TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm vật lý lớp 10 nâng cao ý thức tham gia giao thông cho học sinh qua một số bài học trong chương trình vật lý lớp 10 (Trang 35 - 39)

Bài 25: Động năng và định lý đông năng

4. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm

Nhằm đánh giá lại kết quả nghiên cứu của đề tài, kiểm tra hiệu quả của các biện pháp nâng cao ý thức của học sinh khi an toàn giao thông đã nêu ra. Kết quả thực nghiệm góp phần khẳng định tính hiệu quả của nội dung nghiên cứu.

Nhiệm vụ đặt ra là phải tiến hành thăm dò ý kiến học sinh về vấn đề an toàn giao thông. Áp dụng các biện pháp nêu ra trong đề tài, tiến hành dạy theo nội dung từng bài liên quan đến an toàn giao thông trong chương trình vật lý lớp 10. Từ đó đánh giá kết quả bước đầu sự thay đổi nhận thức và nâng cao ý thức cho hoc sinh khi tham gia giao thông.

4.2. Phương pháp thực nghiệm

Việc thực nghiệm được tiến hành tại một số trường THPT trong Huyện Diễn Châu, trong đó được tiến hành rộng rãi tại Trường THPT Diễn Châu 4 với học sinh khối 10 năm học 2018 – 2019. Số học sinh được chọn thực nghiệm ở 6 lớp bao gồm: 10C1 và 10C2 năng lực học tập khá - giỏi; lớp 10C3 và 10C6 năng lực học tập trung bình - khá; lớp 10C4 và 10C5 năng lực học tập trung bình. Mỗi nhóm lớp chọn một lớp đối chứng và một lớp thực nghiệm. Cụ thể như sau:

- Nhóm lớp khá – giỏi: Lớp đối chứng 10C1, lớp thực nghiệm 10C2

- Nhóm lớp trung bình – khá: Lớp đối chứng 10C6, lớp thực nghiệm 10C3 - Nhóm lớp trung bình: Lớp đối chứng 10C4, lớp thực nghiệm 10C5.

4.3. Tiến hành thực nghiệm

Trước khi áp dụng đề tài, tiến hành dự giờ, thăm lớp, trao đổi với giáo viên và học sinh về các vấn đề liên quan đến giao thông hiện nay. Quá trình tiến hành thực nghiệm có quan sát và ghi chép đầy đủ các hoạt động của giáo viên và học sinh.

Đặc biệt chú ý đến khả năng theo dõi, tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến giao thông qua bài học mà giáo viên nêu ra. Số học sinh tham gia hoạt động, việc thực hiện nhiệm vụ và kết quả học sinh nhận thức được. Cuối giờ học có sự trao đổi với giáo viên và học sinh để rút kinh nghiệm và có những nhận xét đánh giá chính xác.

Sau khi học sinh các bài đã nêu trong đề tài, tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả theo các mức độ nhận thức của học sinh về vấn đề nâng cao ý thức tham gia giao thông của học sinh.

4.4. Kết quả thực nghiệm.

Tôi đã soạn 2 nhóm câu hỏi liên quan đến kiến thức vật lý và mức độ nhận thức của học sinh để kiểm tra đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế và việc nâng cao ý thức của hoc sinh. Qua đó đánh giá được mức độ thay đổi nhận thức của học sinh khi tham gia giao thông. Kết quả như sau:

- Mức độ 1: Kiến thức dưới 5 điểm, nhận thức đúng dưới 50 % - Mức độ 2: Kiến thức từ 5 đến < 7 điểm, nhận thức đúng 50 – 70%

- Mức độ 3: Kiến thức từ 7 đến < 9 điểm, nhận thức đúng 70 - 80%

- Mức độ 4: Kiến thức từ 9 – 10 điểm, nhận thứ từ 80% trở lên Bảng 1: Bảng kết quả số liệu ( phân phối tần số mức độ fi )

Bài KT Lớp Số

HS Tấn số đánh giá mức độ hiểu biết và nhận thức fi

Mức độ 1 Mức độ 2 Mứ độ 3 Mức độ 4

1.Kiến thức

ĐC 10C1 42 5 15 12 10

TN 10C2 42 2 5 10 25

ĐC 10C6 40 10 15 10 5

TN 10C3 42 5 12 15 20

ĐC 10C4 42 15 17 8 2

TN 10C5 40 6 10 14 10

Tổng số ĐC 124 30 47 30 17

TN 124 13 27 39 55

1. Nhận thức

ĐC 10C1 42 0 5 20 17

TN 10C2 42 0 3 10 29

ĐC 10C6 40 5 18 10 7

TN 10C3 42 0 10 18 14

ĐC 10C4 42 7 20 11 4

TN 10C5 40 1 12 17 10

Tổng số ĐC 124 12 43 41 28

TN 124 1 25 45 53

Bảng 2: Bảng phân phối tần suất tổng hợp các bài kiểm tra đánh giá Lớp Số HS Số % học sinh đạt mức độ hiểu kiến thức và nhận thức xi

Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 Cộng

ĐC 124 16,90% 36,29% 28,62% 18,19% 100%

TN 124 5,64% 20,96% 33,87% 39,53% 100%

Bảng 3: Bảng phân phối tần suất tích lũy các bài kiểm tra đánh giá

Lớp Số HS Số % học sinh đạt mức độ hiểu kiến thức và nhận thức từ xi trở xuống

Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 Cộng

ĐC 124 16,90 53,19 81,81 100 100%

TN 124 5,64 26,60 60,47 100 100%

*Biểu diễn bằng đồ thị để so sánh: Đồ thị phân phối tần số tích lũy + Trục tung: Chỉ số % học sinh đạt mức độ xi trở xuống + Trục hoành: Chỉ số mức độ xi

Đồ thị phân phối tần số tích lũy mức độ nhận thức của học sinh các lớp ĐC và TN - Tính mức độ trung bình các lớp đối chứng và thực nghiệm:

1 2 1

1

... 1

n

i n

n i

i i i

x x x x

x f x

n n n

=

=

+ + +

= = ∑ =

Trong đó : fi : là tần số tương ứng với số học sinh đạt mức độ nhân thức xi

n : là số học sinh tham gia đánh giá Tính độ lệch chuẩn: S = ( )

2

2 2 1

1 1

1 1

n

n n i

i

i i

i i

x

x x x

n

n n

=

= =

 

 ÷

 

− −

− = −

∑ ∑ ∑

Kết quả cụ thể:

Lớp Mức độ nhận thức trung bình ( x) Độ lệch chuẩn (S)

ĐC 2,08 0,22

TN 2,48 0,18

Như vậy kết quả đánh giá mức độ hiểu biết và nhận thức của học sinh các lớp thực nghiệm cao hơn các lớp đối chứng.

Nếu dùng phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê toán học ta có những kết luận sau:

- Học sinh lớp chọn làm thực nghiệm hiểu biết và nắm vững kiến thức hơn, nhận thức về các vấn đề an toàn giao thông sâu hơn.

- Học sinh hiểu rõ hơn các nguyên tắc khi tham gia giao thông an toàn, có thay đổi nhận thức về các mức độ cao hơn về mặt kiến thức cũng như nhận thức.

4.5. Đánh giá hiệu quả của sang kiến kinh nghiệm

Nội dung đề tài “Nâng cao ý thức tham giao giao thông cho học sinh qua một số bài học trong chương trình vật lý lớp 10 ” đã được áp dụng giảng dạy tại một số trường THPT trong huyện Diễn Châu thu được những kết quả đáng khích lệ. Khi vận dụng giảng dạy một số bài đã nêu trong đề tài, học sinh rất thích thú và hào hứng. Học sinh mạnh dạn nêu về những vụ tai nạn giao thông xảy ra hằng ngày mà các em đã chứng kiến, chỉ ra được nguyên nhân và các hiện tượng vật lý xảy ra. Khi làm các bài tập thực tế về giao thông học sinh luôn tranh luận sôi nổi, các em thấy được nhiều vấn đề được mở rộng, phát triển nâng cao, liên hệ các tình huống trong thực tế. Qua đó, học sinh sẽ thay đổi về nhận thức khi tham gia giao thông, làm thế nào để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho những người xung quanh. Nếu mỗi giáo viên chúng ta luôn tìm tòi, nghiên cứu, vận dụng kiến thức môn học vào các vấn đề thực tiễn hằng ngày thì nội dung bài học sẽ sinh động, đem đến sự thích thú cho học sinh. Điều đó góp phần không nhỏ trong việc đổi nội dung chương trình giáo dục THPT trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, nâng cao ý thức việc tham gia giao thông an toàn.

Đề tài đã được áp dụng giảng dạy cho học sinh lớp 10 khi học về chương trình cơ học. Nội dung đề tài cũng là một tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho các thầy cô giáo đang giảng dạy vật lý nói chung và giảng dạy chương trình vật lý lớp 10 nói riêng. Khi áp dụng giảng dạy nội dung nàys học sinh hiểu biết hơn về các nguyên tắc khi tham gia giao thông liên quan đến kiến thức vật lý đã học. Khi giải các bài tập thực tế, học sinh biết thêm về các vụ tai nạn giao thông để biết cách phòng tránh, hạn chế được tai nạn giao thông đối với các em. Đặc biệt, khi áp dụng đề tài vào giảng dạy đã nâng cao được ý thức tham gia giao thông của học sinh.

Danh sách giáo viên ở các trường THPT Huyện Diễn Châu, đã áp dụng nội dung đề tài vào giảng dạy:

TT Họ và tên giáo viên

Chức vụ Điện thoại Trường THPT

Thời gian áp dụng 1 Bùi Văn Cơ Giáo viên 096671375

8

Diễn Châu 4 2018 - 2109 2 Bùi Hữu Đại Giáo viên - 091503976 Diễn Châu 4 2018 - 2019

7

3 Bùi Thái Cường Giáo Viên 0972270823 Diễn Châu 4 2018 - 2019 4 Nguyễn Văn Võ Giáo viên 0977113199 Diễn Châu 2 2018 – 2019 5 Bùi Đức Thuận Giáo viên 097575228

8

Nguyễn Xuân Ôn

2018 - 2019

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm vật lý lớp 10 nâng cao ý thức tham gia giao thông cho học sinh qua một số bài học trong chương trình vật lý lớp 10 (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w