KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện thời tiết khí hậu vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu luận văn nghiên cứu khả năng xử lý nước thải sinh hoạt bằng màng sinh học (Trang 40)

c. Lọc sinh học với lớp vật liệu là các hạt cố định.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện thời tiết khí hậu vùng nghiên cứu

4.1. Điều kiện thời tiết khí hậu vùng nghiên cứu

Hiệu quả xử lý của bể lọc sinh học phụ thuộc vào sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật. Sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố khí hậu là nhiệt độ.

Hầu hết các vi khuẩn tham gia vào quá trình làm sạch nước là các thể hoại sinh, hiếu khí và ưa ẩm, đặc biệt là các phản ứng sinh hóa xảy ra ở các vi khuẩn là các phản ứng do enzim xúc tác. Vì vậy nhiệt độ xử lý ảnh hưởng rất lớn đến đời sống vi sinh vật và động học của phản ứng enzim. Nhiệt độ thích hợp cho các quá trình xử lý nước thải là 20 – 40 0C, tối ưu là 25 – 35 0C.

Vùng Đông Bắc mang đầy đủ tính chất của vùng nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh, khô và mùa hè nóng ẩm mưa nhiều đòi hỏi các loại vi sinh vật trong bể lọc sinh học phải chịu được các yếu tố thời tiết như lạnh của mùa đông hay nhiệt độ cao của mùa hè.

Thành phố Thái Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Được chia làm bốn mùa rõ rệt: Xuân - Hạ - Thu - Đông. Mang tính chất chung của khí hậu miền Bắc nước ta.

Khí hậu Thành phố có những đặc điểm cơ bản sau:

Nhiệt độ trung bình năm đạt khoảng 23,6 0C. Trong đó nhiệt độ trung bình thấp nhất đạt khoảng 17,0 0C và nhiệt độ trung bình cao nhất đạt khoảng 28,8 0C (thời gian tháng 6).

Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6 và tháng 7: 28,9 0C) với tháng lạnh nhất (tháng 1 và tháng 2: 15,2 0C) là 13,7 0C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm.

Thái Nguyên là khu vực có độ ẩm khá cao. Trung bình năm đạt tới 82%. Độ ẩm trung bình thấp nhất đạt 80% và lớn nhất đạt 88%.

của thành phố Thái Nguyên khá lớn.

Thành phố ít chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa Đông Bắc nhờ được những dãy núi cao (Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn) che chắn.

Dựa vào đặc điểm khí hậu của khu vực nghiên cứu em tiến hành lắp đặt và chạy mô hình vào khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4.

- Nhiệt độ: giao động từ 15,2 0C – 28,7 0C.

+ Tháng 2: Do thời tiết còn lạnh nên em tiến hành lắp đặt mô hình và tạo màng sinh học vào cuối tháng 2.

+ Tháng 3, tháng 4: Thời tiết ấm hơn, vi sinh vật sinh trưởng phát triển mạnh và có khả năng xử lý được nước thải, lúc đó tiến hành lắp đặt mô hình và đưa nước thải vào xử lý.

- Độ ẩm: Trong thời gian này độ ẩm ở khu vực nghiên cứu ít biến động. Độ ẩm giao động không lớn từ tháng 2 tới tháng 4 trong khoảng 82% - 85%, phù hợp với sự phát triển của các vi sinh vật.

Một phần của tài liệu luận văn nghiên cứu khả năng xử lý nước thải sinh hoạt bằng màng sinh học (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w