Định hướng, mục tiêu phát triển cho vay KHCN tại NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng đến năm 2025

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 68 - 71)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY KHCN TẠI NHTM CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

3.1. Định hướng, mục tiêu phát triển cho vay KHCN tại NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng đến năm 2025

3.1.1. Định hướng phát triển cho vay KHCN tại NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Trước tác động của dịch bệnh, Sự phục hồi của nền kinh tế sau giai đoạn giãn cách xã hội do ảnh hưởng của dịch bệnh khó lượng đoán, cần được theo dõi sát sao và thưc hiện các chính sách tín dụng, điều hành thanh khoản thận trọng đồng thời tiếp tục các nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng trở lại ở các phân khúc khách hàng chiến lược đặc biệt là phân khúc KHCN nhằm duy trì và phát huy các lợi thế vượt trội trên thị trường.

Căn cứ theo định hướng chung đó, VPBank có nêu ra một số định hướng cụ thể đối với hoạt động phát triển cho vay KHCN như sau:

3.1.1.1 Hoàn thiện và phát triển các sản phẩm cho vay KHCN mới phù hợp với bình thường mới, tạo ra những cơ hội phát triển và tăng trưởng mới.

Chiến lược sản phẩm KHCN trong các năm tiếp theo cần tập trung điều chỉnh và xây dựng các sản phẩm với các cấu hình thích hợp với bình thường mới sau đại dịch. Định hướng chung là tiếp tục đẩy mạnh những sản phẩm thế chấp ít rủi ro, song song với đó cũng cần tìm kiếm các cơ hội thị trường để tận dụng tối đa ưu thế của ngân hàng có danh mục lớn nhất, quy trình vận hành tốt nhất cho vay tín chấp.

Trong hoạt động cho vay thế chấp, cần đẩy mạnh và tăng tỉ trọng của hai sản phẩm cho vay hộ kinh doanh và cho vay mua nhà. Song song với việc rà soát để đảm bảo hiệu quả của sản phẩm vay ô tôngân hàng định hướng phát

triển danh mục khách hàng vay mua ô tô du lịch cũ – một thị trường tiềm năng trong tương lai.

Hoạt động cho vay tín chấp cần được kiểm soát soát chặt chẽ và phục vụ chủ yếu cho các phân khúc khách hàng tầm trung và KH là hộ kinh doanh, tăng trưởng vào những nhóm sản phẩm kiểm soát được rủi ro và đảm bảo mang lại hiệu quả.

Với chi phí vận hành thấp, cùng với NIM tốt, sản phẩm thấu chi cần được quan tâm đẩy mạnh hơn nữa.

3.1.1.2 Phát triển các quy trình số hóa, tự động hóa nhằm nâng cao năng lực vận hành để phát triển hoạt động cho vay KHCN

Hoàn thiện việc đưa các sản phẩm, dịch vụ cho vay KHCN lên ứng dụng di động để khách hàng có thể đăng ký sử dụng tất cả các sản phẩm dịch vụ KHCN đặc biệt tập trung số hóa, tự động hóa các quy trình cho vay nhằm rút ngắn thời gian phê duyệt, tăng trải nghiệm khách hàng nhưng vẫn kiểm soát tốt rủi ro và tuân thủ các quy định của pháp luật.

Đẩy mạnh chiến lược mở rộng hệ sinh thái kết nối với các đối tác thông qua các sản phẩm thanh toán, cho vay số hoá của ngân hàng nhằm mục đích mang sản phẩm dịch vụ của ngân hàng len lỏi đến từng ngõ ngách của cuộc sống.

3.1.1.3 Phát triển cho vay KHCN theo chiến lược phân khúc cả về chiều rộng và chiều sâu

Chiến lược thương hiệu phân khúc đã được định hình với các giá trị mục tiêu cụ thể và thực hiện rất rõ ràng với phân khúc KH ưu tiên, phân khúc KH tầm trung, Phân khúc KH tiểu thương hộ kinh doanh, trong các năm tới VPBank cần phân tích để xây dựng được chân dung cho các tập khách hàng này từ đó xây dựng thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh để phát triển, theo dõi, quản lý nhằm tăng cao hiệu quả khai khác để tạo và tăng

trưởng lợi nhuận từ các phân khúc này.

Trong công tác tăng trưởng quy mô khách hàng, bên cạnh phát triển, hoạt động giữ chân khách hàng, chuyển dịch khác hàng từ phân khúc thấp lên phân khúc cao cũng cần được chú trọng tập trung thực hiện hiệu quả.

3.1.2. Mục tiêu phát triển cho vay KHCN tại NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng Căn cứ vào định hướng về phát triển cho vay KHCN, VPBank có nêu ra một số mục tiêu cho việc phát triển hoạt động cho vay KHCN trong 5 năm như sau:

3.1.2.1 Hoàn thiện và phát triển các sản phẩm cho vay KHCN mới phù hợp với bình thường mới, tạo ra những cơ hội phát triển và tăng trưởng mới.

Với dự kiến dịch sẽ được kiểm soát vào đầu năm 2022, mục tiêu tăng trưởng danh mục cho vay KHCN đến cuối năm 2025 đạt dư nợ 350 nghìn tỷ với tỷ trọng cho vay thế chấp có tài sản đảm bảo chiếm 70% và tín chấp không vượt quá 30% toàn danh mục cho vay KHCN.

Trong hoạt động cho vay thế chấp, Dự nợ cho vay mua nhà, cho vay kinh Doanh và cho vay ô tô (3 sản phẩm chủ đạo của cho vay thế chấp…..) dự kiến tăng từ 25% đến 30% mỗi năm.

Đối với Hoạt động cho vay tín chấp, dư nợ thẻ tín dụng dự kiến tăng 30%-35% mỗi năm và lợi nhuận từ thẻ phải tăng ít nhất 40% mỗi năm. Tiếp tục duy trì vị trí số 1 về phát hành thẻ tín dụng, dư nợ thẻ tín dụng và chi tiêu trên thẻ tín dụng.

3.1.1.2 Phát triển các quy trình số hóa, tự động hóa nhằm nâng cao năng lực vận hành để phát triển hoạt động cho vay KHCN

Mục tiêu đưa tỷ lệ cho vay các sản phẩm thế chấp và tín chấp lên các nền tảng và kênh digital đạt 100% đến năm 2025.

Trong thời gian tới, các đơn vị tiếp tục rà soát các quy trình cho vay để đưa lên nền tảng số hóa, tự động hóa, đơn giản quy trình cho vay, rút ngắn

thời gian để khách hàng tiếp cận được nguồn vốn vay một cách nhanh nhất, từ đó gia tăng trải nghiệm khách hàng, tăng doanh số là lợi nhuận của ngân hàng.

3.1.1.3 Phát triển cho vay KHCN theo chiến lược phân khúc cả về chiều rộng và chiều sâu

Mục tiêu đến năm 2025 tăng trưởng thêm mới được 500 nghìn khách hàng ưu tiên, 1 triệu khách hàng tầm trung và 200 nghìn khách hàng hộ kinh doanh tiểu thương so với số lượng cuối năm 2020. Hoạt động khai thác khách hàng qua các sản phẩm cho vay mới cần được nghiên cứu kỹ, xây dựng và thực hiện hiệu quả để tăng doanh thu trên đầu khách hàng, phấn đấu TOI cho vay trên mỗi khách hàng sẽ tăng tối thiểu 25% mỗi năm so với mức thực hiện bình quân trong 2020.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)