TRÊN LƯỚI ĐIỆN HẠ THẾ ĐIỆN LỰC PHÙ YÊN
Tổn thất điện năng là vấn đề kinh tế. Việc quyết định một giải pháp giảm TTĐN dựa trên việc cân nhắc lợi ích thu được nhờ giảm TTĐN và chi phí cho giải pháp đó. Các biện pháp giảm tổn thất điện năng có thể được chia theo hai nhóm bao gồm các giải pháp liên quan đến thiết kế, cải tạo, nâng cấp, vận hành… gọi chung là các giải pháp kỹ thuật và các gải pháp liên quan đến quản lý trong kinh doanh gọi chung là các giải pháp về quản lý. Sau đây luận văn xin trình bày một số các giải pháp có thể thực hiện được nhằm giảm tổn thất trên lưới điện hạ thế Điện Lực Phù Yên.
4.1. Các biện pháp về mặt kỹ thuật.
4.1.1 Giải pháp về đầu tư cải tạo lưới điện.
Việc đầu tư cải tạo lưới điện đòi hỏi phải tập trung một nguồn vốn lớn và phải được quy hoạch, thiết kế một cách khoa học. Đối với lưới điện hạ thế Phù Yên cần tập trung nâng cấp các lộ trục chính, thay thế dây dẫn trần bằng cáp nhôm vặn xoắn, trong quá trình nâng cấp cần chú ý đến khả năng phát triển của phụ tải trong vòng năm đến mười năm tới. Đối với các TBA có bán kính cấp điện lớn hơn 1km cần phải dặm thêm các TBA nhằm san tải và giảm bán kính cấp điện, giảm tổn thất.
Tổn thất điện áp trên các đường dây 10kV là tương đối lớn kéo theo điện áp phía hạ áp MBA thấp hơn so với định mức cũng là nguyên nhân gây nên tổn thất do vậy cần phải nâng cấp các Đường dây 10kV lên 35kV.
4.1.2. Giải pháp về bù công suất phản kháng
Lắp đặt các bộ tụ bù trên các Đường dây trung áp có cosφ nhỏ hơn 0.9.
Sử dụng các bộ tụ bù có dung lượng từ 10-30 kVAr có đặc tính bù thời gian hoặc bù tự động theo cosφ. Sử dụng phần mềm PSS/ADEPT để tính toán và lựa chọn dung lượng và vị trí bù tối ưu tại các TBA.
73 4.1.3 Giải pháp về vận hành lưới điện
- Cân bằng pha trên lưới hạ áp.
Biện pháp này có tác dụng làm đối xứng lại hệ thống 3 pha, giảm tổn thất điện năng do dòng điện trong dây trung tính giảm xuống. Ta có thể thực hiện phương pháp này bằng cách cân bằng phụ tải cho các pha trên lộ. Dựa vào dòng điện ở các pha trên từng lộ tại thời điểm phụ tải cực đại.
Biện pháp này áp dụng vào lưới 0,4 kV sẽ mang lại hiệu quả cao. Để cân bằng tải giữa các pha thì khi lắp đặt các công tơ của hộ tiêu thụ điện phải xác định được công suất của phụ tải để từ đó có thể phân phối tải giữa các pha sao cho có sự cân bẳng tải giữa các pha.
- Xử lý tiếp xúc tại các cung lèo, mối nối.
- Thay thế sứ vỡ, sứ kém chất lượng
- Vận hành linh hoạt lưới điện giữa các TBA để có thể san tải cho nhau khi cần thiết.
- Duy trì tốt điện áp định mức trong vận hành ở các trạm biến áp nguồn, tận dụng tối đa khả năng điều chỉnh điện áp trên các đầu phân áp của máy biến áp phân phối, tránh tổn thất do vận hành điện áp lưới thấp.
- San phẳng đồ thị phụ tải.
Trong vận hành mạng điện việc sắp xếp các phụ tải một cách hợp lý sao cho đồ thị phụ tải được san bằng sẽ tránh hiện tượng điện áp sụt quá mức do phụ tải tăng vọt. Đối với lưới điện có đồ thị phụ tải không bằng phẳng, tác hại của nó gây ra không chỉ khó khăn trong vận hành, việc lãng phí vốn đầu tư vật trang thiết bị, công suất nguồn, mặt khác nó còn gây tổn thất một lượng điện năng đáng kể. Để khắc phục cần phải sớm đưa ra các biện pháp để san bằng đồ thị phụ tải. Song đối với điện nông thôn phụ tải chủ yếu là thắp sáng, sinh hoạt phục vụ nhu cầu cho nhân dân, áp dụng biện pháp này là rất khó khăn.
Tuy nhiên, đối với những điểm tải sản xuất như: nhà máy xí nghiệp, trạm bơm tưới tiêu, các phụ tải tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ như say xát, hàn xì… Chúng ta có thể áp dụng biện pháp hạn chế các đỉnh nhọn của đồ thị phụ tải. Đó là hạn chế mức tối đa sự làm việc của chúng vào thời điểm cực đại. Đồng thời khuyến khích các phụ tải này hoạt động ở những thời điểm thấp điểm, áp dụng những công nghệ
74 mới để nâng cao hiệu quả sử dụng điện. Để mang lại hiệu quả cao cho phương pháp này thì ta có thể đặt các công tơ điện tử để có thể tính tiền điện vào giờ cao điểm và giờ thấp điểm.
Việc san phẳng đồ thị phụ tải là một công việc rất khó khăn nhưng vẫn có thể thực hiện được. Trên các TBA phân phối, phụ tải yếu là phụ tải sinh hoạt cho nên ta có thể khuyến khích người dân hạn chế sử dụng điện giờ cao điểm để tránh đỉnh nhọn của đồ thị phụ tải. Để khuyến khích người dân thì ta có thể áp dụng chương trình bán điện theo giờ cao điểm và thấp điểm, giá điện năng trong giờ cao điểm sẽ cao hơn giá điện năng trong giờ thấp điểm. Có như vậy mới giảm được đỉnh nhọn của đồ thị phụ tải. Mặt khác, thúc đẩy chương trình “Quản lý nhu cầu” (DMS) áp dụng các giải pháp san bằng đồ thị phụ tải sẽ tạo điều kiện cho việc cải thiện chất lượng điện năng, giảm tổn thất điện năng xuống mức thấp nhất.
4.2 Các biện pháp quản lý kinh doanh
Từ kết quả tính toán và số liệu tổn thất thực tế trong quá trình kinh doanh bán điện ta thấy thành phần tổn thất công suất và tổn thất điện năng thì tổn thất do quản lý kinh doanh chiếm tỷ trọng khá lớn. Nhưng có thể giảm được tổn thất bằng các biện pháp quản lý lưới điện một cách hợp lý và chặt chẽ.
4.2.1 Hoàn thiện hệ thống đo đếm
Công tơ điện là hệ thống đo đếm chủ yếu để đo đếm điện năng của các hộ tiêu thụ điện, vì vậy sai số của chúng ảnh hưởng không nhỏ tới lượng tổn thất điện năng. Hệ thống công tơ này phải được thay thế kiểm định, kẹp chì theo đúng quy định trước khi được đưa vào sử dụng.
Tùy thuộc vào đường cong sai số của từng loại công tơ mà lắp đặt cho từng hộ có tính chất tải, lượng điện năng sử dụng phù hợp để đạt được sai số nhỏ nhất thuộc giới hạn cho phép.
Lắp đặt TI hay TU có công suất không phù hợp với tải tránh vận hành non tải hoặc quá tải TI dẫn đến sai số do bão hòa TI.
4.2.2 Tăng cường công tác kiểm tra sử dụng điện
Ngoài tổn thất điện năng thương mại do hệ thống đo đếm gây ra hiện tượng vi phạm sử dụng điện vẫn diễn ra phổ biến do vậy phải thường xuyên tổ chức kiểm
75 tra nhằm phát hiện ngăn chặn tiêu cực trong sử dụng điện và có các biện pháp xử lý kịp thời. ngoài ra qua kiểm tra còn phát hiện được các thiếu sót sau:
- Công tơ chết cháy, kẹt
- Sai sót trong quá trình ghi chỉ số công tơ của nhân viên ghi chỉ số.
- Sai sót trong việc cập nhật khách hang dẫn đến việc xác định tổn thất không chính xác.
4.2.3 Chọn mô hình quản lý thích hợp
Đây là một trong những biện pháp quan trọng của việc giảm tổn thất kinh doanh. Để làm tốt điều này cần căn cứ vào tình hình thực tế của từng địa phương mà chọn mô hình quản lý cho thích hợp nhằm hạn chế đến mức tối đa tỷ lệ tổn thất
- Để quản lý có hiệu quả thì phải thực hiện tốt các nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ.
- Những người trong ban quản lý điện thì phải là người có trách nhiệm cao và am hiểu chuyên môn nghiệp vụ về điện.
- Có quy chế sử dụng điện ở địa phương và được phổ biến đến từng hộ dùng diện.
4.2.4 Các biện pháp có liên quan đến công tác quản lý xã hội
Các giải pháp này khá phức tạp vì nó liên quan đến toàn cộng đồng nhưng cũng cần thực hiện vì hiệu quả kinh tế của nó, các giải pháp này gồm:
- Về công tác quản lý kỹ thuật: cần đầu tư nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc quy hoạch, thiết kế, quản lý vận hành hệ thống điện. Khuyến khích các cá nhân có thành tích trong việc áp dụng các biện pháp về khoa học kỹ thật đạt hiệu quả cao. Đồng thời xử phạt nghiêm minh với những đối tượng vi phạm nguyên tắc quản lý gây hậu quả xấu làm ảnh hưởng tới lưới điện.
- Về mặt quản lý cán bộ, nhân viên trong đơn vị cần phải thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ kỹ thuật cao, ý thức tổ chức kỷ luật trong việc chấp hành các quy định đề ra. Thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ nhân viên trong đơn vị nâng cao trình độ nghiệp vụ trong công tác vận hành lưới điện. Xây dựng quy chế tiền lương gắn trách nhiệm của người lao động vào hiệu quả giảm tổn thất. Khen thưởng các cá nhân làm tốt công tác giảm
76 tổn thất xử lý nghiêm minh những tập thể, cá nhân để xảy ra tổn thất cao trong phạm vi quản lý của mình.
- Về mặt xã hội: Cần tăng cường công tác tuyên truyền để mọi người có ý thức sử dụng điện hợp lý tiết kiệm tránh thất thoát lãng phí và an toàn cho người sử dụng. Xử phạt nghiêm minh với các hiện tượng ăn cắp điện và vi phạm hành lang an toàn lưới điện.
4.3. Kết luận
Như vậy có thể thấy rằng các biện pháp quản lý kinh doanh để làm giảm tổn thất điện năng trên lưới điện có chi phí thấp nhưng nó góp phần không nhỏ trong việc giảm tổn thất điện năng trên lưới điện của đơn vị, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay ngành điện đang tập trung tiếp nhận lưới điện hạ thế nông thôn. Do vậy nếu làm tốt biện pháp này sẽ bớt đi rất nhiều chi phí để đầu tư cải tạo lưới điện.
Các biện pháp kỹ thuật để giảm tổn thất điện năng trên lưới điện có chi phí tương đối lớn nhưng nó làm giảm đi một lượng điện năng tổn thất tương đối lớn.
Tuy nhiên để đảm bảo cung cấp điện an toàn và tin cậy cần phải đầu tư cải tạo lưới điện qua đó góp phần đáng kể trong công tác giảm tổn thất điện năng.