Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy học dân ca Ê đê trong hoạt động ngoại khóa cho học sinh Trường tiểu học Nguyễn Du huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk (Luận văn thạc sĩ) (Trang 84 - 87)

Chương 3: BIỆN PHÁP DẠY HỌC DÂN CA Ê-ĐÊ TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN DU

3.4. Thực nghiệm sư phạm

3.4.2. Kết quả thực nghiệm

Sau khi kết thúc quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra và phỏng vấn để thăm dò ý kiến của HS và GV về mức độ hứng thú học tập của các em với những phương pháp đã được truyền thụ trong quá trình thực nghiệm này. Tổng số phiếu phát ra và thu về là 40 phiếu với 10 câu hỏi, kết quả các câu hỏi được trả lời như sau:

- Câu hỏi về việc có thích các làn điệu dân ca Ê-đê: có 9 phiếu tra lời rất thích chiếm tỉ lệ 31%; 19 phiếu trả lời thích, chiếm tỉ lệ 66%

- Câu hỏi về phương pháp truyền dạy của thầy (cô): có 17 phiếu trả lời tiếp thu rất tốt chiếm tỉ lệ 59%;

- Câu xem băng, đĩa của nghệ nhân: có 23 phiếu trả lời rất thích chiếm tỉ lệ 79%; 6 phiếu trả lời thích, chiếm tỉ lệ 21%

- Câu hỏi về việc tự tin biểu diễn các làn điệu đã học trên sân khấu:

có 9 phiếu trả lời rất tự tin chiếm tỉ lệ 31%; 18 phiếu trả lời tự tin chiếm tỉ lệ 62% và 2 phiếu trả lời không tự tin, chiếm tỉ lệ 7%

- Câu hỏi về việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa: có 20 phiếu trả lời rất bổ ích chiếm tỉ lệ 69%; 9 phiếu trả lời bổ ích, chiếm tỉ lệ 31%

- Câu hỏi về cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường đã đáp ứng việc học tập: có 24 phiếu trả lời đáp ứng tốt chiếm tỉ lệ 83%; 5 phiếu trả lời bình thường, chiếm tỉ lệ 17%.

Căn cứ vào số liệu thu được từ kết quả điều tra, có thể thấy: HS đã có những chuyển biến tích cực trong quá trình nhận thức và thực hành dân ca Ê-đê. Các em yêu thích và tự tin hơn khi biểu diễn trước đám đông, khắc phục được tình trạng rụt rè trên sân khấu, quá trình học tập của HS khi sử dụng những phương pháp mới như: tiết học sôi nổi hơn, hiệu quả hơn, có sự giao lưu gần gũi giữa thầy với trò và giữa những người học với nhau.

Đây là những chuyển biến tích cực để qua đó, người dạy sẽ có những cái nhìn mới về công việc đào tạo của bản thân: thêm yêu công việc của mình, có thêm động lực để tích cực tìm tòi nghiên cứu, sáng tạo ra những biện pháp mới ứng dụng vào công tác giảng dạy nhằm đạt hiệu quả tốt hơn. Các GV trong Nhà trường cũng cho rằng, thông qua dạy học dân ca Ê-đê trong hoạt động ngoại khóa là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục HS hướng tới nhận thức sâu sắc hơn với văn hóa của tộc người, đồng thời việc dạy học dân ca Ê-đê sẽ góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của nước nhà trong đó có dân ca Ê-đê, là những giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc.

Tiểu kết

Từ việc tìm hiểu thực trạng dạy học dân ca Ê-đê ở trường tiểu học Nguyễn Du để đưa ra một số biện pháp dạy học cụ thể là thiết thực, xuất phát từ đặc điểm tình hình của nhà trường. Trên cơ sở đó, những vấn đề cơ bản trong hoạt động dạy học đã được ứng dụng, nhằm đem lại kết quả tốt trong HĐNK, đồng thời góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống mà ông cha ta đã để lại, trong đó là các làn điệu dân ca Ê-đê.

Được sự quan tâm của nhà trường, việc thực nghiệm đưa dân ca Ê-đê vào HĐNK đã diễn ra khá thuận lợi và hiệu quả. Tuy mới chỉ là bước đầu, những đã tạo được bước chuyển đổi mới cho nhận thức của HS.

Việc tiến hành thực nghiệm được thực hiện nghiêm túc, nhằm đánh giá hiệu quả một cách khách quan về qua trình thực hiện luận văn với những biện pháp đã đưa ra cụ thể như: Phát huy phương pháp dạy học truyền dạy, Luyện tập và kỹ thuật thực hành các mẫu luyến láy, Tổ chức hội thi hát và tìm hiểu giá trị của dân ca Ê-đê, Trải nghiệm thực tiễn, Kế hoạch luyện tập và biểu diễn dân ca Ê-đê… chắc chắn sẽ là những biện pháp hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học dân ca Ê-đê trong HĐNK ở trường tiểu học Nguyễn Du.

Một phần của tài liệu Dạy học dân ca Ê đê trong hoạt động ngoại khóa cho học sinh Trường tiểu học Nguyễn Du huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk (Luận văn thạc sĩ) (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)