Kết quả của thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Sử dụng Atlat địa lí việt nam (Trang 36 - 41)

1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm

- Mục đích của thực nghiệm là kiểm nghiệm tính hiệu quả và tính ưu việt

của phương pháp sử dụng Atlat trong dạy học địa lí 12. Từ đó áp dụng rộng rãi trong dạy học địa lí ở trường.

- Nhiệm vụ: xây dựng nội dung bài giảng và tiến hành giảng bài theo

phương phápđã chọn của đề tài. Xây dựng và phân tích kết quả thực nghiệm.

Bài thực nghiệm:

Tiết 32: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI

BẮC BỘ

2. Phương pháp thực nghiệm

Để thực nghiệm đạt được kết quả khách quan thì việc lựa chọn đối tượng

phải đảm bảo sự đồng đều về tất cả các mặt. Căn cứ vào đặc điểm của trung tâm, tôi đã chọn lớp 12A1 để làm thực nghiệm. Tôi chia lớp ra làm 2 nhóm đồng đều

về số lượng và chất lượng (mỗi nhóm 17 - 18 HS), một nhóm tôi dạy thực

nghiệm theo phương pháp mà đề tài chọn, còn một nhóm đối chứng không dạy theo phương pháp trên. Sau tiết thực nghiệm, tôi dành 15 phút để kiểm tra và tiến hành xử lí điểm theo toán học thống kê.

3. Kếtquả thực nghiệm

Sau khi kiểm tra 15 phút kết quả như sau:

Bảng 1: Phân phối tần sô điểm của nhóm thực nghiệm và đối chứng

Điểm xi Số HS Yếu Trung bình Khá Giỏi Xuất sắc

< 5đ 5đ 6đ 7đ 8đ 9đ 10đ Nhóm thực nghiệm 18 1 (3đ) 3 7 5 2 0 0 Nhóm đối chứng 17 5 (1: 2đ, 3: 3đ, 1: 4đ) 6 4 2 0 0 0

Bảng 2: Phân phối tần suất điểm của nhóm thực nghiệm và đối chứng (%)

Điểm xi Yếu Trung

bình Khá Giỏi Xuất sắc

Nhóm thực

Người thực hiện: Dương Thị Sáng – Giáo viên Trung tâm GDTX Yên Lạc 37

Nhóm đối

chứng 29,4 58,8 11,8 0 0

Bảng 3: Bảng thể hiên điểm trung bình các bài kiểm ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng

Nhóm Điểm trung bình

Thực nghiệm 6,2

Đối chứng 5,4

Qua bảng số liệu trên ta thấy có sự chênh lệch giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Rõ ràng lớp thực nghiệm có số HS đạt điểm khá, giỏi (38,9%) cao

hơn lớp đối chứng (11,8%). Chứng tỏ lớp thực nghiệm lĩnh hội kiến thức sâu sắc hơn.

Qua kết quả trên cho thấy việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học địa lí 12 đã phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS và đạt kết

quả cao hơn so với việc dạy truyền thống.

Từ kết quả nghiên cứu và thực nghiệm, tôi đã rút ra cho mình được một số

bài học kinh nghiệm trong việc sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí 12 sao cho có

hiệu quả. Đó là:

1- Khi hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat để phân tích cần đảm bảo những yêu cầu sau:

- Sử dụng những bản đồ phải có nội dung phù hợp với kiến thức cần tìm hiểu trong bài .

- Khi phân tích bản đồ cần phải chú ý đọc đúng các ước hiệu, ký hiệu, mầu sắc, và hình dáng kích thước để phân tích mới đảm bảo tính chính xác, khoa học. - Khi phân tích bản đồ phải tìm tòi các chi tiết, không bỏ sót một dữ kiện nào trên bản đồ. Cần chú ý nghiên cứu kỹ các biểu đồ, và các chú thích kèm theo để nắm vưng cả những chi tiết nhỏ nhất.

Khi hướng dẫn học sinh phải yêu cầu các em sử dụng bản đồ nào, trang nào cho phù hợp với nội dung bài học?

Phải phân tích từng dữ kiện nào có đặc điểm gì nổi bật? Cần khai thác bản đồ, lược đồ hay biểu đồ nào để tìm hiểu kiến thức của bài?

2- Trình tự khi khai thác bản đồ trong Atlat là: - Dựa vào bản đồ nào? Trang nào? của Atlat.

- Nhận biết và đọc được các ký hiệu, ước hiệu ở bảng chú thích.

- Phân tích các ký hiệu, ước hiệu trên bản đồ để rút ra nhận xét.

- Thông qua việc phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với kinh

Người thực hiện: Dương Thị Sáng – Giáo viên Trung tâm GDTX Yên Lạc 38 3- Giáo viên cần hình thành thói quen cho học sinh khi sử dụng Atlat biết

khai thác kiến thức nào trước, kiến thức nào sau. Hệ thống câu hỏi dẫn dắt học

sinh phân tích giải thích phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, tránh rườm rà hoặc

vụn vặt, gây tâm lí nhàm chán cho học sinh .

4- Muốn có hiệu quả bài giảng cao, chất lượng tốt, người thầy phải chuẩn

bị kĩ bài giảng, các thiết bị phục vụ cho bài, những tình huống đột xuất có thể

Người thực hiện: Dương Thị Sáng – Giáo viên Trung tâm GDTX Yên Lạc 39

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam là rất cần thiết và quan trọng trong việc dạy và học môn Địa Lí. Đối với HS lớp 12, kĩ năng này có tác

dụng thúc đẩy tính tích cực, tự giác, tư duy độc lập logic trong học tập của HS, giúp các em chủ động, sáng tạo, độc lập tự mình phân tích, khai thác kiến thức

qua các trang bản đồ (hay lược đồ), biểu đồ trong Atlat. HS nhận thức được các

nội dung trong bản đồ không những chỉ là phương tiện trực quan sinh động mà còn là bản mật mã ẩn chứa trong đó nhiều điều mới lạ, mang tính hấp dẫn tuổi

trẻ mà ngôn ngữ của nó là: các quy ước, ký hiệu, mầu sắc, và cả hình dáng kích

thước của cả nước, một khu vực, một vùng lãnh thổ. Giúp các em nắm bài nhanh, hiểu bài sâu sắc hơn.

Trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học, đòi hỏi GV phải luôn luôn

cải tiến các phương pháp giảng dạy so với các phương pháp trước đây, để tăng

tính hấp dẫn với HS. Ngược lại, nếu GV chỉ trình bày theo kiểu thuyết trình, vừa

mệt thầy, HS không thích nghe, hay mất trật tự, không thúc đẩy tính độc lập

sáng tạo của trò, hiệu quả bài dạy thấp.

2. Kiến nghị

Trong đề tài nghiên cứu của mình, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số kiến

nghị sau:

1. Do giá thành Atlat còn cao so với HS ở vùng nông thôn, các em chưa mua đủ Atlat để học tập nên mỗi trường cần mua tối thiểu từ 15 - 20 quyển đưa vào thư viện, cho HS sử dụng trong việc hoạt động nhóm, nhằm nâng cao hiệu

quả dạy và học.

2. Các thầy cô giáo cần tích cực hướng dẫn HS sử dụng Atlat để học tập môn Địa lí đạt hiệu quả cao.

3 . Sở Giáo dục nên tổ chức các chuyên đề về sử dụng Atlat cho GV dạy

môn Địa lí ở các trường, trao đổi, đúc rút kinh nghiệm để việc sử dụng Atlat có hiệu quả hơn.

Trên đây là một số việc làm và những suy nghĩ về cách sử dụng Atlat của tôi để giúp HS học tập môn Địa lí lớp 12 bước đầu đã có hiệu quả, xin trình bày

để đồng nghiệp tham khảo, có thể còn những khiếm khuyết không thể tránh

khỏi, rất mong các bạn góp ý để cùng nhau tìm ra phương pháp giảng dạy sử

dụng Atlat mang lại hiệu quả cao hơn.

Người thực hiện: Dương Thị Sáng – Giáo viên Trung tâm GDTX Yên Lạc 40

HỘI ĐỒNG NHÀ TRƯỜNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Người thực hiện: Dương Thị Sáng – Giáo viên Trung tâm GDTX Yên Lạc 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lâm Quang Dốc. Bản đồ giáo khoa (dùng cho học viên cao học). NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, năm 2009.

2. Lâm Quang Dốc. Bản đồ học đại cương. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, năm 2005.

3. Lâm Quang Dốc. Hướng dẫn sử dụng Átlát Địa lí Việt Nam. NXB Đại

học Sư phạm, Hà Nội, năm 2006.

4. Lâm Quang Dốc. Thực hành bản đồ học. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, năm 2004.

5. Nguyễn Dược (chủ biên). Lí luận dạy học Địa lí. NXB Đại học Sư

phạm, Hà Nội, năm 1991.

6. Ngô Đạt Tam (chủ biên). Bản đồ học (dùng cho sinh viên các trường Đại học sư phạm). NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 1986.

7. Atlat Địa lí Việt Nam. NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, năm 2010.

8. Sách giáo khoa và sách giáo viên Địa lí 12. NXB Giáo dục Việt Nam,

Một phần của tài liệu Sử dụng Atlat địa lí việt nam (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)