TẠI SAO CHẢI RĂNG ?
II. Nội dung và hình thức hoạt động
3. Nội dung:
- Giải thích việc chải răng có ích lợi gì và tác hại của việc không chải răng thường xuyên. Sinh hoạt văn nghệ.
4. Hình thức:Quan sát nhận xét.
III. Chuẩn bị hoạt động:
3. Phương tiện :
- Bánh ngọt, bàn chải, ly nước và kem đánh răng.
- Tranh một học sinh cuời tươi do chải răng ngay sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ và một hs ôm mặt khóc vì không chải răng thường xuyên.
- Một cái chén, đũa, muỗng dơ dính thức ăn.
- Thau và nứơc rửa
4. Tổ chức: Sinh hoạt tập thể lớp.
IV. Tiến hành hoạt động:
3. Mở đầu: Lớp hát tập thể
- GV giới thiệu mục đích, nội dung tiết học.
4. Tiến hành hoạt động :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1:
- Gv cho hs quan sát 1 cái chén dơ có dính thức ăn
- HS quan sát.
- Muốn cho chén sạch các em phải làm gì?
GV rửa chén cho hs trông thấy
GV liên hệ đến việc muốn giữ cho răng sạch thì phải chải răng.
- Chọn 1 hs lên ăn bánh ngọt, cho các bạn xem răng. Nhận xét
- Sau đó yêu cầu bạn vừa ăn bánh đi đánh răng, cho các bạn kiểm tra lại và nhận xét
-Vậy em nào biết chải răng để làm gì?
GV nhận xét
- GV cho hs quan sát tranh một hs cười tươi và một hs đang ôm mặt khóc, cho hs so sánh giữa 2 việc chải răng và không chải răng.
- Em chọn làm theo bức tranh nào?
GV kết luận: Chúng ta phải thường xuyên chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ để giữ cho răng luôn sạch sẽ tránh được bệnh sâu răng.
Hoạt động 2 : Sinh hoạt văn nghệ
- Rửa chén
- Để lấy sạch thức ăn dính trên răng và nướu sau khi ăn, để không bị sâu răng và viêm nướu.
- Hình cười tươi chứng tỏ bạn ấy chải răng thường xuyên và có một hàm răng đẹp. Hình ôm mặt khóc chứng tỏ bạn ấy không thường xuyên đánh răng, và bạn ấy đã bị đau do sâu răng
- Bức tranh bạn cười tươi.
- HS hát bài “ Mẹ mua cho em bàn chải xinh”
V. Kết thúc hoạt động:
- Tuyên dương những em tích cực trong giờ học - GV nhận xét tiết học
******************************************************************
Tuần 6 : (Thực hiện từ ngày 23/9 đến ngày 27/9/2013)
TiÕt 1 :
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRỪƠNG ĂN UỐNG SẠCH SẼ
I .Yêu cầu giáo dục:
- Biết lợi ích của việc ăn uống sạch sẽ đối với sức khỏe của con nguời nói chung và bản thân nói riêng.
- Có thói quen ăn uống sạch sẽ hợp vệ sinh - Biết ăn uống sạch sẽ hợp vệ sinh
II . Nội dung và hình thức tổ chức 1.Nội dung
- Ăn uống sạch sẽ hợp vệ sinh là ăn sạch uống sạch,không ăn những thức ăn ôi thiu hoặc quả xanh, mà chỉ dùng đồ ăn được nấu chín, không uống nước lã hoặc nước từ nguồn không sạch có trong tự nhiên mà chỉ uống nước đun sôi. Nếu biết ăn uống sạch sẽ hợp vệ sinh thì sức khoẻ được bảo đãm, hạn chế được bệnh tật.
- Nếu môi trường có nguồn nước bị bẩn, rau xanh và hoa quả bị hỏng thì chúng ta không được dùng để ăn uống
2 Hình thức : Sinh hoạt theo lớp III. Chuẩn bị hoạt động
1. Giáo viên
-Tranh vẽ nguồn nước bị nhiễm bẩn, về mâm cơm bị ruồi đậu vào, một số loại rau xanh và hoa quả thường gặp.
-Soạn một số câu hỏi về những điều nên và không nên trong việc ăn sạch và uống sạch.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị các câu hỏi của giáo viên.
IV. Tiến hành hoạt động:
1. Phần mở đầu:
- Giới thiệu mục đích nội dung tiết học.
2. Phần hoạt động:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Xem tranh
Mục đích: Giúp học sinh nhận biết sự ô nhiễm môi trường
Cách tiến hành:
- GV cho hs quan sát tranh về nguồn nước bẩn, về hình ảnh những con ruồi đậu vào mâm cơm, các loại rau xanh và hoa quả thường gặp.
- Các em thấy gì từ những bức tranh này?
- Nguồn nước ở trong tranh như thế nào?
- Nếu chúng ta ăn những thức ăn có ruồi đậu vào thì sẽ có hại như thế nào ?
- Đây là những loại rau quả gì?
-Những loại rau quả này bị hỏng thì có nên ăn không?
- Nếu ăn vào thì sẽ có hại như thế nào?
- Giáo viên kết luận : không được uống từ những nguồn nước bẩn không ăn các loại rau quả bị hỏng. Nếu chúng ta ăn uống không sạch
-HS quan sát
sẽ thì sẽ có hại cho sức khoẻ bản thân Hoạt động 2: phân biệt những điều nên và không nên
- Mục đích : giúp học sinh nhận biết những điều nên và không nên trong việc ăn uống hằng ngày
- Cách tiến hành
Giáo viên treo bảng phụ câu hỏi về một số điều nên và không nên, yêu cầu học sinh lựa chọn và bày tỏ ý kiến của mình.
a. Thức ăn phải được đậy kín bằng lồng bàn b. Vứt rác bừa bãi xuống nguồn nước
c. Không ăn những thức ăn đã bị ôi thiu
d. Không ăn những loại rau qủa đã bị hư hỏng e. Uống nước đã được đun sôi
- Có thể cho học sinh tự liên hệ thực tiễn hằng ngày trong việc ăn uống hợp vệ sinh ở nhà và nơi công cộng
- Giáo viên kết luận : chúng ta không được ăn thức ăn đã bị ôi thiu, không được uống nước lã, chỉ nên ăn chín uống sôi, như thế sẽ làm cho ta khỏe mạnh và không bị bệnh tật
-HS quan sát và trả lời.
- Nên
- Không nên - Nên
- Nên - Nên
- HS liên hệ
V. Kết thúc hoạt động:
- Cả lớp hát bài “Mời bạn vui múa ca ”
- Giáo viên nhận xét tiết học, dặn dò các em phải ăn uống vệ sinh để bảo vệ sức khoẻ của mình
********************************
TiÕt 2 :
CỬ CHỈ ĐẸP - LỜI NÓI HAY I. Yêu cầu giáo dục:
- Biết cách cư xử một cách lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô và mọi người xung quanh.
- Luôn có ý thức thể hiện mình một người con ngoan, học trò giỏi.
II. Nội dung và hình thức:
1. Nội dung:
- Tìm hiểu cách cư xử lễ phép với mọi người xung quanh - Sinh hoạt trò chơi.
2. Hình thức :
- Sinh hoạt tập thể lớp III. Chuẩn bị:
IV. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Giới thiệu chủ đề.
2. Thảo luận tập thể lớp:
(?) Khi ở nhà, khi ra đường, khi ở lớp, ở trường em đã có việc làm gì, nói năng như thế nào thể hiện là có cử chỉ đẹp lời nói hay?
Mỗi em sẽ nói 1 ý.
- Ăn cơm phải mời bố mẹ, ông bà - Khi đi học về phải chào hỏi - Đi đến trường phải chào cô giáo - Giúp đỡ bạn bè
- Biết nói lờ cảm ơn, xin lỗi
- Không chạy nhảy, xô đẩy bạn v.v.
GV nhận xét, tuyên dương.
- GV nêu câu đố vui:
“Nếu em mắc lỗi Thì có từ nào Ý nghĩa biết bao Muốn em nói thử”
Nếu em té ngã Có người giúp em Em thử nói xem
Từ nào thích hợp”
Hát tập thể bài: “ Có con chim vành khuyên nhỏ”
3. Trò chơi: Nên chơi ở chỗ nào?
- GV vẽ lên bảng
-GV yêu cầu HS chọn những vị trí chơi an toàn trên bảng, sau đó ghi vào mảnh giấy, rồi đọc to trước lớp. GV nhận xét-tuyên dương.
- Cả lớp + cá nhân
- ( Xin lỗi)
- ( Cảm ơn )
- HS chọn những vị trí chơi an toàn trên bảng, sau đó ghi vào mảnh giấy, rồi đọc to
IV. Kết thúc hoạt động:
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò các em về nhà nên chọn nơi chơi cho an toàn, sạch sẽ, vệ sinh.
********************************
Cây sắp đổ Sân vận động Gốc cây râm mát Hố vôi
Suối sâu Công viên
Sân trường Bờ sông, hồ
***************************************************************
***
Tuần 7 : (Thực hiện từ ngày 30/9 đến ngày 4/10/2013)
TiÕt 1 : CHỦ ĐIỂM : CHĂM NGOAN HỌC GIỎI CHÁU NGOAN BÁC HỒ
V. Yêu cầu giáo dục :
HS thuộc và hiểu lời ghi nhớ của nhi đồng. Biết cố gắng trong học tập để thực hiện như lời hứa. Xây dựng ý thức trách nhiệm trong học tập, sinh hoạt hoà đồng trong tập thể lớp học.