Bố trí chung của xe tải Huyndai HD120 sau khi cải tạo
1 2 3 4
Hình 4-1 Tổng thể xe ôtô sau cải tạo
1-Xe cứu hộ; 2- Tời kéo; 3-Cần cẩu; 4-Sàn chở xe bị nạn
Xe tải cẩu là xe Hyundai sau khi đã cải tạo để lắp đặt cẩu URV 553. Nó bao gồm các chi tiết được cải tạo như sau:
– Lắp cẩu tự nâng hàng URV 553.
– Thiết kế thùng mới cho xe cứu hộ, thùng xe có kích thước mới.
– Sử dụng hộp trích công suất của ô tô tải Hyundai HD120.
– Bơm dầu thủy lực SHIMADZU đồng bộ theo cụm cẩu.
– Sử dụng tời kéo dùng động cơ thủy lực.
4.1 Phân tích phương án cải tạo xe
Với các thống số kĩ thuật của xe tải Huyndai HD120 và cẩu URV553 như đã nêu ở trên ta thấy khi lắp đặt cẩu lên thùng xe phải dời lùi ra phía sau làm cho chiều dài xe tăng. Do vậy ta cần giảm chiều dài của thùng xe để không làm thay đổi chiều dài xe. Đồng thời phải thiết kế lại thùng xe để phù hợp với mục đích chở xe bị nạn trên thùng xe.
21
Giảm chiều dài thùng xe về phía sau một đoạn: LNK = 650 [mm]. Ta cần thiết kế thùng hàng có kích thước Lt x Bt x Ht = 6750 x 2340 x 320. Lắp đặt lên xe tải.
Sau đó tính khối lượng mà xe có thể vận chuyển.
Khi lắp đặt cẩu và cải tạo thùng ta cần phải tính toán lại các mối liên kết giữa các bộ phận trên xe, kiểm nghiệm độ bền của thùng cải tạo cũng như các đặc tính động học, động lực học của xe sau khi cải tạo .Kiểm tra sự hoạt động của các cơ cấu trên xe khi tham gia vào hoạt động cứu hộ.
Sử dụng hộp trích công suất kiểu cơ khí nhận mô men trực tiếp từ hệ thống truyền lực của xe và truyền mômen đến hệ thống truyền lực bơm dầu, bơm dầu cung cấp dầu áp suất cao cho cần cẩu và tời kéo hoạt động.
4.2 Thiết kế thùng xe cứu hộ 4.2.1 Các chi tiết của thùng xe
Thùng xe cứu hộ được thiết kế chủ yếu là để chuyên chở xe bị nạn nên thùng cần đảm bảo được các yêu cầu chính sau:
- Đảm bảo diện tích đủ rộng để chở xe bị nạn mà không gây trở ngại khi đưa xe bị nạn từ mặt đất lên thùng xe.
- Cố định xe bị nạn một cách an toàn khi chuyên chở từ nơi xảy ra tai nạn đến nơi sửa chửa.
-Thiết kế gọn gàng nhưng vẫn đủ bền để lắp đặt tang tời kéo xe bị nạn.
Với các kích thước và yêu cầu như đã nêu ở trên thì ta dự kiến thùng hàng gồm có các chi tiết sau đây:
- Dầm dọc: Thép định hình : 2 thanh [120 - Dầm ngang: Thép định hình : 14 thanh [100 - Be sàn bên: Thép định hình : 2 thanh [100 - Sàn thùng: Thép tấm dày 2 [mm]
- Thành trước: Khung viền ngoài thép hộ -Gối chặn, thành bên, tấm trượt
22 4.2.2 Tính toán trọng lượng thùng xe
Hình 4-2 Kết cấu của thùng xe cứu hộ - Trọng lượng của 2 dầm dọc:
Chiều dài 2 dầm dọc gồm chiều dài của thùng và chiều dài để lắp đặt cẩu lên khung xe. Nên ta lấy chiều dài 2 dầm dọc là 7.40 [m].
Theo [1] thì 1m chiều dài của thép [120 có trọng lượng là 10,4 [KG] nên trọng lượng của hai dầm dọc là:
Gd = 2*7.4*10.4 = 153.9 [KG]
120
52
4,8
Hình 4-3 Tiết diện ngang của thép [120 - Trọng lượng của 14 dầm ngang làm bằng thép [120 là:
Gdn = 14* 2.34* 10.4 = 340.7 [KG]
- Trọng lượng của be bên sàn: Gbs
Trọng lượng của 1m chiều dài của thép [100 theo [1] là 8,59 KG Gbs = 2* 6.75* 8.59 = 116 [KG]
23
100
46
4,5
Hình 4-4 Tiết diện ngang của thép [100 - Trọng lượng sàn thùng: Gst
Gst = 0.002* 2.34* 6.75* ρt
Trong đó: ρt - Trọng lượng riêng của thép. Theo [1] ρt = 7800 [KG/m3] Do đó Gst = 0.002*2.34*6.75*7800
= 246.4 [KG]
- Trọng lượng thành trước: Gtr
+ Trọng lượng khung viền trước:
Gkv = Ltr* g t = (2.34+1,2)*2* 1.17= 8.3 [KG]
+ Trọng lượng khung viền hai bên:
Gtb = (6.7+0.6)* 2 * 1.17 = 17 [ KG]
Nên trọng lượng của khung viền:
Gtr = Gkv + Gtb= 8.3 +17= 25.3 [KG]
- Trọng lượng của các chi tiết còn lại như bản lề, mối hàn,... là:
Gcl = 24 [KG]
- Trọng lượng của tấm trượt đưa xe lên sàn:
4000
450
Hình 4-5 Kết cấu tấm trượt +Trọng lượng khung xương tấm trượt
G=(4*6+0.33*6*2)*1.17=33 [KG]
24 +Trọng lượng thép tấm lót
G=(0.45+0.12)*4*2*0.003*7800=107 [KG]
Gtt=140 [KG]
Như vậy trọng lượng của thùng xe thiết kế:
Gt = Gd + Gdn + Gbs + Gst + Gtr + Gtt + Gcl
= 153.9 + 340.7 + 116 + 246.4 + 25.5 +140 + 24 = 1048 [KG]
4.2.3 Tính bền thùng xe 4.2.3.1 Bố trí liên kết
Dầm dọc của thùng tải được đặt trên dầm dọc của khung và liên kết với dầm dọc khung xe bằng bu lông:
– Phía đầu của mỗi dầm dọc thùng , ở phần lót dưới thân cẩu, được hàn bản thép. Liên kết giữa mỗi bản thép và dầm dọc khung bằng 11 bu lông M12. Liên kết này chống không cho dầm dọc thùng trượt trên dầm dọc khung xe.
– Phân bố đều theo chiều dài thùng, mỗi bên lắp 5 bu lông quang M14. Liên kết này chống không cho dầm dọc thùng hở khỏi bề mặt khung xe.
Hình 4-6 Bulông quang M14
– Phía cuối thùng, mỗi bên lắp 1 chống xô có 2 bu lông M12 để tăng độ tin cậy.
4.2.3.2 Tính toán bu lông để chống thùng trượt dọc
Khi xe xuống dốc thì thùng xe có khả năng bị trượt dọc nhiều nhất, lúc này các bu lông liên kết thùng xe với khung xe có khả năng chịu ứng suất cắt lớn nhất.Với cách bố trí liên kết như trên, liên kết chịu tải chính là liên kết giữa bản thép và dầm dọc khung xe. Liên kết gồm 22 bu lông cỡ M12 chịu cắt. Giả sử bỏ qua các bu lông quang.
Như vậy, bu lông sẽ chịu ứng suất cắt lớn nhất khi xe đi trên đường xuống dốc và phanh ngặt.
25
Z1
Z2
a
V Pj
G
Hình 4-7 Sơ đồ các lực tác dụng lên thùng xe khi phanh đột ngột khi xuống dốc Như đã tính gốc lật giới hạn khi xe xuống dốc:
α’ = arctg hg
a = arctg 715' 1371
4003 0 – Chọn góc dốc tính toán 450
– Gia tốc phanh lớn nhất Jp (chọn gia tốc phanh lớn nhất khi phanh Jp = 6m/s2) C
c C - C
1 2 3
4
5
Hình 4-8 Liên kết dầm dọc thùng với khung xe ( nhờ bản thép )
1- Bát trên hàn với dầm dọc thùng; 2- Bu lông bát kẹp thùng; 3- Đệm; 4- Dầm dọc; 5- Dầm dọc thùng xe
– Lực quán tính tác dụng lên hệ {thùng + cẩu + hàng hóa} khi xe đầy tải Pq = Jp * Gc = 6 * 8320 = 49920 [N]
– Lực xê dịch cụm thùng do chuyển động xuống dốc:
Pα = Gc*g* sinα = 1048*9.8*sin450 =7265.7 [N]
26 – Hợp các lực làm xe dịch thùng:
P = Pα + Pq = 49920 + 7265.7 = 57185.7 [N]
– Giá trị ứng suất cắt trong thân bu lông (giả sử các bu lông chịu lực đều nhau):
τ = 22.98
4
*12
*π 22
57185.7 4
*d
*π n
P
2 2
b
[N/mm2]
Trong đó:
n : số bu lông liên kết giữa thùng xe và khung xe.
n = 22
db = 12 (M12) - Đường kính bu lông.
- Theo [1] vật liệu chế tạo bu lông là thép 45 có ứng suất cắt cho phép là:
[τ] = 100 [N/mm2]
Như vậy : τ < [τ]
Như giả thiết đưa ra, ta chưa xét đến sức liên kết của các bu lông quang mà ứng suất cắt tối đa sinh ra trong các bu lông là nằm trong giới hạn cho phép, như vậy ta kết luận các bu lông trong nhóm chịu cắt đủ bền.
4.2.3.3 Tính bu lông quang treo thùng xe chống trượt ngang
Khi ô tô chạy trên đường cong có bán kính R thì sẽ phát sinh một lực li tâm, lực ly tâm này có xu hướng làm lật xe theo hướng xa ra tâm quay, xe có xu hướng lật quanh bánh ngoài.
Để xét sự liên kết của các bu lông quang treo ta chỉ xét phần khối lượng phía trên khung xe ( Những thành phần mà khối lượng của chúng sinh ra lực ly tâm tác dụng lên bu lông quang khi xe quay vòng ).
Ta tính toán cho trường hợp ô tô đầy tải quay vòng ổn định trên đường vòng với góc nghiêng ngang của đường là bằng 0.
27
B B-B
1
2 3
4 5
Hình 4-9 Liên kết thùng xe với khung xe ( Nhờ các bu lông quang ) 1- Bát bulông quang thùng; 2- Bu lông quang thùng; 3- Dầm dọc thùng xe; 4-
Đệm; 5- Dầm dọc
Ta thấy khi xe quay vòng ổn định trên đường vòng thùng xe có khả năng bị trượt ngang do tác dụng của lực ly tâm.
– Lực quán tính li tâm khi xe quay vòng:
min 2 n t
ltn g*R
V
* a G
* m
P
Trong đó:
Pltn = m * a = (Gt *V2n ) / (g * Rmin) + Pltn : Lực quán tính li tâm.
+ a : Gia tốc của ô tô + m : Khối lượng ô tô
+ G : Tải trọng tác dụng của hệ : thùng + hàng + cẩu + Khối lượng bản thân ô tô khi toàn tải
Gh = 1048 + 1530 + 6790 = 9368.5 [KG]
+ Vn – Vận tốc giới hạn giới hạn (vận tốc nguy hiểm) khi xe quay vòng ổn định trên đường vòng
g min
n 2*h
C
* R
* V g Trong đó:
Vn: vận tốc giới hạn khi xe quay vòng ổn định trên đường vòng.
28
Rmin = 9.5 [m]: Bán kính quay vòng nhỏ nhất của xe.
C = 1.7 [m]: bề rộng trung bình của vết tiếp xúc của vết bánh xe sau.
Do đó :
1.371 7.6
* 2
1.7
* 9.5
*
Vn 9.81 [m/s]
Vậy nên lực quán tính li tâm của xe là:
5806.4 9.5
* 9.81
7.6
* 9368.5 P
2
ltn [KG]
– Để thùng không bị trượt ngang khi ô tô quay vòng trên đường thì:
VGt*f Pltn Trong đó:
V – lực siết của bu bông quang treo .
f – Hệ số ma sát giữa hai thanh dọc thùng xe với khung sat–xi. Theo [2]:
Ta chọn hệ số ma sát f = (0.15 ÷ 0.200) chọn f =0.18 Suy ra:
V = ltn Gt f
p = 9368.5 22889 18
. 0
4 .
5806 [ KG]
Vậy lực siết của mỗi bu lông quang treo là:
2288.9 10
22889 10
v V [KG] = 22889 [N]
Ứng suất kéo phát sinh trong mỗi bu lông:
σ = 4
*d π
v
2 = 2
d π*
4
* v
Trong đó:
d : Đường kính bu lông d = 12 [mm]
Do đó:
σ = 2 2
12 π*
4
* 22889 4
*12 π
22889 = 202.4 [N/mm2]
Ứng suất kéo cho phép của thép theo tài liệu [1]:
[σ] = 300 [N/mm2]
Như vậy so sánh ứng suất kéo phát sinh và ứng suất kéo cho phép ta thấy bu lông đủ bền.
29 4.3 Thiết kê lắp đặt cần cẩu lên xe
4.3.1 Tính năng kỹ thuật của cẩu
Hiện nay trên thị trường có các loại cẩu như: SOOSAN, UNIC, TADANO,MAEDA...Ta chọn loại cẩu UNIC để lắp đặt trên xe tải Huyndai HD120.
Cẩu UNIC có nhiều loại khác nhau như URV 230, URV 290, URV 340, URV 500, URV 540, URV 553…Mổi loại phù hợp với các loại xe khác nhau. Với các thông số của xe tải Huyndai HD120, ta thấy đây là loại xe tải cở vừa nên ta chọn loại cẩu sử dụng cho loại xe này là cẩu URV 553.
Cẩu URV 553 do hảng UNIC của Nhật Bản sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cẩu hàng hóa đặc biệt là những loại hàng hóa có khối lượng lớn đòi hỏi cần có sức lao động lớn, là loại cẩu có tuổi thọ cao, dễ lắp đặt, sửa chữa và bảo hành. Cẩu URV 553 được dẫn động bởi hệ thống thủy lực và điều khiển bằng các tay cần điều khiển đặt trên cẩu.
10 9
7
11 8
6 5
660 2370
2310 1938
3777
2190
4 3
1 2
UNIC 550
Hình 4-10 Cẩu URV 553
1- Bầu lọc dầu; 2- Nắp đổ dầu; 3- Thùng chứa dầu; 4- Đế cẩu; 5- Đoạn cần cẩu số 1; 6- Đoạn cần cẩu số 2; 7- Đoạn cần cẩu số 3; 8- Chân chống bệ cẩu bên phụ; 9-
Hộp giảm tốc xoay cẩu; 10- Chân chống bệ cẩu bên tài; 11- Đế cố định lắp cẩu .
30
Ta có các thông số kỹ thuật của cần cẩu như bảng sau:
Bảng 4-1 Các thông số kỹ thuật của cần cẩu URV 553
TT Thông số kỹ thuật Kí hiệu Giá trị Đơn vị
1 Chiều dài bao Lcc 3777 mm
2 Chiều rộng bao Bcc 2370 mm
3 Chiều cao bao Hcc 3626 mm
5 Chiều rộng khi thu chân chống A*c 2190 mm
6 Chiều cao, tính từ mặt tựa bệ
chân Htc 2319 mm
7
Khoảng cách tâm chân chống:
+ Khi thu hẹp + Khi duỗi tối đa
Ac(min) Ac(max)
2190 3800
mm mm 8 Chiều cao chân khi thu, tính từ
mặt bệ chân Hbc 565 mm
9 Chiều dài tựa của bệ chân Lbc 700 mm
10 Trọng lượng Gc 1530 KG
11 Khả năng xoay cần 360 độ
12 Góc nâng cần cực đại 78 độ
13 Tốc độ xoay cần quanh trục
đứng 2,5 rpm
14 Tốc độ chuyển động móc kéo
(cuốn cáp) 12,4 m/ph
15
Yêu cầu nguồn động lực:
- Dẩn động
- Giá trị áp suất dầu
- Lưu lượng dầu cung cấp Py
Qy
Trích lực, trích công suất
190 50
KG/cm2 Lít/ph
Tải trọng mà cẩu URV553 có thể kéo được phụ thuộc vào khẩu độ (bán kính) quay củng như là số tầng hoạt động của cẩu. Bán kính làm việc càng lớn thì trọng lượng nâng của cẩu càng nhỏ và ngược lại, cẩu này có thể hoạt động trong bán kính nhỏ hơn 8.13 [m] tính từ trục quay của cần cẩu và chiều dài tối đa của cần có thể vươn tới là 10.1 [m] tính từ mặt đất, tại tầng 1 sức nâng lớn nhất của cẩu đến 5050[KG]. Sau đây là bảng thông số vận hành chi tiết của cẩu URV 553.
31 Điều này được biểu diển qua bảng sau:
Bảng 4-2 Thông số vân hành của cẩu URV553 khi hoạt động ở tầng 1
Khẩu độ(m) 2.2 2.5 2.9 3.3
Tải trọng(tấn) 5.05 4.55 4.05 3.5
Bảng 4-3 Thông số vân hành của cẩu URV553 khi hoạt động ở tầng 1+2 Khẩu độ(m) 2.2 2.9 3.3 3.5 4.1 4.5 5 5.5 5.73
Tải trọng(tấn) 4.05 4.05 3.35 3.35 3.05 2.6 2.3 2 1.9 Bảng 4-4 Thông số vân hành của cẩu URV 553 khi hoạt động ở tầng 1+2+3 Khẩu độ(m) 2.2 4.1 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8.13
Tải trọng(tấn) 3.05 3.05 2.6 2.3 2 1.75 1.6 1.45 1.35 1.25
1
2 2
3 4 5
0 1 3 4 5 6 7 8
1o 10o
o
8.13 6
7 8 9 10 11
20 30o
40o
50o
60o
70o
78o
3.3 5.73 12
3.5 tan 1.9 tan 1.25 tan
Hình 4-11 Biểu đồ tải trọng và khẩu đồ cẩu URV 553
32
4.3.2 Các bước tiến hành lắp ráp cẩu URV553 lên xe
Xe tải Huyndai HD120 nguyên thủy với các thông số kỹ thuật như trên muốn lắp đặt được cẩu URV553 lên cần tiến hành cải tạo rồi mới có thể lắp đặt được. Như vậy trình tự các bước lắp ráp cẩu được tiến hành như sau:
- Tháo các bộ phận cần thiết phải tháo khi cải tạo như: Hệ thống điện ở phần sau và phía dưới thùng xe; bình chứa nhiên; thùng hàng.
- Tháo thùng nguyên thủy. Đóng thùng hàng có kích thước sàn: Lt x Bt x Ht = 6750x2340x320.
- Lắp đặt cẩu tự nâng hàng của hảng UNIC có nhản hiệu URV553 lên khung ô tô cải tạo. Sử dụng hộp trích công suất kiểu cơ khí nhận mô men trực tiếp từ hệ thống truyền động của xe Huyndai HD120. Bơm dầu thủy lực kiểu SHIMADZU đồng bộ theo cụm cẩu.
- Lắp đặt các bộ phận đã tháo ở bước đầu.
- Tổng kiểm tra thử xe.
Hình 4-12 Tổng thể xe sau khi lắp cẩu
33
4. 3.3 Tính toán và chọn các chi tiết trên hệ thống thủy lực dẫn động cẩu
Yêu cầu của hệ thống bơm cao áp phải đảm bảo áp lực dầu, lưu lượng dầu cung cấp cho hệ thống làm việc phải thỏa mãn:
-Áp suất: Py ≥ 190 [KG/cm2] Py ≥ 190 * 9.81*104 [N/m2]
-Lưu lượng: Qy ≥ 50 [lít/phút] 50/(1000 * 60) ≈ 0.83*10–3 [m3/s]
Môi chất làm việc là dầu thủy lực có trọng lượng riêng:
γd = 9.81 * 0.85 * 103 = 8.35*103 [N/m3]
Như vậy cột áp yêu cầu ( Tương ứng với áp suất Py ) Hy ≥ 43 2,23*103
10
* 85 . 0
* 8 . 9
10
* 8 . 9
*
190
py
[mét cột dầu]
Với cột áp yêu cầu như trên, cần công suất của bơm thủy lực là:
Ny = γd * Hy * Qy
= 8.35 * 103 *2.23 * 103 * 0.7 * 10–3 = 13.03 * 103 [W] = 13.03 [kw]
Nếu nguồn động lực thỏa mãn điều kiện: Nb ≥ Ny ; HB ≥ Hy thì có thể sử dụng để cung cấp vào van phân phối của cẩu.
Ta khảo sát hệ thống trích dẫn công suất trên ô tô và bơm thủy lực SHIMADUZU 23–2690 có các thông số đặc trưng:
+ Công suất làm việc: Nb =15 [Hp] = 11.19 [kw]
+ Giá trị áp suất làm việc: pb =190 [Kg/cm2] + Giá trị áp suất lớn nhất có thể cung cấp: pbmax= 2000 [Kg/cm2]
+Lưu lương bơm ở số vòng quay 1900 ÷ 2000 [vòng/phút]: Qb = 50 [lít/phút]
+ Điều khiển tách nối truyền động bơm: Cơ khí
Như vậy sử dụng bộ trích công suất và bơm thủy lực kèm theo cẩu SHIMADUZU 23–2690 hoàn toàn đảm bảo áp suất, lưu lượng, công suất cho cẩu làm việc tự nâng hàng.
4.3.4 Sơ đồ lắp đặt hệ thống thủy lực của cần cẩu Ta có sơ đồ hệ thống thủy lực của cần cẩu:
34
15 14
9 10 11 12 13
2 3
1 4 5 6 7 8
Hình 4-13 Sơ đồ hệ thống thuỷ lực của cẩu.
1. xylanh nâng chân chống bên trái; 2. xylanh nâng chân chống bên phải;3. bình chứa dầu; 4 .bầu lọc; 5 .bơm dầu; 6 . van an toàn; 7. môtơ thuỷ lực điều khiển quấn
dây cáp; 8. xylanh co duỗi tay cần; 9. van cân bằng; 10. môtơ thuỷ lực điều khiển cần cẩu quay quanh bệ cẩu; 11. cụm van hai thân; 12. van cân bằng; 13. xylanh
thay đổi góc nâng cần; 14. bể lọc; 15. môtơ thủy lực tang tời.
Cấu tạo hệ thống dẫn động cẩu bao gồm 02 phần:
+ Phần thứ nhất bao gồm hệ thống điện khí nén được lắp trên hộp số của động cơ nhằm điều khiển trích công suất của động cơ dẫn động bơm thủy lực.
35
+ Phần thứ hai là hệ thống bao gồm: Bơm, bình chứa, các cụm van phân phối, lọc dầu các động cơ thủy lực và các đường dầu để điều khiển hoạt động của các cơ cấu chấp hành trên cần cẩu.
Trục vào của bánh bơm được nối với trục ra của hộp trích công suất thông qua trục các đăng.
Nguyên lý làm việc của hệ thống cẩu:
+ Khi không cần cẩu làm việc thì công tắc ở vị trí tắt. Hệ thống trích công suất không làm việc.
+ Khi muốn trích công suất ra cho bơm hoạt động, đầu tiên ta ngắt ly hợp hoàn toàn, sau đó đóng công tắc. Lúc này đèn tính hiệu sẽ bật sáng, dòng điện qua cầu chì vào cuộn dây rơ le làm cho rơ le mở van khí nén, khí nén từ bình chứa và buồng chứa khí nén của bộ trích công suất, khí nén sẽ ép màng và đẩy trục gài khớp cho bánh răng nối trục ra của bộ trích công suất ăn khớp với bánh răng trên trục trung gian của hộp số. Khi đó làm cho bơm hoạt động, nó lấy dầu từ thùng chứa cung cấp cho tổng van phân phối, rồi dầu từ tổng van phân phối đi đến điều khiển dẫn động các động cơ thuỷ lực để dẫn động các cơ cấu chấp hành để thực hiện công việc cẩu hàng hoá.
Các động cơ thuỷ lực trên cẩu gồm các động cơ thuỷ lực rô to và các động cơ thuỷ lực pit tông. Cụ thể trên cẩu có:
– 01 động cơ thuỷ lực rô to được nối với hộp giảm tốc để dẫn động xoay cần cẩu.
– 01 động cơ thuỷ lực rô to nối với hộp giảm tốc để dẫn động tời quấn dây cáp để nâng hạ cần móc cẩu.
– 01 pittông thuỷ lực để thực hiện việc nâng hạ chân chống phía bên phải.
– 01 pittông thuỷ lực để thực hiện việc nâng hạ chân chống phía bên phải.
– 01 pittông thuỷ lực để thực hiện việc nâng hạ cần cẩu.
– 01 động cơ pittông thuỷ lực để thực hiện công việc vươn ra hay thu vào cần cẩu để tăng hay giảm bán kính nâng khi cẩu hàng.
Các động cơ thuỷ lực trên cẩu được cung cấp dầu từ tổng van phân phối. Trên tổng van phân phối cũng có đường dầu hồi từ tổng van phân phối về thùng chứa. Trên tổng van phân phối bao gồm các van điều chỉnh được theo hai chiều so với vị trí trung gian. Nghĩa là khi van ở vị trí trung gian thì đường chất lỏng công tác thông từ nguồn cung cấp đến động cơ thuỷ lực sẽ bị đóng lại, khi đó động cơ thuỷ lực không hoạt động và nó giữ nguyên vị trí đó. Khi ta kéo van về một phía nào đó so với vị trí trung gian thì dòng chất lỏng công tác sẽ thông qua để đi đến động cơ thuỷ lực và