V. Ngành hàng rau tại Hà tây
V.2.2.2.4. Phân tích giá trị của kênh hàng
Các kênh hàng mà chúng tôi lựa chọn để tính toán quá trình hình thành giá tại Hoài Đức bao gồm 2 kênh hàng chính sau:
Kênh 1: Sản xuất-> thu gom-> bán lẻ Hà Nội -> ngời tiêu dùng Hà Nội Kênh 2: Sản xuất-> bán lẻ địa phơng-> ngời tiêu dùng Hà Nội
Giả thiết trong quá trình tính toán là: mức giá bán ra là giá thời điểm và là giá trung bình của các tác nhân điều tra; chi phí của các tác nhân là khá ổn định theo ngày; khối lợng buôn bán/ngày đợc tính trung bình cho các tác nhân.
Bảng 21: Hình thành giá qua các tác nhân xuất phát từ Hoài Đức (ĐVT: đ/kg)
Kênh 1 Kênh 2
Ngời sản xuất
Giá bán ra 2,500 2,700
Thu gom
Giá mua vào 2,500 -
Chi phí 131 -
Giá thành 2,631 -
Giá bán ra 3,200 -
Lợi nhuận 569 -
Bán lẻ
Giá mua vào 3,200 2,700
Chi phí 177 231
Giá thành 3,377 2,931
Lợi nhuận 723 969
Ngời tiêu dùng
Giá mua vào 4,100 3,900
Nguồn: điều tra Vasi- 2005
Tại thời điểm điều tra, giá rau là khá cao do lợng cung bị sụt giảm. Vào thời điểm giá rau cao do khan hiếm, mức độ chênh lệch giữa giá bán ra và giá mua vào thờng cao hơn các thời điểm khác. Do khối lợng, địa điểm bán và phơng thức đa hàng khác nhau nên giá bán của nông dân cho ngời thu gom và ngời bán lẻ có sự chênh lệch song không lớn. Trong kênh hàng, chi phí của ngời thu gom là khá cao nhng tính trên một đơn vị lại nhỏ hơn của ngời bán lẻ. Mức lãi đơn vị của ngời thu gom thấp hơn bán lẻ song lãi/ngày lại cao hơn do khối lợng buôn bán của ngời thu gom lớn (250-400 kg/ngày)
Trong kênh hàng không có sự tập trung lợi ích quá lớn vào tác nhân nào. Mức giá bán ra của nông dân và tác nhân thơng mại phụ thuộc hoàn toàn vào cung cầu thị trờng, nhng tác nhân thơng mại có cơ sở để đảm bảo mức lợi nhuận của họ, ngời sản xuất thì không. Nếu giá bán rau trên thị trờng thay đổi thì họ có khả năng điều chỉnh mức giá mua, thấp xuống hoặc cao lên tuỳ theo sự biến động. Các kênh thông tin không chính thức có thể giúp cho mặt bằng giá giữa các vùng sản xuất giữ cân bằng.