3.1.1. Liên hệ giữa thành phần vật liệu, tốc độ thấm với sự thâm nhập của nitơ Thành phần hạt, độ lỗ rỗng quyết định đến tính thấm của đất. Hàm lượng phần trăm thành phần hạt phụ thuộc nhiều vào nguồn gốc tích tụ trầm tích. Những tích tụ nguồn gốc sườn tích-lũ tích (deluvi-proluvi) được tạo nên từ các dòng chảy tạm thời, thành phần thạch học gồm tảng, dăm, sạn cát…, không có khả năng giữ nước. Những thành tạo trầm tích biển, phần trăm thành phần cát chiếm đa số khả năng giữ nước yếu, ngược lại, những trầm tích nguồn gốc đầm lầy biển, hàm lượng bụi, sét chiếm tỉ lệ cao, ngăn nước vận chuyển chất ô nhiễm.
Thành phần vật liệu là yếu tố quan trọng quyết định khả năng thâm nhập nitơ vào sâu môi trường địa chất, được trình bày trong bảng 3.1. Trong đó, tên gọi đất và giá trị hệ số thấm phân chia theo Hoàng Thị Thanh Thủy (2014).
Bảng 3.1. Liên hệ giữa thành phần vật liệu, tốc độ thấm đến nitơ Liên hệ với nitơ Thành phần vật liệu Tên đất K (m/ngày) Thuận lợi cho
thâm nhập nitơ vào môi trường địa chất
Tương đối thuận lợi cho thâm nhập nitơ vào môi trường địa chất Không thuận lợi cho thâm nhập nitơ vào môi trường địa chất
Trầm tích nguồn gốc tích tụ hỗn hợp deluvi-proluvi
Trầm tích nguồn gốc biển
Trầm tích nguồn gốc sông-sông biển hỗn hợp
Trầm tích nguồn gốc đầm lầy biển, sông đầm lầy, phong hóa bazan
Cuội sỏi lẫn cát >50 Cát: hạt thô và to
hạt trung hạt nhỏ
50-30 30-10 10-2 Cát mịn, cát pha 2-0.1
Sét <0.001 0.1-0.001 Sét pha
Tùy thuộc vào thành phần vật liệu, hàm lượng phần trăm kích thước hạt sẽ thay đổi khác nhau. Đối với trầm tích tích tụ hỗn hợp sườn tích – lũ tích hàm lượng cuội sỏi chiếm đa số, nhưng đến trầm tích nguồn gốc đầm lầy – biển thì phần trăm hàm lượng sét sẽ chiếm đa số.
3.1.2. Liên hệ giữa thành phần vật liệu, loại thổ nhưỡng, pH đến nitơ
Liên hệ giữa thành phần vật liệu, loại thổ nhưỡng và pH môi trường, ảnh hưởng của pH đến chu trình biển đổi nitơ được trình bày tóm lược trên các bảng từ 3.2 đến 3.8.
Bảng 3.2. Liên hệ giữa trầm tích biển với loại thổ nhưỡng và ảnh hưởng của pH đất đến nitơ
Độ pH
Axit- Axit yếu (2.8-6.5)
Trung tính- Kiềm (6.5-8.5)
Kiềm mạnh (>8.5)
Loại thổ nhưỡng-Nơi phân bố Đất cát - Xã Tân Hải
Tính chất
Đất có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dinh dưỡng, có tỉ lệ cát cao, kết cấu rời rạc dễ mất nước, tỉ lệ mùn thấp
Thành tạo trầm tích Trầm tích biển
Liên hệ độ pH với nitơ Thuận lợi cho chu trình biến đổi nitơ
Bảng 3.3. Liên hệ giữa trầm tích sông, sông biển hỗn hợp với loại thổ nhưỡng và ảnh hưởng của pH đất đến nitơ
Độ pH Axit- Axit
yếu (2.8-6.5)
Trung tính- Kiềm (6.5-8.5)
Kiềm mạnh (>8.5)
Loại thổ nhưỡng-Nơi phân bố Đất phù sa-Xã Châu Pha
Tính chất Đất có thành phần cơ giới nhẹ, dinh dưỡng mùn trung bình đến khá
Thành tạo trầm tích Trầm tích sông, sông biển hỗn hợp Liên hệ độ pH với nitơ Tương đối thuận lợi cho chu trình biến đổi nitơ
Bảng 3.4. Liên hệ giữa hệ tầng Xuân Lộc với loại thổ nhưỡng và ảnh hưởng của pH đất đến nitơ
Độ pH Axit- Axit
yếu (2.8-6.5)
Trung tính- Kiềm (6.5-8.5)
Kiềm mạnh (>8.5)
Loại thổ nhưỡng-Nơi phân bố Đất nâu đỏ (Sản phẩm phong hóa từ bazan)- Xã Sông Xoài, Hắc Dịch
Tính chất
Đất có thành phần cơ giới nặng, dinh dưỡng trung bình.Đất chua hoặc rất chua tỷ lệ sét từ 38-45% giữ nước và phân tốt, mùn tổng số 1,5-2,5%.
Thành tạo đá gốc Hệ tầng Xuân Lộc tuổi Pleitocen giữa Liên hệ độ pH với nitơ Không thuận lợi cho chu trình biến đổi nitơ Bảng 3.5. Liên hệ giữa trầm tích đầm lầy-biển với loại thổ nhưỡng và ảnh hưởng
của pH đất đến nitơ
Độ pH Axit- Axit
yếu (2.8-6.5)
Trung tính- Kiềm (6.5-8.5)
Kiềm mạnh (>8.5)
Loại thổ nhưỡng-Nơi phân bố Đất phèn (phèn tiềm tàng, phèn hoạt động)-Xã Tân Hòa, Tân Hải, Phước Hòa, Mỹ Xuân, TT Phú Mỹ Tính chất Đất có thành phần cơ giới nặng, hàm lượng hữu cơ
khá, nồng độ độc tố cao Al 3+ cao Thành tạo trầm tích Trầm tích đầm lầy-biển
Liên hệ độ pH với nitơ Không thuận lợi cho chu trình biến đổi nitơ
Bảng 3.6. Liên hệ giữa trầm tích sông biển với loại thổ nhưỡng và ảnh hưởng của pH đất đến nitơ
Độ pH Axit- Axit
yếu (2.8-6.5)
Trung tính- Kiềm (6.5-8.5)
Kiềm mạnh (>8.5)
Loại thổ nhưỡng-Nơi phân bố Đất mặn-Xã Tân Hòa, Phước Hòa, Mỹ Xuân, TT Phú Mỹ
Tính chất Đất có thành phần cơ giới nặng, nồng độ độc tố cao Cl->4%, SO42- ->0,02%
Thành tạo trầm tích Trầm tích sông biển
Liên hệ độ pH với nitơ Thuận lợi cho chu trình biến đổi nitơ
Bảng 3.7. Liên hệ giữa phức hệ Đèo Cả với loại thổ nhưỡng và ảnh hưởng của pH đất đến nitơ
Độ pH Axit- Axit
yếu (2.8-6.5)
Trung tính- Kiềm (6.5-8.5)
Kiềm mạnh (>8.5)
Loại thổ nhưỡng-Nơi phân bố Đất xám bạc màu (sản phẩm phong hóa từ đá magma axit)-Các xã, Thị trấn xã Sông Xoài
Tính chất
Đất có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dinh dưỡng, có tỉ lệ cát cao, kết cấu rời rạc dễ mất nước, tỉ lệ mùn thấp
Thành tạo đá gốc Phức hệ Đèo Cả
Liên hệ độ pH với nitơ Không thuận lợi cho chu trình biến đổi nitơ
Bảng 3.8. Liên hệ giữa phức hệ Đèo Cả, trầm tích hỗn hợp deluvi-proluvi với loại thổ nhưỡng và ảnh hưởng của pH đất đến nitơ
Độ pH Axit- Axit
yếu (2.8-6.5)
Trung tính- Kiềm (6.5-8.5)
Kiềm mạnh (>8.5)
Loại thổ nhưỡng-Nơi phân bố Xói mòn trơ sỏi đá- Sản phẩm bị rửa trôi phong hóa bởi điều kiện địa hình, các tác nhân phong hóa
Tính chất
Sét và bùn bị cuốn trôi đi, cát sỏi chiếm ưu thế. Đât chua hoặc rất chua, nghèo dinh dưỡng,nghèo mùn, số lượng VSV ít, dễ mất nước
Thành tạo trầm tích Phức hệ Đèo Cả, trầm tích hỗn hợp deluvi-proluvi Liên hệ độ pH với nitơ Không thuận lợi cho chu trình biến đổi nitơ 3.1.3. Liên hệ giữa yếu tố địa hình và yếu tố địa chất thủy văn đến nitơ
Độ dốc địa hình quyết định sự phân chia và cường độ dòng chảy nước trên mặt.
Những khu vực tầng chứa nước ở khoảng cách rất nông so với mặt đất, nitơ sẽ dễ thấm vào tầng nước. Theo đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài liệu, dữ liệu địa chất thủy văn đã thu thập được ở khu vực, nghiên cứu tiến hành phân chia yếu tố độ dốc địa hình và khoảng cách đến tầng chứa nước dưới đất trong bảng 3.9.
Bảng 3.9. Liên hệ giữa độ dốc địa hình, khoảng cách tầng chứa nước đến nitơ Độ dốc địa hình
0%-4% 4%-8% 8%-30% >30%
Địa hình đồng bằng và đồi Địa hình núi
Không thuận lợi cho cung cấp nitơ vào môi trường địa chất
Tương đối thuận lợi cho cung cấp nitơ vào môi trường địa chất
Thuận lợi cho cung cấp nitơ vào môi trường địa chất Độ sâu đến tầng chứa nước
>10m 3m-10m 1m-3m