CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN
2.1. Tổng quan về Bộ Nông nghiệp và Ph t triển nông thôn
2.2.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế
- Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng cơ cấu, tổ chức của KTNN vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa thực sự tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao. Điều kiện làm việc của KTV chưa đảm bảo đầy đủ và thường xuyên nhất là trong môi trường công nghệ thông tin phát triển nhanh, giao dịch điện tử phổ biến, nhu cầu khai thác thông tin cao và yêu cầu bảo mật thông tin càng chặt chẽ.
- Hệ thống luật pháp, chính sách hiện nay chưa đầy đủ, chặt chẽ, chưa đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực và thường xuyên thay đổi, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kiểm toán. Cơ chế quản lý tài chính thay đổi dẫn tới hoạt động kiểm toán cũng phải thay đổi cho phù hợp, trong khi đó quy trình kiểm toán không thể điều chỉnh ngay lập tức, mà cần phải có một thời gian nhất định để nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm thực tế để điều chỉnh bổ sung phù hợp với sự thay đổi của cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước. Do vậy, sẽ gây áp lực phải thay đổi Quy trình khi chính sách, cơ chế tài chính áp dụng cho các loại hình đơn vị đó thay đổi.
- Việc khảo sát, thu thập thông tin về hoạt động của đơn vị còn mang nặng tính hình thức, chưa thực sự khoa học và hiệu quả. Chưa chú ý đến chất lượng tại khâu lập KHKT nên việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, trọng yếu và rủi ro kiểm toán còn mang tính lý thuyết và kinh nghiệm từ các cuộc kiểm toán trước mà chưa thu thập một cách đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán, làm cơ sở xác định các nội dung, phạm vi, đơn vị được kiểm toán và lịch trình kiểm toán phù hợp với đặc thù Bộ, Ngành.
- Việc soát xét KHKT của các vụ chức năng (thẩm định kế hoạch kiểm toán cấp ngành) cũng có những hạn chế nhất định. Việc thẩm định chủ yếu là xem xét, đối chiếu với các mục tiêu, nội dung kiểm toán đã hướng dẫn mà chưa quan tâm đúng mức đến các cơ sở dẫn liệu khác của các Bộ, Ngành;
chưa xem xét mối quan hệ giữa việc thu thập bằng chứng kiểm toán với mục tiêu kiểm toán đoàn kiểm toán đặt ra.
- Thực hiện Luật KTNN, từ năm 2006, KTNN đã tham gia thảo luận về dự toán NSNN. Tuy nhiên, KTNN chưa tham gia đầy đủ vào công tác thẩm tra dự toán NSNN hàng năm, chưa thực hiện đánh giá một cách độc lập về dự toán NSNN. Để thẩm định dự toán một cách có hiệu quả, cần phải có một cơ quan độc lập, có nghiệp vụ chuyên môn cao đánh giá toàn bộ diễn biến của
quá trình lập dự toán, cơ quan đó phải được bảo đảm tính độc lập trong quá trình đánh giá dự toán.
- Quy trình chưa quy định cụ thể các vấn đề như các yếu tố môi trường kiểm soát cần nghiên cứu, tài liệu cần thu thập, phương pháp, trình tự tiến hành, công cụ để thực hiện và tiêu chuẩn để đánh giá đối với từng loại hình đơn vị khi kiểm toán chi tiết, chẳng hạn đơn vị hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị sản xuất kinh doanh, đơn vị nghiên cứu khoa học…
- Tiêu chí kiểm toán của kiểm toán hoạt động của cuộc kiểm toán chưa được định hình, thiết lập ngay từ khi lập kế hoạch kiểm toán để định hướng và chắc chắn rằng sẽ thu thập được thông tin, bằng chứng kiểm toán nhằm đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực. Khâu khảo sát, thu thập thông tin chưa đủ dài và chưa thực sự bảo đảm chất lượng để có đủ căn cứ thiết lập các tiêu chí đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực. Quy trình kiểm toán không nêu rõ các tiêu chí kiểm toán và cách thiết lập tiêu chí kiểm toán; đặc biệt Kế hoạch kiểm toán năm và KHKT của các cuộc kiểm toán chỉ đề cập đến nội dung đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực nhưng chưa có các tiêu chí kiểm toán cụ thể hay hướng dẫn việc thiết lập các tiêu chí cũng như việc sử dụng các tiêu chí kiểm toán để tiến hành kiểm toán.
- Quy định của KTNN về kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán thiếu tính hướng dẫn:
+ Nhật ký của KTV: Mẫu nhật ký KTV chỉ quy định ghi nội dung kiểm toán và kết quả. Quy định này chưa nói rõ kết quả kiểm toán có bao gồm các nhận xét, đánh giá của KTV hay không. Do vậy nhiều Nhật ký KTV bỏ trống cột kết quả do không phát hiện số liệu chênh lệch. Đặc biệt mẫu Nhật ký hiện nay chưa quy định phải ghi đầy đủ mục tiêu, thủ tục, phương pháp kiểm toán là những nội dung cơ bản của hoạt động kiểm toán, làm căn cứ cho việc kiểm
soát chất lượng kiểm toán, đánh giá việc tuân thủ chuẩn mực, quy trình, KHKT và các phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán. Điều này một phần do chưa có hướng dẫn ghi chép, yêu cầu KHKT phải phản ánh chi tiết đầy đủ các nội dung kiểm toán, đặc biệt phải xác định rõ mục tiêu kiểm toán cụ thể của từng nội dung kiểm toán.
+ Về hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát: KTNN chưa có hướng dẫn cụ thể về những vấn đề cơ của hoạt động kiểm soát, như nội dung kiểm soát, mục tiêu kiểm soát của các nội dung kiểm soát, phương pháp, thủ tục kiểm soát.
Do vậy việc thực hiện kiểm soát của Tổ trưởng tổ kiểm toán, Trưởng đoàn kiểm toán đối với việc ghi chép hồ sơ của các KTV chưa đầy đủ và chưa thống nhất theo quy định.
- Đối với một số cuộc kiểm toán thì tham vọng để đánh giá toàn bộ tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực quá lớn trong khi xét cả về lý luận và thực tiễn một cuộc kiểm toán cụ thể không nhất thiết phải tìm cách đạt được tất cả các mục tiêu nghĩa là không nhất thiết phải cố gắng bằng mọi cách để kết luận về cả tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực và hiệu năng của bộ máy quản lý. Việc ưu tiên mục tiêu nào còn tùy thuộc vào nội dung được quan tâm của từng cuộc kiểm toán, tùy thuộc yêu cầu của các nhà quản lý trong từng giai đoạn cũng như năng lực, trình độ của KTV và quan trọng là xác định và thiết lập được các tiêu chí để đánh giá. Mặc dù, giá trị cuộc kiểm toán có thể bị hạn chế khi xem xét riêng từng khía cạnh của các mục tiêu tuy nhiên việc tập trung cho một mục tiêu, xây dựng được các tiêu chí đánh giá phù hợp nhiều khi vẫn hiệu quả hơn là tiến hành dàn trải nhưng không có mục tiêu nào được kết luận thỏa đáng do không thiết lập đủ tiêu chí đánh giá và thu thập được đầy đủ thông tin, bằng chứng kiểm toán.