Sử dụng trong dạy học từng kiểu bài cụ thể

Một phần của tài liệu Bài tập hóa học thực tiễn phần vô cơ (Trang 105 - 111)

CHƯƠNG II. HỆ THỐNG CÂU HỎI LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP THỰC TIỄN MÔN HOÁ HỌC THPT (PHẦN HOÁ HỌC ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ)

I. HỆ THỐNG CÂU HỎI LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP THỰC TIỄN MÔN HOÁ HỌC THPT (PHẦN HOÁ HỌC ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ)

2. Sử dụng trong dạy học từng kiểu bài cụ thể

Trong quá trình dạy học các kiểu bài:

- Nghiên cứu tài liệu mới.

- Hoàn thiện kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo.

- Kiểm tra, đánh giá.

105

người giáo viên có thể sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập thực tiễn để tăng thêm hiệu quả của giờ học.

2.1. Sử dụng trong dạy học kiểu bài nghiên cứu tài liệu mới.

Bài tập thực tiễn được sử dụng trong nghiên cứu tài liệu mới thường là những bài tập sử dụng các tình huống có vấn đề. Với những kiến thức đã có, người học thường chưa giải được hoặc mới chỉ giải được một phần của bài tập.

Một thí nghiệm có thể được sử dụng như một bài tập thực tiễn để học sinh nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức mới.

Tuy nhiên, khi sử dụng, giáo viên cần chọn lựa một số bài tập thực tiễn chủ yếu ở mức 2, giới hạn ở mức 3 và có nội dung gần gũi với kinh nghiệm sống của học sinh thì sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.

Ví dụ: Bài “ Hiđrosunfua – H2S ”.

Trong phần tính chất vật lí , giáo viên đưa ra bài tập :

Thành phần chính của khí biogas gồm có metan(60-70%), hiđrosunfua, cacbonic. Dựa vào mô hình dưới đây hãy giải thích : Vì sao khí đi ra từ hầm sinh khí lại phải cho đi qua nước?

Qua việc giải bài tập này học sinh sẽ hiểu được hiđrosunfua là chất khí có mùi trứng thối, độc nên cần phải loại bỏ khỏi khí biogas. Lợi dụng khả năng tan trong nước của hiđrosunfua mà ta có thể loại bỏ nó bằng cách cho khí bioga lội qua nước như hình trên.

106

Khí - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - ---

Khí

- - - - ---- ớc-

nước - - - - - - - - -

Bình

khí Hầm sinh khí

Buồng lấy bã (phân bón) Mô hình hầm bioga mới của Trung Quốc

Khí đi

ra Bã vào

Trong phần tính chất hoá học, giáo viên :

-Cho học sinh quan sát hai lọ thuỷ tinh trong suốt, không màu: lọ 1 đựng dung dịch axit sunfuhiđric mới điều chế, lọ 2 đựng dung dịch axit sunfuhiđric được điều chế vài ngày trước. Giáo viên đặt câu hỏi: Vì sao trong lọ 1: dung dịch trong suốt còn trong lọ 2 dung dịch lại có vẩn đục?

-Đặt câu hỏi: Ta biết hiđrosunfua nặng hơn không khí và trong tự nhiên có nhiều nguồn phát sinh ra nó, nhưng tại sao trên mặt đất khí này không tích tụ lại?

-Cho học sinh làm thí nghiệm hoặc quan sát giáo viên làm thí nghiệm của hiđrosunfua với nước clo, với dung dịch kali pemanganat trong axit sunfuric sau đó yêu cầu học sinh giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết phương trình phản ứng hoá học xảy ra trong các thí nghiệm đó.

Nếu không có điều kiện làm thí nghiệm thì có thể cho học sinh làm bài tập:

a. Sục khí hiđrosunfua vào dung dịch nước clo có màu vàng nhạt thấy nước dần trở thành dung dịch trong suốt, không màu.

b. Sục khí axit sunfuhiđric vào dung dịch kali pemanganat trong axit sunfuric thấy màu tím của dung dịch chuyển sang không màu và có vẩn đục vàng.

Hãy giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết phương trình phản ứng.

Học sinh tự giải hoặc giải các bài tập với sự hướng dẫn, gợi ý của giáo viên sẽ hiểu được tính chất hoá học của hiđrosunfua là tính khử. Tuỳ theo tác nhân oxi hoá và điều kiện phản ứng mà sẽ sinh ra các sản phẩm khác nhau( S, SO2, SO42).

2.2. Sử dụng trong dạy học kiểu bài hoàn thiện kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo.

Bài tập thực tiễn được sử dụng cho kiểu bài này không giới hạn mức độ nhận thức của học sinh. Bài tập thực tiễn đủ các mức từ 1 đến 4 nhưng cần sử dụng nhiều bài tập thực tiễn ở mức 3 và 4. Các bài tập thực tiễn không chỉ nhằm tái hiện kiến thức cho học sinh mà quan trọng hơn là cần giúp cho học sinh biết sử dụng linh hoạt, phối hợp các kiến thức với nhau một cách nhuần nhuyễn khi giải một bài tập thực tiễn. Từ việc giải các bài tập thực tiễn học sinh sẽ nhớ, hiểu các

107

kiến thức đã học và bước đầu biết vận dụng kiến thức được học để giải quyết tình huống thực tiễn.

Bài tập thực tiễn rất thích hợp cho kiểu bài này nhất là khi làm bài tập ở nhà.

Học sinh có nhiều thời gian để suy ngẫm, trao đổi với nhau hoặc với người có kinh nghiệm thực tiễn về vấn đề được nêu trong bài tập. Bài tập thực tiễn không phải là quá khó nhưng vì học sinh của chúng ta phần lớn chưa quen sử dụng kiến thức hoá học để xử lí một vấn đề trong thực tiễn. Vì vậy chúng ta cần đưa dần các bài tập thực tiễn vào trong dạy- học theo sự tăng dần tăng dần cả về số lượng bài tập, mức độ khó của bài tập và sự đa dạng của nội dung bài tập.

Ví dụ: Bài luyện tập: Axit, bazơ. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.

Yêu cầu của bài luyện tập này là:

-Củng cố các kiến thức về axit, bazơ và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi trong dung dịch các chất điện li.

-Rèn luyện kĩ năng viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng.

Để thực hiện được những yêu cầu đó, bên cạnh những câu hỏi, bài tập mang nội dung thuần tuý hoá học,người giáo viên có thể sử dụng những câu hỏi và bài tập hoá học thực tiễn như sau:

Bài 1. Hè này, bố mẹ Dũng quyết định xây một căn nhà nhỏ trong vườn để nuôi gà đẻ trứng. Dũng được bố giao nhiệm vụ trộn vữa( trộn đều vôi, cát, xi măng và nước theo tỉ lệ) rồi xách ra cho bố xây. Sau vài hôm, bàn tay, bàn chân Dũng bị tróc da, ngứa .

Nguyên nhân nào khiến chân, tay bạn Dũng bị tróc da và ngứa?

Để không xảy ra tình trạng tay, chân bị tróc da và ngứa, Dũng nên làm gì sau mỗi buổi làm? Hãy chọn những phương án mà em cho là cần thiết:

1.Dũng nên rửa sạch tay chân rồi ngâm vào nước giấm pha loãng.

2. Dũng nên rửa sạch tay chân rồi ngâm vào nước muối loãng.

108

3.Dũng nên rửa sạch tay chân rồi ngâm vào nước có pha một ít natri hiđrocacbonat.

Bài 2. Muối ăn khi khai thác từ nước biển, mỏ muối, hồ muối thường có lẫn nhiều tạp chất như MgCl2 , CaCl2 , CaSO4…. Làm cho muối có vị đắng chát và dễ bị chảy nước gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng muối nên cần loại bỏ. Một trong những phương pháp loại bỏ tạp chất ở muối ăn là dùng hỗn hợp Na2CO3 , NaOH, BaCl2 tác dụng với dung dịch nước muối để loại tạp chất dưới dạng các chất kết tủa : CaCO3 , Mg(OH)2 , BaSO4. Một mẫu muối thô thu được bằng phương pháp bay hơi nước biển vùng Bà Nà- Ninh Thuận có thành phần khối lượng như sau:

96,525% NaCl; 0,190% MgCl2; 1,224% CaSO4 ; 0,010% CaCl2 ; 0,951% H2O.

Viết các phương trình phản ứng xảy ra ở dạng phân tử và dạng ion rút gọn khi dùng hỗn hợp A gồm Na2CO3 , NaOH, BaCl2 để loại bỏ tạp chất ở mẫu muối trên.

Tính thành phần phần trăm các chất trong hỗn hợp A.

Tính lượng Na2CO3 , NaOH, BaCl2 tối thiểu dùng để loại bỏ hết các tạp chất có trong 3 tấn muối có thành phần như trên .

2.3. Sử dụng trong dạy học kiểu bài kiểm tra, đánh giá.

Mục đích của việc kiểm tra, đánh giá là kiểm tra việc thực hiện mục tiêu của môn học. Đánh giá phải đối chiếu với mục tiêu của lớp, chương, bài nhằm thu được thông tin phản hồi giúp đánh giá kết quả học tập của học sinh đã đạt được mục tiêu đề ra hay chưa. Từ kết quả của kiểm tra, đánh giá, giáo viên sẽ có nhứng điều chỉnh thích hợp về nội dung, phương pháp dạy học nhằm thu được kết quả tốt hơn, học sinh cũng sẽ có những điều chỉnh thích hợp về phương pháp học tập để có kết quả cao hơn tức là nhớ, hiểu và vận dụng kiến thức tốt hơn. Nội dung của kiểm tra, đánh giá cần chú ý cân đối tỉ lệ giữa sự nhớ, hiểu, vận dụng kiến thức tuỳ theo mức độ nhận thức của học sinh trong lớp có nâng dần tỉ trọng

109

của các bài tập thực tiễn yêu cầu sự hiểu và vận dụng kiến thức.Vì thời gian kiểm tra là hữu hạn nên các giáo viên cần chọn số lượng bài tập thực tiễn cũng như độ khó phù hợp với trình độ của học sinh lớp đó.

Ví dụ: Kiểm tra hoá học -Thời gian: 45 phút- Chương“Sự điện li”-Lớp 11.

Bài 1. Nêu phương pháp xác nhận sự có mặt của các ion trong dung dịch đồng (II) sunfat.

Bài 2. Khi bị bỏng do axit người ta thường dùng những chất có tính kiềm như:

nước vôi trong, dung dịch natri hiđrocacbonat loãng, nước xà phòng,kem đánh răng, nước pha lòng trắng trứng…để trung hoà axit. Nếu bạn của em bị:

a.Bỏng ngoài da do axit đặc bắn vào.

b.Uống nhầm dung dịch axit.

thì em sẽ cho bạn dùng chất nào trong số các chất sau đây để sơ cứu một cách có hiệu quả nhất?

1.Dung dịch natri hiđrocacbonat loãng.

2.Nước pha lòng trắng trứng.

3.Kem đánh răng.

Hãy giải thích ngắn gọn vì sao em đã chọn phương pháp đó.

Bài 3. Xianua(CN-) là một chất cực độc, liều lượng gây chết người của chất này là 200- 300 mg/lít nước. Hàm lượng ion xianua trong nước thải từ bể mạ điện nằm trong khoảng 58- 510 mg/lít nên cần phải được xử lí đến hàm lượng 0,05 - 0,2 mg/lít ( tiêu chuẩn Việt Nam) trước khi thải ra môi trường. Phân tích một mẫu nước thải từ nhà máy mạ điện người ta đo được hàm lượng ion xianua là 78,2 mg/lít. Để loại xianua đến hàm lượng 0,2mg/l người ta sục khí clo vào nước thải trong môi trường pH = 9. Khi đó xianua chuyển thành nitơ không độctheo phương trình: CN- + OH- + Cl2 → CO2 + Cl- +H2O + N2.

a.Hãy cân bằng phương trình phản ứng trên.

110

b.Tính thể tích clo ( ở đktc) cần thiết để khử xianua trong 1m3 nước thải trên đến hàm lượng 0,2 mg/l.

c. Tính lượng natri hiđroxit cần cho vào 1m3 nước thải trên để luôn duy trì pH = 9.

Trong ví dụ trên, bài số 1 chỉ yêu cầu học sinh nhớ và hiểu kiến thức đã học( mức 1-2). Bài số 2 yêu cầu mức độ nhận cao hơn (mức 2-3). Bài số 3 có nhiều mức độ : từ mức 1-4. Đối với một đề kiểm tra như trên có thể đánh giá tốt kiến thức học sinh đã có và khả năng vận dụng kiến thức khi gặp các tình huống trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu Bài tập hóa học thực tiễn phần vô cơ (Trang 105 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w