Quá trình hình thành, phát triển của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào từ kinh nghiệm của pháp luật của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 26 - 30)

Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

1.3. Quá trình hình thành, phát triển của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Sau năm 1975 đến trước năm 1991, nền kinh tế Lào là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, với cơ chế quản lý bao cấp. Trong thời kỳ này, chƣa có văn bản nào quy định về BVQLNTD.

Đến năm 1991, với Hiến pháp Lào năm 1991, đƣợc thông qua ngày 14/8/1991 tại kỳ họp thứ 6 Hội đồng Nhân dân Tối cao khóa 2. Việc thông qua Hiến pháp có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, khi Hiến pháp năm 1991 của Lào đã bắt đầu cởi mở trong việc tự do kinh tế và chính trị hóa, cũng nhƣ việc thay đổi chính sách đối ngoại với các quốc gia truyền thống và cựu thù, các nguyên tắc chung sống hòa bình đƣợc tuân thủ. Trên cơ sở đó, các đạo luật trong lĩnh vực kinh tế đƣợc ban hành, các mối quan hệ kinh tế - xã hội phát triển.

Trong giai đoạn này, hàng hóa, dịch vụ phong phú, đa dạng hơn so với thời bao cấp trước đây; do vậy NTD có quyền lựa chọn hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình. Do vậy, trong thời kỳ này đã xuất hiện một số quy định về BVQLNTD.

Tuy nhiên, các quy định này lại nằm tản mạn, rải rác trong nhiều văn bản nhƣ:

Khuyến nghị về thực phẩm số 035/FMC tháng 8/1991; Danh mục các loại thuốc bị cấm dựa trên Nghị định của Bộ Y tế năm 1994; Nghị định của Thủ tướng chính phủ về Thương hiệu hàng hóa số 06/PM ngày 18 tháng 1 năm 1995; Nghị định về Quản lý Tiêu chuẩn và Chất lƣợng Hàng hoá và Dịch vụ năm 1996; Luật Nông nghiệp số 198/NA đƣợc Quốc hội thông qua ngày 06/12/1998; Luật về Thuốc và Sản phẩm Y tế tháng 4 năm 2000; Nghị định về Thương mại Hàng hoá năm 2001; Nghị định về Sáng chế năm 2002… các quy định này chủ yếu liên quan đến đến an toàn thực phẩm và dược phẩm, giả cả, chất lượng và tiêu chuẩn của sản phẩm và lưu thông, bằng sáng chế và nhãn hiệu. Tuy nhiên, hệ thống những quy định liên quan đến BVQLNTD trong giai đoạn này vẫn còn chung chung, thiếu những chế tài cụ thể để xứ lý hành vi xâm phạm quyền lợi NTD. Bởi vậy, tình trạng xâm phạm quyền lợi NTD vẫn xảy ra thường xuyên với các hành vi kinh doanh thiếu chung thực, lừa dối NTD… và chƣa có cơ chế giải quyết thống nhất.

Năm 2001, khi Đảng và Nhà nước CHDCND Lào quyết tâm xây dựng Nhà nước pháp quyền, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, bối cảnh kinh tế - xã hội Lào đã có những thay đổi cơ bản. Trong đó là việc tích cực gia nhập các Điều ƣớc quốc tế, tham gia các tổ chức kinh tế thế giới.

Ngược lại, Lào cũng nhận được sự giúp đỡ của các nước phát triển để cải thiện hệ thống pháp luật cũng nhƣ nền tảng kinh tế. Trong đó, với sự trợ giúp kỹ thuật của UNCTAD và sự tham gia của Văn phòng NTD Châu Á Thái Bình Dương, Bộ Thương mại đã có những bước đi ban đầu để thành lập Ủy ban Thương mại lành mạnh để giải quyết các vấn đề cạnh tranh không lành mạnh và bảo vệ NTD. Bước đầu tiên trong hướng này, Nghị định của Chính phủ về Cạnh tranh Thương mại đƣợc ban hành vào đầu năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8 năm 2004. Mục tiêu này quy định các quy tắc và quy định để đối phó với hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh nhằm bảo vệ quyền của NTD và khuyến khích các hoạt động kinh doanh lành mạnh để cạnh tranh và hoạt động hiệu quả19. Đây đƣợc xem là văn bản chuyên ngành đầu tiên quy định về vấn đề BVQLNTD thông qua việc điều chỉnh các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh. Cùng với đó, một loạt các đạo luật chuyên ngành đƣợc ban hành cũng có các quy định về bảo vệ NTD, trong đó có thể kể đến nhƣ Luật Thực phẩm đƣợc ban hành tháng 4 năm 2004 (Luật này quy định về kiểm tra thường xuyên việc sản xuất và tiêu thụ thực phẩm về chất lƣợng và vệ sinh và để điều tra bất kỳ khiếu nại của NTD về thực phẩm không an toàn); Luật sở hữu trí tuệ năm 2007 (sửa đổi, bổ sung năm 2011).

Những quy định trong các văn bản này là một bước tiến lớn, thế hiện vấn đề BVQLNTD đang dần đƣợc quan tâm tại Lào. Tuy nhiên, việc quy định tản mạn trong các đạo luật chuyên ngành gây nên tình trạng chồng chéo trong thi hành, và việc bảo đảm quyền lợi NTD mới chỉ đƣợc quy định trong một vài lĩnh vực chứ chƣa đƣợc quy định một cách toàn diện.

Trước những yêu cầu, đòi hỏi của phát triển kinh tế thị trường, cũng như yêu cầu khắc phục những hạn chế trong các quy định tản mạn về BVQLNTD, qua một thời gian dài học tập kinh nghiệm nước ngoài, soạn thảo, lấy ý kiến trong nước, Luật Bảo vệ NTD của nước CHDCND Lào đã được Quốc hội thông qua và ban hành vào 30/6/2010 (Luật Bảo vệ NTD số 02/NA ngày 30/6/2010). Đạo luật bao gồm 74 Điều, đƣợc chia thành 9 phần, ngoài Phần I- Những quy định chung, và Phần IX- Những điều khoản cuối cùng, 7 phần còn lại quy định lần lƣợt các vấn đề:

Bảo vệ NTD; Cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ bảo vệ NTD và Hiệp hội bảo vệ NTD; Quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của nhà cung cấp; Giải quyết tranh chấp;

Các hành vi bị cấm; Quản lý và thanh tra về hoạt động bảo vệ NTD; Xử lý vi phạm pháp luật về BVQLNTD.

19 P A S Dahanayake (2005), “Making Markets Work Better for Development and the Poor in Lao PDR”, Report prepared by Dr. P A S Dahanayake Consultant to UNCTAD and CI, UNCTAD and CI.

Trên cơ sở Luật Bảo vệ NTD số 02/NA ngày 30/6/2010, các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ NTD số 02/NA trong một số lĩnh vực cũng lần lượt được ban hành, trong đó có thể kể đến: Lệnh của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và thương mại số 2501/MOIC.DTD về ngôn ngữ nhãn hiệu Lào ngày 16/12/2015 và mới dây nhất là Dự thảo Nghị định của Chính phủ về bảo vệ NTD trong lĩnh vực tài chính dưới sự giám sát của Ngân hàng CHDCND Lào20. Cùng với đó, các văn bản pháp luật chuyên ngành cũng có sự sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm tăng cường cơ chế bảo vệ NTD, trong đó phải kể đến sự sửa đổi bổ sung Luật sở hữu trí tuệ năm 2007 vào năm 2011, và việc xây dựng và ban hành Luật Canh tranh Lào năm 2015.

Nhƣ vậy, cùng với sự ra đời của Luật bảo vệ NTD số 02/NA ngày 30/6/2010, hệ thống pháp luật về bảo vệ NTD của nước CHDCND Lào đã có bước phát triển mạnh mẽ, vấn đề bảo vệ NTD ngày càng đƣợc quan tâm, các quy định về bảo vệ NTD càng đƣợc xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, các giao dịch kinh tế, phù hợp với nhu cầu của NTD - bên yếu thế trong quan hệ kinh doanh hiện nay. Điều này góp phần bảo vệ NTD một cách tốt hơn, cũng nhƣ nâng cao vị thế của NTD trong mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

NTD là bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế mỗi quốc gia. BVQLNTD và hoàn thiện pháp luật BVQLNTD là vấn đề đƣợc các nhà khoa học trên thế giới quan tâm và không ngừng thực hiện. Việc nghiên cứu góp phần hoàn thiện pháp luật BVQLNTD nhằm đảm bảo công bằng xã hội và phải phù hợp với đặc thù của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn phát triển. Nhận thức được điều đó, Chương 1 Luận văn đã tập trung nghiên cứu về một số vấn đề lý luận về BVQLNTD. Qua việc triển khai các nội dung nghiên cứu trong chương 1 cho thấy, pháp luật BVQLNTD đƣợc xây dựng bằng những quy phạm “đặc biệt” để bảo vệ NTD, xuất phát từ tính đặc thù của quan hệ tiêu dùng - quan hệ giữa NTD bên yếu thế với tổ chức, cá nhân kinh doanh. Thế nên, pháp luật bảo vệ NTD can thiệp khá sâu vào quan hệ dân sự này, một quan hệ dân sự không có sự tự do và bình đẳng khi xác lập, thực hiện hợp đồng.

Pháp luật BVQLNTD là một lĩnh vực pháp luật còn “non trẻ” không những đối với Lào mà cả các quốc gia phát triển trên thế giới. Và đa phần pháp luật bảo vệ

20 Dự thảo này đƣợc đăng tải tại địa chỉ: www.laoofficialgazette.gov.la/kcfinder/upload/files/08052017.pdf, ngày truy cập 08/5/2017.

NTD các nước có quan điểm không giống nhau về đối tượng, phạm vi điều chỉnh cũng như mức độ bảo hộ của nhà nước đối với NTD. Hầu hết các quốc gia xây dựng mô hình pháp lý bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật mang tính tiêu chuẩn nhằm ngăn chặn, phòng ngừa và cả các quy phạm quy định trách nhiệm pháp lý đối với thiệt hại sau khi xảy ra hành vi vi phạm. Mô hình pháp lý này bảo vệ NTD tối ƣu, có tính chất phòng ngừa các hành vi vi phạm và giảm thiểu tối đa nguy cơ thiệt hại cho NTD, đồng thời bù đắp đƣợc lợi ích đã mất của NTD. Chính vì vậy, việc đi tìm hiểu, nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ mô hình pháp luật BVQLNTD trên thế giới, cấu trúc nội dung pháp luật BVQLNTD là hết sức cần thiết. Trên cơ sở đó có cái nhìn tổng thể, bao quát nhằm xác lập cách thức, định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật BVQLNTD của Lào, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, kỷ nguyên của hội nhập kinh tế quốc tế.

Chương 2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào từ kinh nghiệm của pháp luật của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)