Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 23 - 28)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT

2.2 Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam hiện nay

2.2.3 Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

24

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước trong tháng 12/2017 đạt 39,54 tỷ USD, tăng 0,4% so với tháng trước.

Trong đó, xuất khẩu đạt 19,65 tỷ USD, giảm 1,7% và nhập khẩu đạt 19,89 tỷ USD, tăng 2,5% so với tháng trước.

(Nguồn: Tổng cục hải quan) Bi u đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2005-2017

Tính đến hết 12 tháng/2017, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 425,12 tỷ USD, tăng 21%, tương ứng tăng 73,74 tỷ USD so với năm 2016; trong đó tổng trị giá xuất khẩu đạt 214,02 tỷ USD, tăng 21,2%, tướng ứng tăng 37,44 tỷ USD, và tổng trị giá nhập khẩu đạt 211,1 tỷ USD, tăng 21%, tương ứng tăng 36,3 tỷ USD so với năm 2016..

25

Trong đó, xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong tháng 12 đạt 25,39 tỷ USD, giảm 2,9% so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch xuất nhập khẩu của khối này năm 2017 lên 278,56 tỷ USD, tăng 23,1%, tương ứng tăng 52,25 tỷ USD so với năm trước.

Cụ th , trong trong tháng 12/2017 xuất khẩu khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 13,68 tỷ USD, giảm 5,8%, tương ứng giảm 845 triệu USD so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu của khối này năm 2017 lên 152,19 tỷ USD, tăng 22,9%, tương ứng tăng 28,31 tỷ USD so với năm trước.

Nhập khẩu đạt 11,7 tỷ USD, tăng 0,7%, so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch nhập khẩu của khối này năm 2017 đạt 126,37 tỷ USD, tăng 23,4%, tương ứng tăng 23,94 tỷ USD so với năm trước.

Cán cân thương mại: Trong tháng 12/2017 Việt Nam nhập siêu 233 triệu USD, qua đó đưa cán cân thương mại hàng hóa cả nước năm 2017 thặng dư 2,91 tỷ USD.

Khối doanh nghiệp FDI trong tháng 12/2017 xuất siêu 1,98 tỷ USD, đƣa cán cân thương mại của khối này năm 2017 thặng dư đến 25,81 tỷ USD, trong khi khối doanh nghiệp trong nước thâm hụt là 22,9 tỷ USD.

Thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa:

Năm 2017, Việt Nam có trên 200 đối tác thương mại khắp toàn cầu, trong đó có 28 thị trường xuất khẩu và 23 thị trường nhập khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD.

Tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam với châu Á năm 2017 đạt 294,78 tỷ USD, tăng tới 25,7% so với năm trước và là châu lục chiếm tỷ trọng cao nhất (67%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.

Tiếp theo là xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước châu Mỹ với kim ngạch gần 68 tỷ USD, tăng 9,9% so với năm trước.

26

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với châu Âu đạt 57,9 tỷ USD, tăng 12,8%; châu Đại Dương đạt 7,76 tỷ USD, tăng 24,3% và châu Phi là 6,69 tỷ USD, tăng 24,8%.

Bảng 1: Kim ngạch, tỷ trọng và tốc độ tăng giảm xuất khẩu, nhập khẩu theo châu lục và nước/khu vực thị trường chính năm 2017

(Nguồn: Tổng cục hải quan)

27

Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong năm 2017 với tổng kim ngạch thương mại song phương đạt gần 93,7 tỷ USD, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm 2017.

Hàn Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ vươn lên trở thành đối tác thương mại hàng hóa lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ sau thị trường Trung Quốc. Xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc đạt gần 61,6 tỷ tăng 41,3% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là thị trường Hoa Kỳ đạt 50,8 tỷ USD, thị trường ASEAN đạt hơn 49,5 tỷ USD và thị trường EU (28 nước) đạt 45,11 tỷ USD với mức tăng lần lượt là: 7,8; 19,6% và 11,7%...

Riêng với thị trường Ấn Độ có tốc độ tăng mạnh 40,5% với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 7,63 tỷ USD.

Luật quản lý ngoại thương có hiệu lực từ 01/01/2018: bao gồm biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và biện pháp tự vệ lần đầu tiên đƣợc đƣa vào luật.Trong Luật cũng quy định cụ th về các biện pháp hành chính nhƣ:Cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu;Hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu; Quản lý theo giấy phép, theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu; Chứng nhận xuất xứ hàng hóa; Chứng nhận lưu hành tự do.

Bãi bỏ một số quy định về xuất nhập khẩu: Ngày 08/12/2017, Bộ Công Thương ban hành Thông tƣ số 28/2017/TT-BCT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số Thông tƣ trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và xuất nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương. Theo đó, thực hiện bãi bỏ một số quy định và văn bản về lĩnh vực xuất nhập khẩu như:Chương IV của Thông tư 44/2010/TT- BCT quy định chi tiết một số điều của Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo.Thông tƣ 20/2011/TT-BCT quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ô tô chở người loại từ 09 chỗ trở xuống.Thông tư 04/2017/TT-BCT sửa đổi, bổ sung Thông tư 20/2011/TT-BCT.

28

Bên cạnh đó, Thông tƣ 28/2017/TT-BCT cũng sửa đổi, bổ sung một số quy định về kinh doanh xăng dầu; quản lý chất lƣợng các sản phẩm, hàng hóa nhóm hai thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương; quy định về xuất khẩu khoáng sản, xuất khẩu than…

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)