CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2010 - 2014
1.1. Thực trạng của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 - 2014
1.1.2. Thực trạng về tính chất của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 - 2014
Trong phần này, tác giả nghiên cứu các cơ cấu của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nam Định từ năm 2010 đến năm 2014. Thông qua những cơ cấu được xem xét, có thể phản ánh ở mức độ nhất định thực trạng của tội phạm xét về tính chất [17, tr. 117].
Cơ cấu của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nam Định được tác giả xem xét theo những tiêu chí sau:
* Cơ cấu theo loại hành vi
Bảng 1.8: Cơ cấu theo loại hành vi Tổng số
người phạm tội
Tàng trữ trái phép chất ma túy
Vận chuyển trái phép chất ma túy
Mua bán trái phép chất ma túy
Chiếm đoạt chất
ma túy
Nhiều hành vi
248 168 2 50 0 28
100% 67,7% 0,8% 20,2% 0% 11,3%
(Nguồn: Số liệu thống kê từ 205 bản án HSST)
Biểu đồ 1.7: Cơ cấu theo loại hành vi
(Nguồn: Số liệu thống kê từ 205 bản án HSST)
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ, ta thấy tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy ở Nam Định tập trung chủ yếu vào hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, chiếm tới 68,5%; đứng sau đó là hành vi mua bán trái phép chất ma túy, chiếm tỷ lệ 20,2%; tội phạm có nhiều hành vi (tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy) chiếm tỷ lệ khoảng 11,3%; hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy chiếm tỷ lệ nhỏ nhất với 0.8%
* Cơ cấu theo loại tội phạm (theo khoản 3 Điều 8 BLHS)
Trên cơ sở nghiên cứu 205 bản án hình sự sơ thẩm với 248 người phạm tội bị xét xử về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy của Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Nam Định trong vòng 05 năm, tác giả có bảng thống kê sau:
Bảng 1.9: Cơ cấu theo loại tội phạm Tổng số người
phạm tội Tội nghiêm trọng Tội rất nghiêm trọng
Tội đặc biệt nghiêm trọng
248 201 26 21
100% 81% 10,5% 8,5%
(Nguồn: Số liệu thống kê từ 205 bản án HSST)
Như vậy tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy ở Nam Định tập trung chủ yếu vào loại tội nghiêm trọng, theo khoản 1 Điều 194 BLHS, chiếm 81%; tội rất nghiêm trọng theo khoản 2 Điều 194 BLHS chiếm 10,5%; tội đặc biệt nghiêm trọng theo khoản 3, khoản 4 Điều 194 chỉ chiếm 8,5%.
Biểu đồ 1.8: Cơ cấu theo loại tội phạm
(Nguồn: Số liệu thống kê từ 205 bản án HSST)
* Cơ cấu theo loại và mức hình phạt đã được áp dụng
Bảng 1.10: Cơ cấu theo loại hình phạt đã được áp dụng Tổng số người
phạm tội Tù có thời hạn Tù chung thân Tử hình
2832 2812 11 9
100% 99,3% 0,4% 0,3%
(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định)
Qua bảng số liệu thống kê chính thức của Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 - 2014 cho thấy: Trong tổng số 2.832 bị cáo đã bị xét xử về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, hầu hết các bị cáo đều bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn với 2.812 bị cáo, chiếm 99,3%; chỉ có 11 bị cáo, chiếm 0,4% bị áp dụng hình phạt tù chung thân; và 9 bị cáo, chiếm tỉ lệ 0,3% bị áp dụng hình phạt tử hình. Ta có thể hình dung rõ hơn qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 1.9: Cơ cấu theo loại hình phạt đã được áp dụng
(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định)
Bảng 1.11: Cơ cấu theo mức hình phạt tù có thời hạn đã được áp dụng Tổng số người
phạm tội
Từ 02 năm đến 7 năm
Trên 07 năm đến 15 năm
Trên 15 năm đến20 năm
2812 2412 358 42
100% 85,8% 12,7% 1,5%
(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định)
Biểu đồ 1.10: Cơ cấu theo mức hình phạt tù có thời hạn đã được áp dụng
(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định)
Từ bảng số liệu và biểu đồ, ta thấy trong số 2.812 bị cáo bị xử phạt tù có thời hạn, có 2.412 bị cáo bị xử phạt tù từ 02 năm đến 7 năm, chiếm đa số, với 85,2%; có 358 bị cáo bị xử phạt tù từ trên 7 năm đến 15 năm, chiếm 12,7%; 42 bị cáo bị xử phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm, chiếm 1,5%. Như vậy, mức hình phạt tù chủ yếu mà các bị cáo phải chấp hành là từ 02 năm đến 7 năm.
* Cơ cấu theo hình thức thực hiện tội phạm
Bảng 1.12: Cơ cấu theo hình thức thực hiện tội phạm Tổng số vụ Đồng phạm Phạm tội riêng lẻ
205 28 177
100% 13,7 % 86,3 %
(Nguồn: Số liệu thống kê từ 205 bản án HSST)
Như vậy, ta thấy tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy ở Nam Định chủ yếu được thực hiện dưới hình thức phạm tội riêng lẻ, chiếm 86,3%; hình thức phạm tội đồng phạm chỉ chiếm 13,7%.
Biểu đồ 1.11: Cơ cấu theo hình thức thực hiện tội phạm
(Nguồn: Số liệu thống kê từ 205 bản án HSST)
* Cơ cấu theo chất ma túy
Bảng 1.13: Cơ cấu theo chất ma túy Tổng số
vụ Hêrôin Ma túy tổng hợp Thuốc phiện + cần sa Nhiều loại
205 161 39 1 4
100% 78,5 % 19 % 0,5% 2%
(Nguồn: Số liệu thống kê từ 205 bản án HSST)
Biểu đồ 1.12: Cơ cấu theo chất ma túy
(Nguồn: Số liệu thống kê từ 205 bản án HSST)
Ta thấy, đa số chất ma túy mà cơ quan chức năng thu giữ được từ các vụ phạm tội là hêrôin với 161 vụ, chiếm 78,5%. Chất ma túy tổng hợp bị thu giữ cũng chiếm một lượng đáng kể với 39 vụ, chiếm 19%. Chỉ có 1 vụ cơ quan chức năng thu giữ được thuốc phiện, chiếm 0,5%. Số vụ có nhiều loại ma túy (heroin và ma túy tổng hợp) là 4 vụ chiếm 2%.
* Cơ cấu theo số lượng các chất ma túy
Bảng 1.14: Cơ cấu theo số lượng các chất ma túy
Tổng số Hêrôin Ma túy tổng hợp Thuốc phiện + cần sa 17030,536 gam 16505,695 gam 435,924 gam 88,917 gam
(Nguồn: Số liệu thống kê từ 205 bản án HSST)
Qua kết quả tác giả thống kê được từ 205 bản án HSST, tổng số lượng các chất ma túy mà cơ quan chức năng thu giữ được là 17.030,536 gam. Tuy nhiên, để có được sự đánh giá chính xác hơn, tác giả tiến hành quy đổi các chất ma túy khác (gồm ma túy tổng hợp và thuốc phiện, cần sa) ra hêrôin theo hướng dẫn của Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP của TANDTC ngày 15 tháng 3 năm 2001 hướng dẫn áp dụng một số quy định của các điều 139, 193, 194, 278, 279 và 289 BLHS năm 1999.
Từ đó ta có bảng sau:
Bảng 1.15: Số lượng các loại chất ma túy sau khi quy đổi về hêrôin Tổng số Hêrôin Ma túy tổng hợp Thuốc phiện + cần sa 16652,797 gam 16505,695 gam 145,308 gam 1,77834 gam
100% 99,12% 0,87% 0,01%
(Nguồn: Số liệu thống kê từ 205 bản án HSST)
Biểu đồ 1.13: Cơ cấu theo số lượng các chất ma túy
(Nguồn: Số liệu thống kê từ 205 bản án HSST)
Ta thấy, trong tổng số các chất ma túy mà các cơ quan chức năng ở Nam Định thu giữ được, thì hêrôin chiếm một số lượng vô cùng lớn, với 16.505,695 gam, chiếm tới 99,12%. Đặt số lượng này với con số 78,5% số vụ án có liên quan tới chất hêrôin mà tác giả khảo sát ở bên trên, càng thấy rõ hơn sự phổ biến của chất ma túy này trong các vụ phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy ở tỉnh Nam Định.
* Cơ cấu theo địa điểm thực hiện tội phạm
Tác giả đã thống kê về địa điểm thực hiện tội phạm từ 205 bản án HSST về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy như sau:
Bảng 1.16: Cơ cấu theo địa điểm thực hiện tội phạm
Tổng số vụ Ngoài đường
Ga tàu, bến xe
Địa điểm kinh
doanh dịch vụ Nơi khác
205 100 74 21 10
100% 48,8% 36,1% 10,2% 4,9%
(Nguồn: Số liệu thống kê từ 205 bản án HSST)
Trong số 205 vụ phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy ở tỉnh Nam Định được khảo sát, có 100 vụ xảy ra ngoài đường, đặc biệt là tại các góc đường vắng (chân cầu, đường quốc lộ), chiếm tỷ lệ cao nhất 48,8%; 74 vụ xảy ra tại các ga tàu (hay gần đường tàu), bến xe, chiếm 36,1%; 21 vụ xảy ra tại các địa điểm kinh doanh dịch vụ (các quán bar, quán
karaoke, nhà nghỉ, nhà trọ) chiếm 10,2%; 10 vụ xảy ra tại các nơi khác (tại nhà riêng, gần chợ…) chiếm 4,9%. Như vậy, tội phạm xảy ra ngoài đường chiếm tỷ lệ lớn nhất; tiếp đến là tại các ga tàu, bến xe; và các địa điểm kinh doanh dịch vụ.
Biểu đồ 1.14: Cơ cấu theo địa điểm thực hiện tội phạm
(Nguồn: Số liệu thống kê từ 205 bản án HSST)
* Cơ cấu theo phân vùng địa lý nơi xảy ra tội phạm:
Tỉnh Nam Định gồm có 1 thành phố và 9 huyện. Qua thống kê, tác giả có bảng số liệu sau:
Bảng 1.17: Cơ cấu theo phân vùng địa lý nơi xảy ra tội phạm STT Thành phố, huyện Số vụ phạm tội Tỷ lệ %
Toàn tỉnh Nam Định 205 100 %
1 Thành phố Nam Định 131 63,9%
2 Huyện Mỹ Lộc 5 2,4%
3 Huyện Ý Yên 5 2,4%
4 Huyện Nam Trực 8 3,9%
5 Huyện Trực Ninh 4 2%
6 Huyện Vụ Bản 2 1%
7 Huyện Xuân Trường 19 9,3%
8 Huyện Giao Thủy 24 11,7%
9 Huyện Hải Hậu 4 2%
10 Huyện Nghĩa Hưng 3 1,5%
(Nguồn: Số liệu thống kê từ 205 bản án HSST)
Khi khảo sát 205 vụ phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy xảy ra trên địa bàn toàn tỉnh, tác giả nhận thấy số vụ chủ yếu xảy ra tại thành phố Nam Định, với 131 vụ, chiếm 63,9%. Hai huyện có tỷ lệ số vụ phạm tội xảy ra cao, đó là huyện Giao Thủy (24 vụ chiếm 11,7%) và huyện Xuân Trường (19 vụ chiếm 9,3%). Bảy huyện còn lại trong tỉnh có số vụ phạm tội xảy ra ít, nằm trong khoảng từ 1% - 4%.
Biểu đồ 1.15: Cơ cấu theo phân vùng địa lý nơi xảy ra tội phạm
(Nguồn: Số liệu thống kê từ 205 bản án HSST)
* Cơ cấu theo địa bàn phạm tội
Tỉnh Nam Định có thể chia thành hai vùng chính: vùng đồng bằng- nơi có địa hình bằng phẳng, đông dân, kinh tế - xã hội phát triển (gồm có thành phố Nam Định và 6 huyện: Mỹ Lộc, Ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh, Vụ Bản, Xuân Trường) và vùng ven biển (có 3 huyện: Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng). Khi tiến hành khảo sát số vụ phạm tội xảy ra tại hai vùng này, tác giả thống kê được:
Bảng 1.18: Cơ cấu theo địa bàn phạm tội
Tổng số vụ Vùng đồng bằng Vùng ven biển
205 174 31
100% 84,9 % 15,1%
(Nguồn: Số liệu thống kê từ 205 bản án HSST)
Biểu đồ 1.16: Cơ cấu theođịa bàn phạm tội
(Nguồn: Số liệu thống kê từ 205 bản án HSST)
Như vậy, đa số tội phạm xảy ra ở vùng đồng bằng với 174/205 vụ, chiếm 84,9%; vùng biển nơi có những cảng biển thuận lợi cho việc thông thương, trao đổi, mua bán cũng có số lượng tội phạm xảy ra tương đối nhiều, với 31 vụ, chiếm 15,1%.
* Cơ cấu theo mục đích phạm tội
Người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy thường xuất phát từ hai mục đích chủ yếu là: để sử dụng cho nhu cầu nghiện của bản thân và để kiếm lời. Qua bảng số liệu 1.19 và biểu đồ 1.17, ta thấy chủ yếu người phạm tội thực hiện tội phạm trước hết để sử dụng cho bản thân họ, số này có 179 người chiếm 72,2%. Với mục đích kiếm lợi từ hành vi phạm tội, có 23 người chiếm 9,3%. Đặc biệt, qua nghiên cứu 248 người phạm tội, tác giả thấy có tới 46 người thực hiện tội phạm cùng lúc với hai mục đích: vừa để sử dụng, vừa nhằm kiếm lợi, số này chiếm 18,5%.
Bảng 1.19: Cơ cấu theo mục đích phạm tội Tổng số người
phạm tội Mục đích sử dụng Mục đích kiếm lời Cả hai mục đích
248 179 23 46
100% 72,2% 9,3% 18,5%
(Nguồn: Số liệu thống kê từ 205 bản án HSST)
Biểu đồ 1.17: Cơ cấu theo mục đích phạm tội
(Nguồn: Số liệu thống kê từ 205 bản án HSST)
* Cơ cấu theo một số đặc điểm về nhân thân của người phạm tội
Từ thống kê chính thức của Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định và khảo sát từ 205 bản án HSST với 248 người phạm tội, tác giả tập trung nghiên cứu một số đặc điểm về nhân thân người phạm tội như sau: Phạm tội lần đầu hay tái phạm, tái phạm nguy hiểm; giới tính; độ tuổi; hoàn cảnh gia đình; là người có hay không nghiện ma túy; trình độ học vấn; nghề nghiệp.
- Về đặc điểm “phạm tội lần đầu” hay “tái phạm, tái phạm nguy hiểm” của người phạm tội:
Theo thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định, trong số 2.832 người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, có 2.580 người là phạm tội lần đầu, chiếm tỷ lệ 91,1%; và 252 người phạm tội thuộc trường hợp “tái phạm, tái phạm nguy hiểm”, tuy chỉ chiếm 8,9% nhưng đây cũng là con số cần lưu ý.
Bảng 1.20: Cơ cấu theo đặc điểm “phạm tội lần đầu” hay “tái phạm, tái phạm nguy hiểm” của người phạm tội
Tổng số người phạm
tội Phạm tội lần đầu Tái phạm, tái phạm nguy hiểm
2832 2580 252
100% 91,1% 8,9%
(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định)
Biểu đồ 1.18: Cơ cấu theo đặc điểm “phạm tội lần đầu” hay “tái phạm, tái phạm nguy hiểm” của người phạm tội
(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định)
- Về giới tính của người phạm tội: Theo thống kê chính thức của Tòa án nhân tỉnh Nam Định, tác giả có bảng số liệu sau:
Bảng 1.21: Cơ cấu theo đặc điểm giới tính của người phạm tội Tổng số người phạm tội Nam giới Nữ giới
2832 2662 170
100% 94% 6%
(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định)
Biểu đồ 1.19: Cơ cấu theo đặc điểm giới tính của người phạm tội
(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định)
Như vậy, trong số 2.832 người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy ở Nam Định, có 170 người phạm tội là nữ, chiếm 6%, mặc dù đây không phải là một tỷ lệ cao nhưng cũng là con số đáng báo động, bởi so với các loại tội phạm khác thì tỷ lệ nữ phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy ở Nam Định là khá cao. Chiếm đa số tới 94%
số người phạm tội này là nam giới với 2.662 người.
- Về độ tuổi của người phạm tội
Bảng 1.22: Cơ cấu theo đặc điểm độ tuổi của người phạm tội
Tổng số người phạm tội
Dưới 16 tuổi
Từ 16 đến dưới 18 tuổi
Từ 18 đến dưới 30 tuổi
30 tuổi trở lên
2832 02 7 159 2664
100% 0,1% 0,2% 5,6% 94,1%
(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định)
Biểu đồ 1.20: Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội
(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định)
Như vậy, số người phạm tội thuộc nhóm có độ tuổi từ 30 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất, với 2.664 người, chiếm 94,1%; trong độ tuổi từ 18 đến dưới 30 tuổi có 159 người phạm tội, chiếm 5,6%; tỉ lệ người chưa thành niên phạm tội này ở Nam Định là rất ít, chiếm tỷ lệ 0,3% trong đó có 2 người phạm tội dưới 16 tuổi.
- Về hoàn cảnh gia đình:
Hoàn cảnh gia đình của người phạm tội có tác động không nhỏ đến việc phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy. Tiêu chí đưa ra để đánh giá hoàn cảnh gia đình của người phạm tội là: Người phạm tội có gia đình hoàn chỉnh (tức là đủ bố, mẹ; có vợ - chồng không trong tình trạng ly thân, ly hôn; bố - mẹ không có tiền án, tiền sự) và người phạm tội không có gia đình hoàn chỉnh (tức là thiếu một hoặc nhiều yếu tố kể trên). Khi nghiên cứu 205 bản án với 248 người phạm tội, tác giả thống kê được: có 40 người phạm tội ở trong độ tuổi chưa thành niên và dưới 30 tuổi, và 208 người phạm tội từ 30 tuổi trở lên. Tuy nhiên, tác giả đặc biệt chú ý đến 40 người phạm tội ở trong độ tuổi chưa thành niên và dưới 30 tuổi và tiến hành khảo sát hoàn cảnh gia đình của họ, bởi đây là độ tuổi mà môi trường gia đình có tác động lớn đến sự hình thành nhân cách và hành vi của người phạm tội. Từ đó, tác giả có bảng sau:
Bảng 1.23: Cơ cấu theo hoàn cảnh gia đình của người phạm tội
Tổng số người Gia đình hoàn chỉnh Gia đình không hoàn chỉnh
40 13 27
100% 32,5 % 67,5 %
(Nguồn: Số liệu thống kê từ 205 bản án HSST)
Ta thấy, trong số 40 người phạm tội ở độ tuổi chưa thành niên và dưới 30 tuổi được khảo sát thì có tới 27 người phạm tội có hoàn cảnh gia đình không hoàn chỉnh, chiếm 67,5%; chỉ có 13 người phạm tội là có gia đình hoàn chỉnh, chiếm 32,5%.
Có thể hình dung rõ hơn qua biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 1.21: Cơ cấu theo hoàn cảnh gia đình của người phạm tội
(Nguồn: Số liệu thống kê từ 205 bản án HSST)
- Về đặc điểm người phạm tội là người nghiện hay không nghiện ma túy Bảng 1.24: Cơ cấu theo đặc điểm người phạm tội có hay không nghiện ma túy
Tổng số người phạm tội
Người nghiện ma túy
Người không nghiện ma túy
2832 1470 1362
100% 51,9 % 48,1 %
(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định)
Biểu đồ 1.22: Cơ cấu theo đặc điểm người phạm tội có hay không nghiện ma túy
(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định)
Từ số liệu của Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định, ta thấy trong tổng số 2.832 người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy có tới 1.470 người nghiện ma túy, chiếm 51,9% (điều này hoàn toàn tương đồng với khảo sát mục đích phạm tội nhằm sử dụng cho bản thân người phạm tội cũng ở mức rất cao). Số người phạm tội không nghiện ma túy là 1.362 người, chiếm 48,1%.
- Về trình độ học vấn: