Tỉ lệ của khối lượng các hợp chất DDT thành phần tách chiết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỉ lệ khối lượng các hợp chất DDT thành phần tách chiết từ đất ô nhiễm bằng hệ dung môi QH2 (Trang 35 - 40)

Tỉ lệ của khối lượng hợp chất DDE, DDD, DDT tách chiết được ở các lần chiết 1 so với khối lượng tổng của ba hợp chất (DDE + DDD + DDT) ở lần chiết đó được thể hiện trong các hình từ 3.10.

60

45 DDE - 1 DDE - 0 30 DDD - 1 DDD - 0 DDT -1 15 DDT - 0 0

0 15 30 45 60

V (%)

Hình 3.10. Tỉ lệ các DDT thành phần của lần chiết 1 bằng QH2

Số liệu ở hình 3.10 được xử lí bằng cách lấy hàm lượng của các DDT thành phần tách được ở lần chiết 1 chia cho tổng hàm lượng (DDT + DDD + DDE) tách được ở lần chiết 1 rồi đem so sánh với hàm lượng ban đầu có trong mẫu.

Dựa vào hình 3.10 ta thấy, hàm lượng DDT thành phần của lần chiết 1 luôn thấp hơn so với hàm lượng của DDT ban đầu. Ở khoảng nồng độ dung môi từ 0 – 10% hàm lượng DDT thành phần của lần chiết 1 là cao nhất. Tuy nhiên hàm lượng này lại giảm trong khoảng nồng độ dung môi từ 10 – 30% và lại có xu hướng tăng khi tăng nồng độ dung môi lên 40%.

Hàm lượng của DDT thành phần tách được ở lần chiết 1 cao nhất khi nồng độ dung môi là 0% và thấp nhất khi nồng độ dung môi là 30%.

% m

Hàm lượng DDD thành phần của lần chiết 1 luôn cao hơn so với hàm lượng DDD ban đầu. Hàm lượng DDD tách được tăng dần khi tăng nồng độ của dung môi từ 0 – 30% sau đó lại giảm khi nồng độ của dung môi là 40%. Hàm lượng thành phần của DDD tách được ở lần chiết 1 cao nhất khi nồng độ của dung môi là 30% và thấp nhất khi nồng độ dung môi là 0%.

Hàm lượng DDE thành phần của lần chiết 1 xấp xỉ bằng với hàm lượng DDD ban đầu. Khi thay đổi nồng độ dung môi hàm lượng DDE thành phần tách được cũng thay đổi nhưng không đáng kể. Ở nồng độ 10% hàm lượng DDE thành phần ở lần chiết 1 là thấp nhấp.

3.4.2. Tỉ lệ các hợp chất của lần chiết 2

Tỉ lệ của khối lượng hợp chất DDE, DDD, DDT tách chiết được ở các lần chiết 2 so với khối lượng tổng của ba hợp chất (DDE + DDD + DDT) ở lần chiết đó được t h ể h iện t rong các hì n h từ 3.11.

60

45 DDE-2 DDE-0 30 DDD-2DDD-0 DDT-2 15 DDT-0

0

0 15 30 45 60

V (%)

Hình 3.11. Tỉ lệ các DDT thành phần của lần chiết 2 bằng QH2

Số liệu ở hình 3.11 được xử lí bằng cách lấy hàm lượng của các DDT thành phần tách được ở lần chiết 2 chia cho tổng hàm lượng (DDT + DDD + DDE) tách được ở lần chiết 2 rồi đem so sánh với hàm lượng ban đầu có trong mẫu.

Dựa vào hình 3.11 ta thấy hàm lượng DDT thành phần tách được hầu như thấp hơn so với hàm lượng DDT ban đầu. Khi nồng độ dung môi

DDT-0 DD T-3 DD D- 0

ở khoảng 0 – 10% hàm lượng DDT thành phần thu được tăng đột biến và tăng cao hơn so với hàm lượng DDT ban đầu khi nồng độ của dung môi là 10%. Sau đó lại giảm mạnh khi tăng nồng độ dung môi lên 20%. Hàm lượng DDT thành phần thay đổi không đáng kể khi nồng độ dung môi trong khoảng 20 – 40%.

Hàm lượng DDD thành phần thu được ở lần chiết 2 luôn cao hơn so với hàm lượng DDD ban đầu. Khi tăng nồng độ từ 0% lên 10% hàm lượng DDD thành phần thu được giảm nhưng sau đó lại tăng đột biến khi tăng nồng độ dung môi lên 20%. Hàm lượng DDD thành phần tách được lúc này là cao nhất sau đó thay đổi không đáng kể khi tăng nồng độ dung môi.

Hàm lượng DDE thành phần tách được ở lần chiết 2 không có sự chênh lệch nhiều so với hàm lượng DDE ban đầu.

3.4.3. Tỉ lệ các hợp chất của lần chiết 3

Tỉ lệ của khối lượng hợp chất DDE, DDD, DDT tách chiết được ở các lần chiết 2 so với khối lượng tổng của ba hợp chất (DDE + DDD + DDT) ở lần chiết đó được thể hiện trong các hình từ 3.12.

60 45 30

15 0

0 15 30 45 60

V (%)

Hình 3.12. Tỉ lệ các DDT thành phần của lần chiết 3 bằng QH2

Số liệu ở hình 3.12 được xử lí bằng cách lấy hàm lượng của các DDT thành phần tách được ở lần chiết 3 chia cho tổng hàm lượng (DDT +

DDD + DDE) tách được ở lần chiết 3 rồi đem so sánh với hàm lượng ban đầu có trong mẫu.

Dựa vào hình 3.12 ta thấy hàm lượng các chất thành phần tách được ở lần chiết 3 không có sự biến đổi nhiều như lần chiết 2 và lần chiết 1.

Hàm lượng DDT thành phần tách được ở lần chiết 3 luôn thấp hơn so với hàm lượng DDT ban đầu. Hàm lượng này thay đổi không đáng kể khi tăng nồng độ dung môi hữu cơ.

Hàm lượng DDD thành phần thu được ở lần chiết 3 luôn cao hơn so với hàm lượng DDD ban đầu. Ở khoảng nồng độ dung môi từ 0 – 10%

hàm lượng chất tách được tăng sau đó thay đổi không đáng kể khi tiếp tục tăng nồng độ của dung môi.

Hàm lượng DDE thành phần tách được ở lần chiết 3 luôn xấp xỉ bằng hàm lượng DDE ban đầu. Khi nồng độ dung môi là 0% lượng chất tách được cao hơn so với hàm lượng ban đầu nhưng sau đó lại giảm xuống thấp hơn so với hàm lượng ban đầu khi tăng nồng độ dung môi lên 10%. Sau đó thay đổi không đáng kể khi tăng nồng độ dung môi.

3.4.4. Tỉ lệ tổng các hợp chất chiết tách được

Tỉ lệ tổng khối lượng các hợp chất DDE, DDD, DDT tách chiết được so với khối lượng tổng của ba hợp chất (DDE + DDD + DDT) ban đầu được thể hiện trong các hình từ 3.13.

60 4

5 DDD

3 D

0

D DD DD

1 D

5 DD

0 0 1

5 3

04

5 V (%)

Hình 3.13. Tỉ lệ tổng các hợp chất nhóm DDT chiết được bằng QH2

Số liệu ở hình 3.10 được xử lí bằng cách lấy tổng hàm lượng của các DDT thành phần tách được ở các lần chiết chia cho tổng hàm lượng (DDT + DDD + DDE) tách được rồi đem so sánh với hàm lượng ban đầu có trong mẫu.

Dựa vào hình 3.13 ta thấy, tỉ lệ khối lượng DDT tách chiết được luôn thấp hơn so với hàm lượng DDT ban đầu. Khi nồng độ dung môi ở khoảng 0 - 10% hàm lượng DDT tách chiết được có xu hướng tăng nhưng khi tăng nồng độ dung môi lên 20% thì hàm lượng DDT tách được lại giảm sau đó thay đổi không đáng kể. Tỉ lệ khối lượng DDD tách chiết được luôn cao hơn so với hàm lượng DDD ban đầu. Khi tăng nồng độ dung môi lên càng cao thì hàm lượng DDD tách chiết được càng nhiều. Tỉ lệ khối lượng DDE tách chiết được hơn kém không đáng kể so với hàm lượng DDE ban đầu.

Tổng hàm lượng DDE và DDD tách chiết được luôn có xu hướng tăng chỉ có hàm lượng DDT sẽ giảm ở khoảng nồng độ 10 – 20%. Do tổng hàm lượng DDT, DDD và DDE tách chiết được không bao giờ cao hơn tổng hàm lượng DDT, DDD và DDE ban đầu có trong mẫu.

DDT là một chất ít tan trong nước. Vì vậy, để hòa tan DDT người ta sẽ sử dụng các chất hoạt động bề mặt. Trên thực tế, trong thành phần của hóa chất thuốc BVTV cũng có các chất hoạt động bề mặt. Chính vì thế, đất bị ô nhiễm hóa chất thuốc BVTV sẽ được xử lí bằng dung môi có chứa các chất phụ gia hoạt động bề mặt gốc ancol QH2. Từ kết quả thực nghiệm cho thấy, hàm lượng DDT tách chiết được luôn thấp hơn so với hàm lượng DDT ban đầu. Hàm lượng DDD tách chiết được ngược lại luôn cao hơn so với hàm lượng DDD ban đầu và hàm lượng DDE tách chiết được thì xấp xỉ bằng hàm lượng DDE ban đầu. Điều này chứng tỏ DDT bị chuyển hóa một phần thành DDD và DDE. Nhất là trong môi trường đất, dưới điều kiện ánh sáng mặt trời và sự có mặt của các vi sinh vật thì việc phân hủy DDT thành DDD và DDE càng dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỉ lệ khối lượng các hợp chất DDT thành phần tách chiết từ đất ô nhiễm bằng hệ dung môi QH2 (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w