CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ DẬP TẤM
1.4. Công nghệ dập liên hoàn
Dập liên hoàn là phương pháp phối hợp hai hay nhiều nguyên công khác nhau trên cùng một khuôn được thực hiện liên tiếp nhau bởi những cặp chày - cối riêng biệt trong một số hành trình của máy và có sự dịch chuyển phôi từ chày này sang chày khác.
Khi dập trên khuôn liên hoàn, phôi thường là dạng dải hoặc dạng băng (phôi cuộn) được đưa vào khuôn bằng các cơ cấu cấp phôi tự động với bước chuyển phôi tương ứng với bước của các cặp chày – cối.
15
Hình 1.32 Khuôn liên hoàn để dập vuốt trên băng [2].
Hình 1.32a biểu diễn các bước dập liên tục trên phôi băng, còn hình 1.32b là sơ đồ kết cấu của bộ khuôn liên tục có 10 bước dập tương ứng với 10 cặp chày – cối khác nhau. Khuôn này được sử dụng để chế tạo chi tiết hình trụ có vành với đường kính 10 mm và chiều cao 17 mm, có lỗ ở đáy chi tiết và được dập từ thép O8 dày 1 mm.
Khuôn bao gồm nửa khuôn trên và nửa khuôn dưới có trụ bạc dẫn hướng. Các chày được kẹp lên đế trên bằng áo chày 3, còn các cối được kẹp chặt vào đế dưới bởi áo cối 1. Ở tất cả các bước dập, cối đều được chế tạo riêng để dễ thay thế. Các chày để dập vuốt đều có vai để nắn phần vành của bán sản phẩm ở thời điểm kết thúc quá trình dập vuốt. Để gỡ băng (có các bán sản phẩm) ra khỏi chày người ta sử dụng một tấm gờ cứng 2.
Khi dập trên phôi băng người ta có thể dập với băng nguyên hoặc băng có cắt trích để tránh sự co kéo trên toàn bộ băng và thuận lợi cho quá trình dập. Trong khuôn này, người ta cắt trích các băng như hình 1.32a bởi chày cắt định hình 4 và cối cắt 7.
Cặp chày - cối cắt ở bước I này có hệ thống gỡ cứng 5 riêng biệt. Ở các bước tiếp theo (từ bước II ÷ VII) người ta thực hiện quá trình dập vuốt. Ở bước dập vuốt đầu tiên (bước II) để ngăn ngừa hiện tượng nhăn người ta sử dụng hệ thống chặn 6. Qua sáu bước dập vuốt (II ÷ VII) người ta tiến hành tinh chỉnh các bán kính lượn ở đáy và ở vành (bước VIII). Sau đó chi tiết được đột lỗ đáy (bước IX) và cuối cùng chi tiết được
16
cắt ra khỏi băng theo đường bao của phần vành (bước X). Việc định vị chi tiết ở bước X được đảm bảo bởi chày định tâm lắp trên chày cắt, có kích thước tương ứng với kích thước của chày dập vuốt cuối cùng. Chi tiết sau khi cắt sẽ rơi vào lỗ ở dưới đế của khuôn.
Có nhiều phương án kết cấu khác nhau của khuôn để dập vuốt trên băng các kết cấu khuôn được áp dụng tùy thuộc vào kết cấu chi tiết, hình dạng của chúng và chiều dày vật liệu phôi. Chẳng hạn chày có thể định vị và kẹp chặt đế dưới của khuôn. Với kiểu kết cấu như vậy thì định vị và truyền phôi sẽ thuận lợi hơn nhưng việc gỡ lấy chi tiết ra khỏi khuôn sẽ khó khăn hơn.
Ở các bước dập vuốt tiếp theo (sau bước dập vuốt lần đầu) người ta thường sử dụng hệ thống gỡ di động được khi chiều dày vật liệu phôi nhỏ hơn 1 mm. Hệ thống gỡ di động được làm việc theo nguyên lý ép, nghĩa là nó sẽ ép vào nữa khuôn trên trước để nắn phẳng phần vành của phôi trước khi dập vuốt. Trong trường hợp này để tránh khả năng bị kẹp khuôn, ở phía đế dưới người ta lót một lớp đệm mỏng bằng vật liệu dễ nát, ví dụ như tấm cactong.
Để nâng băng phôi lên trên bề mặt làm việc của cối và để cho băng có thể trượt tự do khi truyền phôi người ta sử dụng cơ cấu chuyên dùng: khung giá nâng và chặn nâng đàn hồi. Khi dập vuốt các chi tiết sâu thường xảy ra sự co ngăn băng một cách đáng kể ở các bước vuốt, khoảng cách giữa các khung giá tương ứng giảm đi. Việc sử dụng khung giá nâng sẽ cho phép làm việc với việc tự động truyền phôi băng.