CHƯƠNG 4 QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
4.5 Quan hệ chính trị
Hiện nay, Vietcombank là một NHTMCP có vốn nhà nước chiếm trên 50%, trước khi cổ phần hóa Vietcombank là NHTM nhà nước. Mặc dù đã là ngân hàng cổ phần hoạt động dưới sự điều chỉnh của luật Doanh nghiệp, luật Chứng khoán, nhưng cũng như Viettinbank và BIDV, Vietcombank chịu sự quản lý và chi phối của Ngân hàng Nhà nước.
Sự chi phối của NHNN đối với các NHTMNN thông qua việc cử người đại diện vốn chủ sở hữu nhà nước tại các ngân hàng, quy định thành viên HĐQT và BĐH. Nhưng quan ngại hơn, các NHTMNN chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các mối quan hệ chính trị.
So với Viettinbank và BIDV thì Vietcombank ít bị chi phối bởi mối quan hệ thân hữu chính trị hơn, thể hiện qua các phân tích dưới đây.
Các lãnh đạo cao cấp của Vietcombank (Chủ tịch HĐQT, TGĐ, TV.HĐQT) qua nhiều thời kỳ đều không tham gia vào chính trường khi đang đương chức. Trong khi chủ tịch HĐQT của Viettinbank hiện nay và trước đây đều là đại biểu Quốc hội. Chủ tịch của BIDV thì
thường xuyên tham gia các hoạt động của lãnh đạo Nhà nước các cấp. Một số lãnh đạo Vietcombank sau đó được bổ nhiệm vào vị trí phó thống đốc NHNN.
Nguyên chủ tịch HĐQT của Vietinbank là ông Phạm Huy Hùng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá 13. Khi trúng cử thì ông là chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng ASEAN, Bí thư Đảng ủy Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ đại đa số cổ phần.
Sau khi ông Phạm Huy Hùng nghỉ hưu năm 2014, ông Nguyễn Văn Thắng lên thay, Ông Thắng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá 14, đồng thời là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
Với BIDV, ông Trần Bắc Hà dù không phải là ông chủ thực sự của ngân hàng mà chỉ là người làm thuê và do Nhà nước chỉ định đại diện vốn, nhưng nói đến BIDV không thể không nhắc tới Trần Bắc Hà. Là người đứng đầu quản trị ngân hàng quốc doanh vào bậc lớn nhất nhì cả nước, ông Trần Bắc Hà được biết đến với những phát ngôn gây chú ý đối với dư luận.
“Tại buổi gặp gỡ giữa Thủ tướng và cộng đồng doanh nghiệp cuối tháng 4/2016, Ông Hà đã từng ví von Chính phủ điều hành nền kinh tế như một dàn nhạc giao hưởng, ở đó, Thủ tướng là nhạc trưởng, các bộ, ngành là nhạc công và các doanh nghiệp là ca sĩ để chúng ta cùng tạo nên một bản nhạc kinh tế thật hay”27.
Sau khi Ông Trần Bắc Hà nghỉ hưu năm 2016 cho đến nay BIDV vẫn chưa có CT.HĐQT, người được giao phụ trách điều hành hoạt động của HĐQT là ông Trần Anh Tuấn, Ủy viên HĐQT của BIDV. Ông Trần Anh Tuấn sẽ thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch HĐQT từ 1/9/201628.
Khi lãnh đạo cao cấp của một ngân hàng tham gia vào chính trường hoặc có mối thân hữu chính trị thì ngân hàng đó có thể có được một số lợi thế như: được ưu tiên tham gia vào các
27 Mai Anh, 2016. “8 năm thăng trầm trên “ghế nóng” BIDV của Ông Trần Bắc Hà”. Tại
http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/8-nam-thang-tram-tren-ghe-nong-BIDV-cua-ong-Tran-Bac-Ha-post170589.gd.
28 Ngọc Toàn, 2017. “Gần 1 năm, BIDV vẫn chưa có chủ tịch”. Tại http://cafef.vn/gan-1-nam-bidv-van-chua- co-chu-tich-2017080715303625.chn.
dự án lớn của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước; Ngân hàng dễ dàng trong việc xin các giấy phép mở rộng hoạt động; khi bị kiểm tra, thanh tra nếu có phát hiện sai phạm thì việc sử lý cũng nhẹ nhàng hơn…
Nhưng đổi lại Ngân hàng cũng phải đối mặt với những bất lợi như: lãnh đạo cao cấp không thể dành toàn bộ thời gian và công sức tập trung cho sự phát triển của ngân hàng; ngân hàng được yêu cầu tham gia đầu tư vào nhiều dự án, công trình mang tính chất chính trị, không tính đến hiệu quả kinh tế; phải tham gia tài trợ lớn cho các địa phương nhưng không mang lại hiệu quả cho ngân hàng.
Các NHTMNN thường “tiên phong” trong việc thực thi các chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt liên quan đến công tác tái cơ cấu các ngân hàng nhỏ yếu kém. Trường hợp BIDV “tự nguyện” tham gia sáp nhập ngân hàng yếu kém MHB và Viettinbank đang chuẩn bị sáp nhập ngân hàng 0 đồng PGBank là một ví dụ cụ thể. Sau khi sáp nhập thì các ngân hàng tự nguyện đều phải bỏ ra rất nhiều vốn, nhân lực và công sức để xử lý nợ xấu của các ngân hàng sáp nhập. Điều đó làm suy giảm khả năng kinh doanh và phát triển của các ngân hàng.
“Tại hội nghị tổng kết năm 2016 của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank) cuối tuần qua, Thống đốc Lê Minh Hưng đã thẳng thắn chỉ ra nhiều tồn tại và đưa ra những "đầu bài" cụ thể cho nhà băng mà ông ưu ái dành lời khen
"luôn tạo sự yên tâm và tin tưởng"29.
“Bên cạnh việc tự tái cơ cấu như mọi ngân hàng khác, Thống đốc còn thẳng thắn đề nghị Vietcombank cần có trách nhiệm tham gia tái cơ cấu các tổ chức tín dụng khác. "Đây là nhiệm vụ chính trị. Tất nhiên khi ngân hàng tham gia tái cơ cấu sẽ có cơ chế, giải pháp để tạo điều kiện chứ không phải gây bất lợi cho ngân hàng.
Nếu tái cơ cấu thành công cũng là điều kiện để Vietcombank tăng trưởng quy mô", Thống đốc phân tích”.
Vietcombank cũng đã từng được đề nghị sáp nhập với Saigonbank. Nhưng không giống trường hợp 02 ngân hàng trên, lãnh đạo của Vietcombank không tích cực, cũng như tự
29 Kim Tiền, 2017. “Thống đốc mong muốn Vietcombank tham gia tái cơ cấu các ngân hàng khác”. Tại http://cafef.vn/thông-doc-mong-muon-vietcombank-tham-gia-tai-co-cau-nhung-ngan-hang-khac-
20170107233610466.chn.
nguyện thực hiện sáp nhập với ngân hàng yếu kém. Trả lời câu hỏi của cổ đông tại ĐHCĐ năm 2015, chủ tịch Vietcombank khẳng định “Vietcombank sẽ không sáp nhập các TCTD đang bị âm vốn” điều mà chưa lãnh đạo cao cấp của một ngân hàng nào nói. Đến thời điểm hiện nay Vietcombank cũng chưa thực hiện sáp nhập với bất cứ TCTD yếu kém nào mà hiện chỉ đang hỗ trợ tái cơ cấu ngân hàng Xây dựng.
Với Chương trình cho vay đánh bắt xa bờ do NHNN ban hành, Vietcombank dù tuân thủ sự chỉ đạo của NHNN nhưng vẫn có cách làm riêng, đảm bảo cho vay an toàn, thu hồi được nợ. Trong khi Viettinbank và BIDV tích cực tham gia thì Vietcombank bị cho là
“Cản trở chủ trương nhân văn của nhà nước”30. Vì, chi nhánh Vietcombank Quãng Ngãi từ chối cho vay đóng tàu vỏ sắt theo Nghị định 67 đối với 02 ngư dân tại Quảng Ngãi dù đã được chính quyền địa phương phê duyệt phương án do kết quả thẩm định phương án sử dụng vốn không hiệu quả, không có khả năng trả nợ nên khách hàng không đáp ứng được điều kiện vay vốn. Một số tàu vỏ thép được đóng khi ngân hàng cho vay vốn đã mắc phải một số lỗi kỹ thuật khiến việc đánh bắt gặp nhiều khó khăn, thậm chí gây thua lỗ31.