1.3.1 Rễ
Hệ thống rễ bao gồm một rễ cái và nhiều rễ phụ tập trung chủ yếu trên tầng đất mặt sâu khoảng 30 cm, rễ không có lông hút, trên rễ có nhiều nốt sần do cộng sinh giữa rễ đậu phụng với vi khuẩn Rhizobium vigna.
Rễ đậu phụng gồm có 3 loại: Rễ chính, rễ con và rễ phụ. Chiều dài rễ phụ thuộc vào đặc tính của loại đất canh tác (Nguyễn Bảo vệ và Trần Thị Kim Ba, 2005). Rễ cọc có thể ăn sâu đến 1,3 m. Tuy nhiên, đại bộ phận rễ phụ phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt 0 – 30 cm (Lê Song Dự và Nguyễn Thế Côn, 1979). Theo Đoàn Thị Nhàn và ctv (1996) bộ rễ phát triển sớm và khỏe là cơ sở để tăng năng suất.
8 1.3.2 Nốt sần
Nốt sần là do sự cộng sinh của vi khuẩn Rhizobium vigna với rễ cây đậu phụng.
Nốt sần xuất hiện khi cây có 4 – 5 lá thật (khoảng 25 – 30 ngày sau gieo). Lúc cây ra hoa cũng là lúc nốt sần đạt giá trị cao nhất về số lượng, trọng lượng và kích thước (Đoàn Thị Thanh Nhàn và ctv, 1996; Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị Kim Ba, 2005), cũng trong thời kì này 90% lƣợng đạm cố định đƣợc cung cấp cho cây. Do vi khuẩn Rhizobium là loài sinh vật hiếu khí nên nốt sần tập trung phần lớn ở vùng gần gốc rễ, 40 – 50% lƣợng nốt sần hữu hiêu nằm trong lớp đất 0 – 25 cm và giảm rõ rệt ở độ sâu trên 25 cm (Đoàn Thị Thanh Nhàn và ctv, 1996).
Kích thước và màu sắc nốt sần có liên quan đến khả năng cố định đạm. Nốt sần ở rễ chính và gần rễ chính có kích thước lớn hơn (Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị Kim Ba, 2005).
1.3.3 Thân
Hình dạng cây đƣợc cấu trúc do thân và cành của các nhóm giống khác nhau cũng khác nhau. Theo Bunting hình dạng cây đậu phụng có 3 dạng:
- Dạng đứng: thân và cành đều thẳng, góc phân cành hẹp, quả ít nhƣng tập trung, dễ thu hoạch.
- Dạng bò: thân đứng, cành bò lan, góc phân cành lớn, quả rải rác, khó thu hoạch nhƣng ít bị đổ ngã do nhánh nằm sát mặt đất.
- Dạng trung gian: nửa đứng, nửa bò.
Chiều cao thân của cây đậu phụng phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống và điều kiện ngoại cảnh. Những giống dạng bụi có chiều cao thân đạt khoảng 70 – 150 cm (Chu Thị Thơm và ctv, 2006). Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân tăng dần vào thời kì sinh trưởng sinh dưỡng. Tốc độ tăng nhanh trong thời kì ra hoa và cuối thời kì ra hoa, tốc độ cao nhất khoảng 0,7 – 1,5 cm/ngày. Ngay sau đó khi cây chuyển sang giai đoạn đâm thƣ đài, hình thành quả, tốc độ chiều cao thân giảm rõ rệt, chỉ còn khoảng 0,2 – 0,5 cm/ngày (Đoàn Thị Thanh Nhàn, 1996).
9 1.3.4 Cành
Đoàn Thị Thanh Nhàn (1996), đậu phụng phân cành từ nách hai lá mầm, khi cây bắt đầu nở hoa thì số lƣợng cành hầu nhƣ đạt tối đa. Quy luật phân cành của đậu phụng như sau: cành cấp một phát triển từ nách lá thân chính, thường có 4 – 6 cành.
Hai cành đầu tiên phát triển từ nách lá mầm, xuất hiện khi cây có 2 – 3 lá thật. Cành cấp hai thường xuất hiện ở cặp cành cấp một đầu tiên. Vị trí cành cấp hai thường ở hai đốt dầu tiên của cành cấp một. Như vậy, thường chỉ có bốn cành cấp hai, xuất hiện khi cây có 5 – 6 lá trên thân chính.
1.3.5 Lá
Lá có 4 lá chét, hình dạng lá chét thay đổi từ dạng thuôn đến dạng lƣỡi mác, dạng elip đến dạng elip thuôn dài. Kích thước của lá phụ thuộc vào giống, vị trí lá trên thân và điều kiện môi trường (Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị Kim Ba, 2005).
1.3.6 Hoa
Khi đậu phụng đƣợc 5 – 7 lá thì bắt đầu phân hóa mầm hoa. Hoa màu vàng mọc từ nách lá, gồm các bộ phận nhƣ: đài hoa, tràng hoa, nhị đực và nhụy cái (Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị Kim Ba, 2005). Hoa đậu phụng thường phát triển thành chùm từ 2 – 7 hoa có khi lên tới 15 hoa (Lê Song Dự và Nguyễn Thế Côn, 1979).
Sau 25 – 30 ngày kể từ khi nảy mầm, mầm hoa nhú lên hoa đầu tiên xuất hiện ngay ở gốc, cứ thế hoa nở tăng dần và nở rộ khi cây đƣợc 50 – 60 ngày. Những hoa nở đầu tiên có tỷ lệ thụ phấn và đậu quả cao nhất cái (Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị Kim Ba, 2005).
Trong kỹ thuật trồng trọt, phải tạo điều kiện cho hoa ra tập trung, thời kì nở rộ 10 – 15 ngày nhưng số lượng hoa nhiều, vì sau đợt nở rộ số hoa thường không đáng kể và hầu hết là hoa vô hiệu (Đoàn Thị Nhàn và ctv, 1996).
10 1.3.7 Thƣ Đài
Sau khi thụ tinh lớp tế bào ở đầu cuống hoa phân chia mạnh tạo thành thƣ đài.
Thƣ đài mọc dài ra, đƣa các tế bào noãn đã đƣợc thụ tinh đâm xuống đất. Khi xuống sâu khoảng 3 – 7 cm, thƣ đài phình ra phát triển theo chiều ngang và hình thành quả.
Trong trường hợp thư đài phát triển hơn 15 cm mà không tiếp xúc đươc với đất sẽ bị héo rụi (Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị Kim Ba, 2005).
1.3.8 Sự hình thành quả và chín
Sau khi thƣ đài đâm xuống đất, đầu thƣ đài bắt đầu phình to thành quả. Trong điều kiện bình thường, thời gian từ khi hoa nở đến khi hạt chín hoàn toàn khoảng 65 – 70 ngày (Nguyễn Danh Đông, 1984). Nếu gặp điều kiện bất lợi sẽ rút ngắn thời gian của quá trình trên làm giảm trọng lƣợng quả và hạt, làm tăng quả một hạt (Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị Kim Ba, 2005).
Quả đậu phụng dạng hình kén, một đầu dính vào thƣ đài khi khô thành cuống quả, đầu kia có dạng hình cong gọi là mỏ quả, phần giữa quả thắt lại gọi là eo quả.
Hạt gồm vỏ lụa và phôi, vỏ lụa rất mỏng bao bọc ngoài phôi. Phôi hạt gồm có hai lá mầm và trụ mầm. Trong hạt có nhiều tế bào màng mỏng chứa dầu, tinh bột và các chất hữu cơ.