Câu 20: Nguyên nhân và hoạt động khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam? Cuộc khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam làm cho xã hội Việt Nam biến đổi như thế nào?Phân tích khả năng cách mạng của từng tầng lớp giai cấp xã hội Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 21: Trình bày những hoạt động yêu nước của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ 1919 đến năm 1925.
- Quá trình chuyển biến của Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản đã diễn ra như thế nào?(Gợi ý: trình bày tóm tắt tiểu sử, những hoạt động yêu nước từ 1911 đến 1925)
Câu 22: Sự ra đời của ba tổ chức Cộng sản trong năm 1929: Hoàn cảnh ra đời, quá trình hình thành và ý nghĩa lịch sử.
Câu 23: Trình bày hoàn cảnh, nội dung của hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930. Nội dung của Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt - cương lĩnh chính trị đầu tiên được Nguyễn Ái Quốc trình bày tại hội nghị thành lập Đảng. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam? Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặc vĩ đại của cách mạng Việt Nam?.
Câu 24:Nguyên nhân, diễn biến chính và ý nghĩa lịch sử Phong trào cách mạng 1930 - 1931. Nêu rõ sự ra đời và hoạt động của Xô viết Nghệ – Tĩnh.
Vì sao nói phong trào cách mạng 1930 - 1931 là cuộc tập dượt đầu tiên của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng chuẩn bị cho thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945.
Câu 25: Cao trào vận động dân chủ 1936 - 1939: Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của Đảng ta, diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử.
Câu 26: Trình bày hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa lịch sử của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VI (11/1939).
Câu 27:Trình bày hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa lịch sử của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII (5/1941).
Câu 28: Tại sao trong 2 năm 1939, 1941 Ban chấp hành Trung ương Đảng đều triệu tập hội nghị? Vấn đề quan trọng nhất được các hội nghị đề cập tới là gì?
Câu 29: Mặt Trận Việt Minh được thành lập như thế nào? Mặt Trận Việt Minh có những đóng góp gì đối với thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám 1945?.
Câu 30: Khi Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương, Đảng ta có chủ trương gì? Nội dung của chủ trương đó như thế nào?(Nội dung của bản chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta). Trình bày diễn biến và ý nghĩa lịch sử của cao trào khánh Nhật cứu nước.
Câu 31:Cách mạng tháng Tám 1945: Nguyên nhân (hoàn cảnh lịch sử), diễn biến chính và ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám. Phân tích, nguyên nhân thành công và những bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng
Tám 1945.Sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và ý nghĩa lịch sử của nó.
Câu 32: Tình hình nước ta trong những năm đầu tiên sau cách mạng tháng Tám như thế nào? Đảng và nhân dân ta đã từng bước thoạt khỏi những khó khăn đó như thế nào để bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Tám?
(những thuận lợi và khó khăn; cách giải quyết nạn đói, nạn dốt, tài chính, xây dựng chính quyền; đấu tranh với Tưởng và tay sai; đấu tranh với Pháp – Nội dung và ý nghĩa của Hiệp định sơ bộ 6/3).
Câu 33: Vì sao Đảng và nhân dân ta phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp?. Phân tích nội dung đường lối kháng chiến của Đảng ta như thế nào?
Câu 34: Trình bày âm mưu của địch, chủ trương kế hoạch của ta, diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
Câu 35: Trình bày âm mưu của địch, chủ trương kế hoạch của ta, diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Biên Giới thu - đông 1950.
Câu 36: Trình bày âm mưu của địch, chủ trương kế hoạch của ta, diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử của chiến cuộc đông - xuân 1953-1954.
Câu 37: Trình bày âm mưu của địch, chủ trương kế hoạch của ta, diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
Câu 38: Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
BÀI TẬP NÂNG CAO Phần lịch sử thế giới:
Câu 1.Nêu những chuyển biến lớn của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.Phân tích một chuyển biến quan trọng nhất?
Câu 2.Từ những đặc điểm của quan hệ quốc tế trong trật tự thế giới ở thế kỉ XX, em có suy nghĩ gì về sự hình thành trật tự thế giới mới.
Câu 3.Quá trình thành lập và phát triển tổ chức ASEAN? Quan hệ Việt Nam
– ASEAN: cơ hội thách thức.
Câu 4.Các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi?Đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi?Vì sao năm 1960 gọi là “Năm Châu Phi”?Tác động của phong trào cách mạng Việt Nam đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi trong những năm 1954 – 1960?
Câu 5.Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra như thế nào?
Việt Nam trong quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?
Câu 6.Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai?Đảng ta đã vận dụng những thành tựu cách mạng khoa học – kỹ thuật trong việc thực hiện CNH, HĐH đất nước như thế nào?
Câu 7.Xu thế toàn cầu hóa được thể hiện trên những lĩnh vực nào? Vì sao nói toàn cầu hóa vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển?.
Câu 8.Các xu thế phát triển của thế giới hiện nay là gì? Những thời cơ và những thách thức đặt ra cho dân tộc Việt Nam trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế như thế nào?.
Phần lịch sử Việt Nam:
Câu 9.Lập bảng so sánh ba tổ chức yêu nước cách mạng (Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Tân Việt cách mạng Đảng, Việt Nam quốc dân đảng) theo yêu cầu sau:
Nội dung Hội VN cách mạng thanh niên
Tân Việt cách mạng đảng
Việt Nam quốc dân đảng
Thời gian Lãnh đạo Lực lượng tham gia
Nhiệm vụ Xu hướng
Câu 10.Nêu những sự kiện lịch sử tiêu biểu của phong trào cách mạng 1930 – 1935 và phân tích một sự kiện tiêu biểu nhất thể hiện tính chất triệt để của phong trào.
Câu 11.Nét nổi bật nhất của từng phong trào cách mạng: 1930 – 1931; 1932 – 1935; 1936 – 1939; 1939 – 1945? Bài học lớn nhất của từng phong trào đối với thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945.
Câu 12.Hãy phân tích những điểm chung và những nét đặc thù của các phong trào cách mạng 1930 – 1931; 1936 – 1939; 1939 – 1945.
Câu 13.Nêu những sự kiện tiêu biểu nhất trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ 1930 đến 1945. Hãy phân tích một sự kiện tiêu biểu nhất có ảnh hưởng đến giai đoạn lịch sử trong những giai đoạn tiếp theo.
Câu 14.Vì sao Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, sách lược trong giai đoạn cách mạng 1936 – 1939? Sự chuyển hướng đó có gì mâu thuẫn với nội dung của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng không? Vì sao?
Câu 15.Những nghị quyết quan trọng của Đảng trong thời kì cách mạng 1939 – 1945?Phân tích một nghị quyết có tác dụng đến việc vận động toàn quân, toàn dân đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc năm 1945.
Câu 16.Lập bảng so sánh ba thời kì lịch sử: 1930 – 1931; 1936 – 1939; 1939 – 1945, theo yêu cầu sau:
Nội dung 1930 - 1931 1936 - 1939 1939 - 1945 Chủ trương của đảng
Nhiệm vụ cách mạng Hình thức đấu tranh Khẩu hiệu đấu tranh Kết quả đấu tranh Bài học kinh nghiệm
Câu 17.Nêu những mốc lịch sử quan trọng trong thời kì cách mạng 1939 – 1945.Tác dụng của những mốc lịch sử đó đối với thắng lợi của cách mạng
tháng Tám và khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
Câu 18. Công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đối với cuộc vận động cách mạng tháng Tám (1939 - 1945) như thế nào?
Câu 19.Trình bày diễn biến chính của cao trào kháng Nhật cứu nước từ tháng 3/1945 đến tháng 8/1945?Vì sao qua cao trào kháng Nhật cứu nước đã tạo tiền đề thúc đẩy cho thời cơ Tổng khởi nghĩa của cách mạng tháng Tám nhanh chóng chín muồi?
Câu 20.Từ năm 1930 đến năm 1945, Đảng ta đã giải quyết hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến như thế nào? Phân tích sự sáng tạo của Đảng ta trong việc giải quyết hai nhiệm vụ đó.
Câu 21.Hãy chứng minh rằng: Thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 là thắng lợi của quá trình chuẩn bị lâu dài kết hợp với việc chớp lấy thời cơ phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.
Câu 22.Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, tập hợp mọi lực lượng yêu nước xây dựng khối đoàn kết toàn dân trong các mặt trận dân tộc thống nhất được Đảng ta xúc tiến như thế nào trong giai đoạn cách mạng 1930 – 1945?
Câu 23. Con đường cách mạng bạo lực của quần chúng: kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang để đi đến giành thắng lợi trong cách mạng tháng Tám 1945 như thế nào?
Câu 24.Trình bày những nguyên nhân dẫn đến sự thành công của cách mạng tháng Tám.Phân tích một nguyên nhân có tính chất quyết định nhất đối với thắng lợi của cuộc cách mạng này.
Câu 25.Nêu những khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng Tám và phân tích những khó khăn làm cho nước ta đứng trước tình thế như “ngàn cân treo sợi tóc”.Những chính sách của Đảng và nhà nước ta trước tình thế đó?
Câu 26.Hãy làm sáng tỏ vai trò của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ chính quyền, giữ vững độc lập dân tộc những năm đầu tiên sau cách mạng tháng Tám(2/9/1945 – 19/12/1946).
Câu 27.Hãy nêu những chiến thắng tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta và phân tích một chiến thắng tiêu biểu nhất.
Câu 28.Thông qua trình bày hai sự kiện cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp, hãy cho biết âm mưu và hành động cuối cùng của Pháp – Mĩ đã bị đánh bại như thế nào?
Qua đó, hãy liên hệ với những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tôc ta để có thể rút ra bài học truyền thống nổi bật trong việc kết thúc chiến tranh.
Câu 29.Hãy chứng minh rằng: Từ thu đông năm 1950 đến xuân – hè 1953 quân và dân ta đã giữ vững và phát triển thế chủ động chiến lược, liên tục tiến công địch, đánh tiêu diệt với quy mô ngày càng lớn trên các chiến trường ở Đông Dương.
Câu 30.Hậu phương là một nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh.Nếu không có hậu phương vững mạnh bảo đảm sự chi viện thường xuyên về lực lượng của cải và tinh thần cho tiền tuyến thì không có một quân đội nào có thể giành được thắng lợi.
Hãy phân tích vai trò của hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
Câu 31.Phân tích sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1946 đến 1954.
Câu 32.Những nét chính về cuộc kháng chiến toàn quân chống thực dân Pháp xâm lược đã diễn ra và kết thúc như thế nào?Bài học lịch sử được rút ra từ cuộc kháng chiến này.
Câu 33. Vì sao Pháp cử Nava sang làm tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương? Kế hoạnh quân sự của Nava vào tháng 5/1953 có gì khác với tháng 11/1953?Kế hoạch đó lần lượt bị phá sản như thế nào?
Câu 34. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ:
-Vì sao Pháp cho xây dựng tập đoàn cứ điểm ở Điện Biên Phủ?
-Vì sao ta quyết định đánh địch ở Điện Biên Phủ?
-Giải thích: Chiến thắng Điện Biên Phủ là “tiếng chuông báo tử của chủ nghĩa thực dân”.
Câu 35.Hãy lập bảng thống kê trong thời kì kháng chiến chống Pháp(1946 - 1954), theo yêucầu sau:
Thời gian
Các đời tướng của Pháp
Â.mưu và kế hoạch của chúng
Những thắng lợi của ta
Ý nghĩa lịch sử
---
IV. Phần tài liệu tham khảo:
1. Sách giáo khoa Lịch sử 8, 9. NXB Giáo dục 2. Sách giáo viên Lịch sử 8, 9. NXB Giáo dục
3. Tuyển chọn đề thi HỌC SINH GIỎI 9 VÀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN môn Lịch sử. NXB Đại học Sư phạm
4. Hướng dẫn trả lời CÂU HỎI & BÀI TẬP LỊCH SỬ 9.NXBĐHSP 5. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS. NXB Giáo dục 6. Lịch sử thế giới Cận đại. NXB Giáo dục
7. Lịch sử thế giới Hiện đại. NXB Giáo dục
8. Đại cương Lịch sử Việt Nam tập I, II, III. NXB Giáo dục 9. Phương pháp dạy học Lịch sử. NXBĐHSP