THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh khi dạy học bài phản xạ toàn phần vật lí 11 theo hướng bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề (Trang 32 - 37)

3.1. Mục đích, đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm 3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

Trên cơ sở tiến trình dạy học đã soạn thảo ở chương 2, chúng tôi tiến hành thực nghiệm nhằm đánh giá giả thuyết khoa học của, cụ thể:

- Đánh giá xem tiến trình dạy học được thiết kế trên cơ sở vận dụng phương pháp tổ chức dạy học theo nhóm có giúp HS phát triển hoạt động nhận thức tự lực, sáng tạo hay không? Có giúp HS đào sâu kiến thức bài học hay không ? Có góp phần rèn luyện và phát triển năng lực hay không ?

- Chât lượng lĩnh hội tri thức vật lí của học sinh học tập theo hướng tổ chức dạy học nhóm với các nội dung vận dụng thực tế có cao hơn quá trình học tập không vận dụng phương pháp dạy học này hay không ?

3.1.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm

Đối tượng của thực nghiệm sư phạm là HS lớp 11 trường THPT Mộc Lỵ– Sơn La. Trình độ HS lớp nhìn chung tương đương nhau. Trong tiến trình dạy học bài

“Phản xạ toàn phần” thuộc chương “Khúc xạ ánh sang”, chúng tôi chọn trường này để làm thực nghiệm vì đây là trường lớn, đã được giảng dạy theo phương pháp dạy học mới theo công văn số 1037/SGDĐT-GDPT, thuận tiện hơn cho thực nghiệm sƣ phạm.

3.1.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Ở lớp thực nghiệm, chúng tôi dạy học theo phương pháp dạy học theo nhóm, theo dõi hoạt động cụ thể của các nhóm HS trong quá trình thực hiện các phiếu học tập, ghi chép lại toàn bộ diễn biến của buổi học và thu thập các phiếu học tập của HS.

- Sau đó chúng tôi phân tích các sản phẩm học tập của HS và những câu trả lời có đƣợc trong quá trình thực nghiệm thông qua các phiếu học tập, bài kiểm tra và trao đổi với HS. Chúng tôi trao đổi với HS sau bài học để biết đƣợc nhận xét của HS về đổi mới phương pháp dạy học môn vật lí, theo hướng phát triển năng lực và giải quyết vấn đề.

3.1.3.1. Chọn mẫu

Chọn mẫu là khâu quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thực nghiệm. Vì vậy, chúng tôi chọn mẫu thực nghiệm lớp 11A5 trường THPT Mộc Lỵ gồm 44 HS, là một tập thể lớp ngoan, có trình độ HS lớp nhìn chung tương đương nhau.

3.1.3.2. Phương pháp tiến hành

- Trao đổi với ban giám hiệu nhà trường, tổ trưởng tổ vật lí về mục đích thực nghiệm và xin cho triển khai kế hoạch thực nghiệm

- Trao đổi trực tiếp với GV dạy lớp đƣợc chọn làm thực nghiệm về mục đích, nhiệm vụ, nội dung giáo án thực nghiệm

- Tham gia dự giờ lớp đƣợc chọn

- Kiểm tra đánh giá kết quả thực nghiệm

3.1.4. Thời gian, địa điểm và công tác thực nghiệm sư phạm 3.1.4.1. Thời gian: Tháng 3 năm 2017

3.1.4.2. Địa điểm:

- Trường THPT Mộc Lỵ– Sơn La

3.1.4.3. Công tác chuẩn bị thực nghiệm sư phạm 3.1.4.3.1. Chuẩn bị cho buổi thực nghiệm sư phạm a. Chuẩn bị dạy học theo nhóm

Trước khi bắt đầu tiết dạy thực nghiệm, chúng tôi đã giới thiệu cho HS về hình thức dạy học theo nhóm.

b. Chia nhóm HS

Chúng tôi yêu cầu HS chia làm 2 nhóm, các nhóm tự bầu ra nhóm trưởng và thư kí.

3.1.4.3.2. Tổ chức dạy học bằng phương pháp dạy học theo nhóm bài “Phản xạ toàn phần”

Hoạt động 1: Ổn định lớp, xây dựng tình huống có vấn đề

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

* Đặt vấn đề: Vào những ngày nóng bức, ta có thể trông thấy dường như trên mặt đường nhựa có những vũng nước nhưng khi lại gần thì thấy hoàn toàn khô ráo. Hiện tượng đó người ta gọi là hiện tượng ảo ảnh ( hay có thể gọi khác đó là hiện tƣợng ảo tưởng ). Vậy tại sao lại có hiện tượng đó và điều kiện để xảy ra hiện tƣợng đó nhƣ thế nào? Thì chúng ta cùng đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay Bài 27: Phản xạ toàn phần

HS nhận thức về vấn đề cần nghiên cứu

Hoạt động 2: Thực hiện nhiệm vụ ở các phiếu học tập

GV giới thiệu nội dung bài học, số lƣợng các phiếu học tập, nội dung học tập tại các phiếu. Thống nhất nội quy học tập và thời gian thực hiện ở các phiếu. Thông qua đó, HS sẽ biết cách làm việc cũng nhƣ công việc phải làm.

Các nhóm HS lần lƣợt hoàn thành các phiếu học tập ứng với nội dung từng phần.

Trong quá trình thực hiện, HS có thể nhờ đến sự giúp đỡ của GV nếu cần thiết. Qua quan sát, chúng tôi thấy đa số HS hoạt động tích cực. Tuy nhiên khi bắt đầu làm phiếu học tập đầu tiên, HS còn khá lúng túng, sang các phiếu học tập sau thì việc hoàn thành

đã đơn giản hơn. Tuy nhiên, HS vẫn gặp khó khăn trong việc dự đoán và tiến hành thí nghiệm, cần đến sự hỗ trợ của GV. Dưới đây là một số hình ảnh cụ thể hoạt động của các nhóm HS:

3.2.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm

Thay vì áp dụng phương pháp dạy học theo kiểu truyền thống thì chúng tôi đã sử dụng phương pháp dạy học mới nhằm bồi dưỡng NL và GQVĐ của HS. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm đối với HS ở trường vùng núi Tây Bắc có rất nhiều khó khăn và chưa bao giờ được học theo phương pháp mới này, nhưng khi được tiếp xúc với cách học mới tôi nhận thấy rằng HS tham gia các hoạt động học tập một cách sôi nổi, hứng thú.

Do phương pháp dạy học mới này chủ yếu HS tự mình tìm hiểu và dựa vào kinh nghiệm bản thân để trả lời các phiếu học tập đƣợc giao. Từ đó lĩnh hội kiến thức cho bản thân, khác hẳn với phương pháp dạy học mà các em đang được học là ngồi nghe GV giảng dạy tiếp thu và lĩnh hội kiến thức. Tuy nhiên ban đầu mới đƣợc tiếp xúc với phương pháp học mới này HS còn tỏ ra bỡ ngỡ, lúng túng, không biết nên bắt đầu từ đâu và làm nhƣ thế nào. Nhƣng khi đƣợc GV hỗ trợ HS cảm thấy hứng thú hơn, sôi nổi tranh luận và đưa ra ý kiến của bản thân trước nhóm. Từ đó các em hiểu và quen dần với phương pháp học tập mới này, không còn bỡ ngỡ như lúc đầu. Mặt khác sản phẩm trong các phiếu học tập tiếp theo của các em còn đạt đƣợc hiệu quả khá cao.

Thông qua việc giải quyết nhiệm vụ ở các phiếu học tập, HS cảm thấy hứng thú hơn, tự lực giải quyết vấn đề nên chất lƣợng kiến thức và năng lực nhận thức của HS đƣợc nâng cao.

Từ những kết quả thu đƣợc sau mỗi giờ học, chúng tôi thấy rằng học theo phương pháp mới này sẽ giúp HS hiểu bài và tiến bộ nhanh hơn, giờ học diễn ra sôi nổi hơn. Mặt khác các em còn ham học, say mê, thích thú khi học môn vật lí đặc biệt giúp các em phát huy đƣợc tính sáng tạo, tự lực trong nhận thức của HS và đáp ứng đƣợc mục đích của đề tài.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua giờ học TN, quan sát hoạt động, diễn biến tâm lí và nhận xét kết quả học tập của HS, chúng tôi có thể kết luận:

- Quá trình thực nghiệm sƣ phạm đã chứng tỏ tính khả thi của tiến trình xây dựng KT mà đề tài đã soạn thảo. Đem lại hiệu quả trong việc nâng cao chất lƣợng dạy học, HS nắm vững KT tốt hơn. Do đó, phương pháp dạy học này có thể vận dụng linh hoạt vào thực tiễn dạy học, góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS và nâng cao hiệu giáo dục.

- HS có cơ hội tham gia vào các hoạt động của nhóm trong quá trình tìm tòi, GQVĐ, tạo điều kiện phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự chủ của HS. Đồng thời giúp các em nhận ra thế mạnh của bản thân và các bạn trong nhóm, có thể phối hợp hoạt động nhóm để đạt hiệu quả cao.

Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy còn một số hạn chế nhƣ:

- Để áp dụng phương pháp dạy học theo hướng bồi dưỡng NL và GQVĐ, GV phải mất rất nhiều thời gian cũng nhƣ công sức chuẩn bị. Ngoài ra, quá trình tổ chức dạy học cũng mất nhiều thời gian hơn.

- Đòi hỏi GV phải có trình độ chuyên môn cao, khả năng điều khiển và xử lí tình huống tốt.

- Do phương pháp dạy học này còn mới nên nhiều HS còn lúng túng và chưa hòa nhập đƣợc.

- Do điều kiện và thời gian còn hạn chế, chúng tôi mới chỉ áp dụng cho nhóm ít HS.

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh khi dạy học bài phản xạ toàn phần vật lí 11 theo hướng bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)