiều khó khăn do chưa có chính sách khuyến khích giáo viên dạy chữ dân tộc ở các chùa, chính sách miễn giảm học phí cho các cấp học chưa được thực hiện đúng theo qui định của pháp luật. Trong sinh hoạt vận động quần chúng

giải trí cộng đồng, mỗi gia đình sống hòa thuận, yêu thương, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và một người công dân tốt nước Việt Nam.

2.5.4. Tăng cường đào to, bi dưỡng đội ngũ cán b làm công tác tôn giáo, đặc bit là cán b người dân tc Khmer .

Cán bộ làm công tác tôn giáo hiện nay phải là người vững vàng về chính trị, tư tưởng, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, và pháp luật của Nhà nước. Họ phải là những cán bộ có bản lĩnh và tính thích ứng cao để hoạt động có hiệu quả trong môi trường của quần chúng theo đạo. Họ là những người thấm nhuần sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, chính sách của Đảng ta về tôn giáo; họ luôn trung thành với mục tiêu của dân tộc và tổ quốc nhưng lại có thể sống hòa hợp trong môi trường cộng đồng người theo tôn giáo. Bởi vậy, họ phải được tăng cường bồi dưỡng, đào tạo chuyên sâu. Cán bộ hoạt động trong công tác vận động phải được lựa chọn kỹ lưỡng và bồi dưỡng chu đáo, trong quá trình tuyển lựa cán bộ cần gắn với quá trình bồi dưỡng và đào tạo. Đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo không chỉ được bồi dưỡng và đào tạo về kỹ năng chính trị, kỹ thuật, được trang bị lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà còn phải học tập để nâng cao trình độ mọi mặt, cần học văn hóa, lăn lộn với hoạt động thực tiễn trong các phong trào của quần chúng. Mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được thể hiện và thực hiện như thế nào, tất yếu phải có điều kiện đảm bảo cần và đủ. Các cấp ủy Đảng cũng cần quan tâm đối với những đảng viên là người có đạo, phân công và giao nhiệm vụ cụ thể, đồng thời tạo điều kiện giúp đỡ đảng viên có đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Có chế độ phân công, chỉ đạo và quản lí đảng viên trong quá trình tham gia sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, đảm bảo vừa làm tốt công tác quản lí đảng viên, vừa góp phần tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng tín đồ các tôn giáo, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đồng thời quan tâm công tác bồi dưỡng phát triển đảng viên ở địa phương có đông đồng bào các tôn giáo.

Bên cạnh đó, chúng ta nên chú trọng đào tạo cán bộ làm công tác tôn giáo là người dân tộc Khmer, vì thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo trong tỉnh là người dân tộc Khmer còn thiếu và yếu không đáp ứng đầy đủ đòi hỏi của thực tiễn.. Tuyển chọn những cán bộ, chức sắc có “đức cao, vọng trọng” và có uy tín trước đồng bào. Thực hiện tốt chính sách dân tộc và tôn giáo, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, của các dân tộc, tôn giáo;

quan tâm và giải quyết kịp thời những tâm tư, nguyện vọng chính đáng liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo của đồng bào; tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho sinh hoạt tôn giáo diễn ra bình thường trong khuôn khổ pháp luật.

Đầu tư tôn tạo các di tích, chùa chiềng; bảo tồn, phát huy các giá trị, bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp cho đồng bào dân tộc và khuyến khích đồng bào hạn chế, xoá bỏ những hủ tục, tiêu cực để hoà nhập vào xu thế phát triển chung của đất nước và thời đại.

Tóm lại, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Đối với tỉnh Trà Vinh, tỉnh có đông đồng bào dân tộc, tôn giáo nhất Nam bộ, thực hiện chính sách dân tộc gắn chặt với chính sách tôn giáo và ngược lại. Thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo là một nội dung quan trọng trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc ở Trà Vinh, đoàn kết giữa cộng đồng người Khmer và các dân tộc khác và cũng là vấn đề trọng tâm trong việc thực chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Trà Vinh nói riêng, vì một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.

Một phần của tài liệu ĐẢNG bộ TRÀ VINH vận DỤNG tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH tôn GIÁO đối với ĐỒNG bào KHMER TRONG sự NGHIỆP đổi mới HIỆN NAY (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)