Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.6. Thực nghiệm sư phạm
2.6.7. Kết quả thực nghiệm
Qua dự giờ tiết dạy học cảm thụ âm nhạc cho trẻ, chúng tôi thấy trẻ hứng thú, tham gia các hoạt động. Trẻ có sáng tạo, hào hứng, biết lấy hơi, khi hát thả lỏng cơ thể, biết phân biệt bạn hát đúng hay sai và biết khen bạn. Trẻ biết kết hợp hát với vỗ tay, hát với vận động cơ thể, trẻ muốn được biểu diễn.
Trẻ được tiếp thu kiến thức, được trải nghiệm, được cảm nhận hình tượng âm nhạc, được thể hiện bản thân, học tập cách thoải mái, trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động, trò chơi, dạy học có phương pháp, trẻ cảm nhận hình tượng âm nhạc. Giáo viên linh hoạt, sáng tạo, trẻ được tham gia cách tự nhiên, giúp trẻ tiếp thu tốt hơn, không gian vui vẻ có được hiệu quả tốt hơn trong
quá trình học của trẻ. Một vài trẻ hạn chế năng khiếu, giáo viên kiên trì trẻ đạt trên trung bình.
Tổng hợp kết quả của hai lớp sau khi thực nghiệm Trường Mẫu giáo An Bình
Lớp thực nghiệm: 25 trẻ, giáo viên Phạm Thị Phương thảo Lớp đối chứng: 25 trẻ, giáo viên Nguyễn Thị Bích Ngọc Nhận xét:
- Trẻ đạt loại giỏi:
Nhóm TN: 6 trẻ ( 24%) Nhóm ĐC: 4 trẻ ( 16%) - Trẻ đạt loại khá:
Nhóm TN: 12 trẻ ( 48%) Nhóm ĐC: 7 trẻ ( 28%) - Trẻ đạt loại TB:
Nhóm TN: 6 trẻ ( 24%) Nhóm ĐC: 11 trẻ ( 44%) - Trẻ đạt loại yếu:
Nhóm TN: 1 trẻ ( 4%) Nhóm ĐC: 3 trẻ (12%) Điểm TB nhóm TN: 8.0 Điểm TB nhóm ĐC: 6.9
Sau thực nghiệm ta thấy: Nhóm TN hát tốt hơn.
Như vậy quá trình tổ chức thực nghiệm của đề tài đã thực hiện đúng quy trình khoa học đề ta. Kế hoạch dạy học theo phương pháp mới và phương pháp dạy bình thường triển khai độc lập và điều kiện giống nhau, chỉ có phương pháp khác nhau. Kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy hiệu quả khác biệt khi áp dụng phương pháp đổi mới dạy học theo hướng cảm thụ âm nhạc cho trẻ.
Kết quả thực nghiệm cho thấy nhóm trẻ được dạy theo phương pháp đổi mới đạt kết quả tốt, khá cao hơn và trung bình, yếu thấp hơn nhóm dạy theo cách dạy bình thường đáng kể. Như vậy dạy học theo hướng cảm thụ kết hợp các phương pháp cơ bản và các phương tiện hỗ trợ sẽ đạt hiệu quả cao trong dạy học âm nhạc cho trẻ. [PL 6, tr.137].
Tuy nhiên việc thực nghiệm cũng chỉ là kết quả ban đầu vẫn cần được triển khai, điều chỉnh, bổ sung để ngày càng nâng cao hiệu quả dạy học âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Tiểu kết
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, tìm hiểu thực trạng, chúng tôi đề xuất và tổ chức thực nghiệm các giải pháp để kiểm chứng tính khả thi của các giải pháp.
Các giải pháp về nội dung và phương pháp đề xuất dựa trên cơ sở khoa học của đối tượng là trẻ 5 - 6 tuổi , dựa trên đặc điểm tâm sinh lý và khả năng thực hành âm nhạc của trẻ 5 - 6 tuổi, dựa trên mục tiêu và yêu cầu giáo dục âm nhạc cho trẻ, cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, nhạc cụ…
Các giải pháp theo sát nội dung chương trình do Bộ Giáo dục ban hành.
Phương pháp dạy học được đề xuất là sự kế thừa giữa phương pháp dạy học truyền thống, phương pháp thực hành nghệ thuật, dạy học theo hướng cảm thụ âm nhạc. Do đó các phương pháp đưa vào thực nghiệm ở Trường Mẫu giáo An Bình, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh có được kết quả khách quan, ban đầu, phương pháp dạy học tích cực trong các hoạt động âm nhạc mang đến hiệu quả và phát triển khả năng âm nhạc cho trẻ ở mức tốt nhất.
Khẳng định được vai trò của phương pháp là nhân tố quyết định, là điều kiện quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cũng như trong các lĩnh vực khoa học khác.
Kết quả thực nghiệm sư phạm đã cho thấy, giáo viên luôn linh hoạt, sáng tạo, tìm tòi, có sự thống nhất về nội dung, mục tiêu, yêu cầu và phương pháp để quá trình dạy học âm nhạc đạt hiệu quả cao.