MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chế biến thủy sản út xi (Trang 50 - 51)

KINH DOANH

5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

- Qua phân tích phần cơ cấu thị trường cho ta thấy công ty đã chuyển dịch thị trường Nhật Bản đây là thị trường truyền thống đã ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty vì thị trường này chiếm phân nữa tỷ trọng và phải tốn thêm chi phí đi nghiên cứu và tìm kiếm thị trường mới.

- Công ty sử dụng vốn vay để trử hàng tồn kho vào những tháng không chính vụ nhằm sinh lợi về chênh lệch giá dẫn đến chi phí tài chính chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng chi phí của công ty đã trực tiếp làm giảm lợi nhuận.

- Do ảnh hưởng khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu nên thị trường xuất khẩu bị thu hẹp do đó công ty đã thiết lập chi phí dự phòng để duy trì sản xuất kinh doanh để thoát khỏi thời kỳ khủng hoảng đã ảnh hưởng làm giảm lợi nhuận.

- Tỷ số lợi nhuận/doanh thu của công ty còn ở mức thấp. Do tốc độ giảm của lợi nhuận nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu. Công ty cần xem xét, v ì tỷ trọng chi phí chiếm khá nhiều, cần có biện pháp kiểm soát chi phí.

- Mặc dù công ty mới đổi mới hệ thống công nghệ trong sản xuất, nhưng công nhân hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu về công nghệ mới nên chưa khai thác hết công suất máy móc, công suất công nhân, làm giảm năng suất nguồn nguyên liệu cho sản xuất chưa đảm bảo về số lượng thì không ổn định, không đồng đều nên gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, do nhu cầu khách hàng đòi hỏi chỉ một hoặc hai loại.Vì vậy việc sử lý nguyên liệu trước kkhi đưa vào sản xuất rất kỹ, tốn kém nhiều trong khâu này, trong khi nếu nguồn nguyên liệu tốt thì công ty sẽ không mất khoản chi phí này.

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP

- Về thị trường: công ty luôn giữ mối quan hệ và thiết lập lại thị trường truyền thống vì thị trường này ta đã hiểu về họ và giảm được rất nhiều chi phí đàm phán và giới thiệu sản phẩm.

- Về sử dụng nguồn vốn vay do ảnh hưởng khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu công ty chế biến và xuất khẩu là chủ yếu. Trong giai đoạn này công ty nên hạn chế mở rộng quy mô sản xuất và đầu tư tài chính dài hạn nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh.

- Về máy móc thiết bị, công ty phải luôn thepo dõi tình hình đổi mới công nghệ trong ngành thuỷ sản để cập nhật kịp thời, kịp thời đổi mới, để luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, giảm chi phí để cạnh tranh lại các công ty thuỷ sản trong nước cũng như các công ty nước ngoài.

- Công nhân phải được đào tạo tốt trước khhi đưa vào sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Thường xuyên kiểm tra trình độ công nhân, khuyến khích họ nâng cao tay nghề, tăng lương, thưởng cho những công nhân có biểu hiện tốt, tay nghề phát triển nhanh, ngược lại xử phạt nghiêm túc đối với các trường hợp vi phạm, mức xử phạt tỳu theo mức độ vi phạn, và tùy trường hợp cụ thể. Không được lạm dụng sử phạt để chèn ép công nhân, phải sáng suốt nhận ra những cán bộ quản lý có hành vi cá nhân, vì lợi ích cá nhân chèn ép người lao động, mọi thưởng , phạt phải hợp lý, rỏ ràng, chính xác.

- Về nguồn nguyên liệu: cần thiết lập hệ thống cung cấp nguyên liệu ổn định, chất lượng cao và đồng đều, mặc dù nguyên liệu được sản xuất tại đâu. Muốn làm được đều này công ty phải kết hợp với chính quyền địa phương nơi sản xuất nguyên liệu cho công ty để nghiên cứu đầu tư tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng đồng đều, bên cạnh đó phải kết hợp với nhà cung cấp cho họ những thông tin chi tiết về yêu cầu chất lượng nguyên liệu. Từ đó góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu chất lượng cao, ổn định, đồng đều.

5.3. TĂNG DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chế biến thủy sản út xi (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w