MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 110 - 134)

Lịch sử hình thành và phát triển của xã hội loài người đã trải qua những

giai đoạn khác nhau. Đó là một tiến trình phát triển từ đơn giản đến phức tạp của các hình thái xã hội, mà hình thái xã hội đầu tiên được gọi là Xã hội nguyên thủy. Tìm hiểu về xã hội nguyên thủy là tìm hiểu về nguồn cội, về buổi bình minh của loài người. Đây là nội dung quan trọng không thể thiếu được của môn Dân tộc học; bởi lẽ, nó không chỉ giúp con người hiểu về quá khứ của mình mà nó còn là những luận cứ khoa học góp phần giải thích nhiều vấn đề của xã hội hiện đại của các dân tộc, với những bản sắc văn hóa và trình độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau.

Nhiều người thường nhắc tới câu nói có tính kinh điển của Ph.Ăngghen

rằng: "Khi con người hình thành là chúng ta đã bước vào lịch sử". Như vậy, lịch sử loài người có từ rất sớm và việc tìm hiểu hình thái xã hội đầu tiên ngược dòng thời gian đó là một vấn đề khoa học nghiêm túc, lí thú, nhưng cũng rất nan giải. Tuy nhiên, trong những thập kỉ đã qua, các ngành khoa học xã hội, khoa học nhân văn, khoa học tự nhiên với những thành tựu của mình đã góp phần rất quan trọng trong việc "nhận diện" xã hội nguyên thủy. Trong bài này, các vấn đề cơ bản của xã hội nguyên thủy được quan tâm dưới những góc độ sau đây:

I - SỰ PHÂN KÌ XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Xã hội nguyên thủy kéo dài hàng triệu năm trong lịch sử của nhân loại, từ

buổi ban đầu cho đến khi hình thái xã hội này tan rã, mở ra một thời kì phát triển mới của nhân loại. Mặc dù lâu dài và chậm chạp nhưng đó là một tiến trình phát triển đi lên, dẫu không phải là theo một đường thẳng, song đã ghi dấu sự tiến bộ của tổ tiên loài người ngày nay. Tuy nhiên, nghiên cứu xã hội nguyên thủy là vấn đề rất phức tạp về tình hình tư liệu cũng như các quan điểm khoa học. Vì lẽ đó mà vấn đề phân kì xã hội nguyên thủy cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Sau đây chúng ta tìm hiểu một số cách phân kì phổ biến nhất.

1. Sự phân kì xã hội nguyên thủy theo khảo cổ học

Với đặc trưng của mình, khảo cổ học đã phát hiện và cung cấp nguồn tài

liệu vật chất về các nền văn hóa quá khứ. Trong quá trình nhận diện xã hội nguyên thủy, người ta đã căn cứ vào nguồn tài liệu là các công cụ sản xuất, nguyên liệu, kĩ thuật chế tác và loại hình các công cụ để đánh giá các giai đoạn phát triển của xã hội thời kì này.

Theo nguyên tắc đó, ngay từ thế kỉ I trước CN học giả Lucrexơ Car người

La Mã đã chia xã hội loài người làm ba thời đại: Đá, Đồng, Sắt. Quan điểm này về sau và cho đến nay vẫn được sử dụng, nhưng được cụ thể hóa hơn với sự phân chia chi tiết hơn. Có ý kiến chia các thời đại đó, như đồ đá chẳng hạn, thành đồ đá cũ và đồ đá mới (Lépbớc, năm 1865) hay một giai đoạn như đồ đá cũ thành sơ kì và hậu kì (Moóctiliê nửa cuối thế kỉ XIX). Cách phân chia xã hội nguyên thủy theo khảo cổ học là cách phân chia mang đặc tính văn hóa, lấy chất liệu vô cơ và hữu cơ làm tiêu chí. Về cơ bản cách phân chia đó được quan niệm như sau:

Thời đại đồ đá: Gồm các giai đoạn đồ đá cũ, đồ đá giữa, đồ đá mới. Trong

giai đoạn đồ đá củ lại được phân chia ra các thời kì: sơ kì đá cũ, cách ngày nay vài triệu đến tám vạn năm, gốm các giai đoạn tiền Sen, Sen, và A sơn;

trung kì, cách ngày nay 15 vạn đến 4 vạn năm với thời đại Mútxchiê; hậu kì, cách ngày nay 4 vạn đến 14.000 năm với các nền văn hóa tiêu biểu như Orinhiác, Xôluxtrê, Mátlen. Giai đoạn đồ đá giữa kéo dài từ thiên niên kỉ 8 đến thiên niên kỉ 4 trước CN với các nền văn hóa Adin, Tácdênua.

Thời đại đồ đồng: Thời đại đồ đồng được phân chia làm hai giai đoạn:

đồng đỏ (đồng nguyên chất) và đồng thau.

Thời đại đồ sắt: Gắn liền với thời đại văn minh (từ khi xuất hiện nhà nước

cho đến hiện nay).

2. Cách phân kì xã hội nguyên thủy thành các giai đoạn mông muội

và dã man

Cách phân kì này xuất hiện từ thế kỉ XVIII, sau đó được L.Moócgan tác giả

cuốn Xã hội cổ đại (1877) lấy làm cơ sở và cụ thể hóa thêm trong công trình của mình. Theo Moócgan, xã hội nguyên thủy có hai giai đoạn phát triển là mông muội và dã man. Mỗi giai đoạn lại được Moócgan phân ra làm ba thời kì: thấp, giữa, cao. Mỗi giai đoạn trong sự phân kì đó đều được đánh dấu bằng các phát minh hay các dấu hiệu kinh tế tương ứng. Ph.Ăngghen trong

tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước đã đánh giá cao và đã đồng ý với cách phân kì trên của L.Moócgan.

3. Phân kì xã hội nguyên thủy dựa vào sự phân công lao động

Đây là cách phân kì lấy phân công lao động làm cơ sở do Butinốp chủ

trương. Tác giả Butinốp đã đề xuất các giai đoạn:

- Sự phân công lao động mang tính tự nhiên theo giới, theo lứa tuổi. Sự

phân công này có ý nghĩa quyết định trong đời sống xã hội nguyên thủy.

- Sự phân công lao động mang tính chất "ngành" kinh tế (như nông

nghiệp, ngư nghiệp…).

- Sự phân công lao động giữa các công xã (công xã trồng trọt, công xã

đánh cá…).

4. Phân kì xã hội nguyên thủy dựa vào sự phát triển của hình thái sở

hữu

Cách phân kì này lấy hình thái sở hữu làm cơ sở, do Pécsít đề xướng năm

1960. Theo tác giả, xã hội nguyên thủy trải qua các giai đoạn sau đây:

- Sự hình thành chế độ sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân

- Sự phát triển và củng cố chế độ sở hữu tập thể. Chế độ sở hữu cá nhân

tồn tại, nhưng không đối lập với sở hữu tập thể. Cả hai loại sở hữu trên tạo thành một thể thống nhất trong xã hội.

- Chế độ sở hữu cá nhân biến thành tư hữu, đối lập với chế độ sở hữu tập

thể, không phải của thị tộc mà là của công xã nông thôn.

Nhìn chung, các cách phân kì trên đây chưa được các nhà khoa học thống

nhất hoàn toàn, bởi vì mỗi cách phân kì đều có những ưu điểm và những hạn chế nhất định. Sự phân kì theo khảo cổ học không được các nhà khoa học thuộc các ngành khác ủng hộ bởi vì không phải nơi nào trên trái đất cũng trải qua các giai đoạn phát triển tuần tự đá-đồng-sát và có đủ các nguyên liệu đó cho con người thời nguyên thủy chế tạo công cụ, đặc biệt là kim loại. Cách phân kì thành hai giai đoạn mông muội và dã man chỉ phù hợp với tình hình tư liệu đương thời và chính bản thân cách phân kì đó của L. Moócgan cũng mang tính công thức, cứng nhắc. Không phải giai đoạn nào cũng trải qua các bước phát triển: thấp, giữa, cao. Nhiều tài liệu bổ sung sau này đã chứng

minh tiến trình lịch sử không hoàn toàn nhất thiết xẩy ra như vậy. Cách phân kì dựa trên cơ sở phân công lao động rất đáng được quan tâm. Tuy nhiên, tài liệu làm căn cứ để đưa ra cách phân kì này chỉ dựa vào việc xem xét một bộ phận thổ dân châu Đại Dương và quần đảo Mêlanêdi. Vả lại, đây là vấn đề quan trọng và rất có ý nghĩa, nhưng sự phân công lao động trong buổi bình minh của lịch sử loài người còn ít được nghiên cứu và nói chung là còn ít tư liệu tin cậy. Hạn chế của cách phân kì theo hình thái sở hữu cũng tương tự như với cách phân kì theo phân công lao động.

5. Phân kì xã hội nguyên thủy dựa vào sự phát triển của các hình thái

tổ chức tập thể người

Cách phân kì này còn được gọi là phân kì theo dân tộc học. Trong cách

phân kì theo dân tộc học, đáng chú ý là cách phân kì của Côxven (năm 1952), chia xã hội nguyên thủy làm 3 thời kì: Bầy người nguyên thủy, Công xã thị tộc, Dân chủ quân sự. Tuy nhiên, dân chủ quân sự không phải là hiện tượng phổ biến đối với tất cả các cư dân mà nó chỉ tồn tại ở những bộ lạc thường xẩy ra chiến tranh. Do vậy cách phân kì của Côxven cũng chưa thật khoa học và chính xác.

Cho đến nay, cách phân kì xã hội nguyên thủy được thừa nhận rộng rãi

trong dân tộc học là cách phân kì do các học giả Xô viết (trước đây) đề xuất và nó được coi là cách phân kì khoa học và hợp lí nhất. Theo cách phân kì này xã hội nguyên thủy được phân chia thành ba thời kì:

- Bầy người nguyên thủy.

- Công xã thị tộc ("với chế độ mẫu hệ và chế độ phụ hệ)

- Sự tan rã của công xã thị tộc và sự xuất hiện giai cấp và nhà nước.

Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu các vấn đề cơ bản của xã hội nguyên thủy

theo sự phân kì này.

II - NHỮNG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CƠ BẢN CỦA XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

1. Giai đoạn bầy người

Bầy người nguyên thủy là giai đoạn xã hội sơ khai tồn tại quá xa trong lịch

sử loài người. Tài liệu dân tộc học không thể vẽ lên được bức tranh xa xưa đó mà cần và phải có sự phối hợp mang tính liên ngành của các ngành khoa

học khác như khảo cổ học, cổ nhân học, cổ sinh vật học, cổ địa chất học, ngôn ngữ học… Tuy thế, cho đến nay nhiều vấn đề của giai đoạn này còn chưa được làm sáng tỏ.

Con người hình thành từ kỉ Đệ tứ (Antrôpôgen) cách ngày nay 2 triệu năm.

Đó là lúc "bản thân con người bắt đầu phân biệt với động vật, khi con người bắt đầu sản xuất những tư liệu sinh hoạt của mình". Điểm chấm dứt, hay giới hạn cuối cùng của bầy người nguyên thủy là khi con người hiện đại Hômô sapiens (Homo Sapiens) ra đời cách ngày nay khoảng 5 đến 4 vạn năm.

Trong khoảng thời gian trên, con người nguyên thủy đã phải trải qua những

"bước đi chập chững ban đầu" để tiến đến hoàn thiện về thể chất sinh học và thể chế xã hội. Đó là một tập hợp người theo đúng nghĩa bầy chứ chưa phải khối cộng đồng như những thiết chế về sau này mà chúng ta được chứng kiến khi con người hiện đại Hômô sapiens ra đời.

Quá trình trên được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác gọi là giai đoạn

phát sinh xã hội loài người. Đây là giai đoạn không chỉ hình thành con người mà còn hình thành xã hội loài người. Quá trình có tính nền tảng đó được Ph.Ăngghen chỉ ra với vai trò cực kì quan trọng của lao dộng, như là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ sinh hoạt của con người. Sự khác biệt giữa người và động vật không phải trong thời gian chốc lát mà được tính bằng tiến trình vận động, thích ứng, biến chuyển hàng triệu năm. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác cũng như các nhà khoa học đặc biệt coi trọng việc tạo ra công cụ lao động trong quá trình lao động; hay nói cách khác, sự xuất hiện con người gắn liền với sự xuất hiện của lao động. Đó cũng chính là thời điểm xuất hiện bầy người nguyên thủy, đánh dấu quá trình bắt đầu hình thành con người và xã hội con người.

Không hiểu quá trình hình thành con người thì không thể nhận diện được

bầy người nguyên thủy với những đặc trưng của nó. Đấy là một tiến trình phát triển văn hóa sơ khai, trước hết là về mặt sinh học và đồng thời với quá trình sinh học là quá trình xã hội. Đó cũng là quá trình ngăn chặn "tính cá thể động vật" (theo cách nói của V.I.Lênin) để trở thành người và bầy.

Quá trình chuyển biến từ vượn thành người được các nhà kinh điển chỉ ra

với các mốc cơ bản như sau:

- Đi thẳng đứng bằng hai chi sau.

- Hai chi trước được giải phóng và dùng vào lao động.

- Xuất hiện tiếng nói do nhu cầu lao động và giao tiếp.

- Ăn thịt.

Đó là bốn cái mốc thiên về tính sinh học, được thử thách, định hình sau

hàng triệu năm.

Đồng thời với quá trình có tính nhảy vọt về mặt sinh học là quá trình có

tính nhảy vọt về mặt xã hội. Đó là quá trình của các bước chuyển biến và thay thế dần các định luật sinh học trong con người bằng các định luật xã hội. Con người càng hoàn thiện thì bản năng sinh học ngày càng giảm và tính ý thức ngày càng đóng vai trò quan trọng và dần chiếm ưu thế. Trong tiến trình đó, các tài liệu khoa học và quan điểm khoa học cho thấy có hai bước:

- Bước thứ nhất, từ VƯỢN NGƯỜI tiến lên thành NGƯỜI NGUYÊN

THỦY, hay BẦY NGƯỜI TỐI CỔ - Định luật Xã hội bắt đầu xuất hiện.

- Bước thứ hai, từ NGƯỜI NGUYÊN THỦY tiến lên con NGƯỜI HIỆN ĐẠI

(Hômô sapiens) - Định luật Xã hội thống trị trong đời sống con người.

Bước nhảy vọt thứ nhất gắn liền với quá trình hình thành con người

nguyên thủy và bầy người nguyên thủy. Đây là quá trình lâu dài, là cuộc đấu tranh sinh tồn trước sự biến đổi của môi trường tự nhiên, thời tiết, khí hậu…

Ở bầy người nguyên thủy, ngay từ đầu đã có hai yếu tố chi phối, tác động:

yếu tố sinh vật và yếu tố xã hội. Đặc điểm của bầy người nguyên thủy chính là sự đấu tranh giữa bản năng động vật và quan hệ xã hội theo hướng thu hẹp của bản năng động vật và phát triển của quan hệ xã hội. Khi quan hệ xã hội mở rộng và thắng thế hoàn toàn thì con người cổ đại chuyển sang con người hiện đại.

Con người ở thời kì nhảy vọt thứ nhất sống theo từng nhóm nhỏ, mang

tính bầy. Họ sống bằng hái lượm các loại hoa quả, lá, rễ, củ của các loại cây hoang dại để ăn. Việc săn bắn thú cũng còn là giả thiết. Họ sống trong các mái che tạm thời hoặc dưới các mái đá. Công cụ sản xuất còn hết sức thô sơ, chủ yếu là những mảnh tước, những hòn ghè, những hạnh nhân của thời kì đá cũ. Các công cụ trên đều được làm bằng đá hay cũng có thể bằng gỗ, tre…, nhưng vì thời gian quá xa không cho phép một số chất liệu có thể còn tồn tại và được phát hiện. Trong các giai đoạn văn hóa khảo cổ tiêu biểu như Tiền Sen, Sen, A Sơn, Muxtiê ở Pháp cũng như ở nhiều nơi khác, hiện vật bằng công cụ đá vẫn là cơ bản. Qua nghiên cứu tài liệu, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng thời nguyên thủy đã dùng tay nắm trực tiếp vào những công cụ trên để lao động. Quan hệ giữa các thành viên trong bầy người nguyên thủy là như thế nào, do tài liệu hiếm hoi, nên cho đến nay vẫn còn nằm trong giả thuyết. Các ý kiến cho rằng các thành viên trong bầy đã có sự gắn bó nhất

định để đảm bảo việc tìm kiếm thức ăn và chống chọi với mọi đe dọa của thiên nhiên, song lại không bền vững, do ý thức bầy đàn còn thấp cũng như thức ăn tìm kiếm được mang tính ngẫu nhiên và phương tiện sinh sống còn ít được bảo đảm. Mặt khác, vào thời kì này lực lượng sản xuất còn rất thấp và chưa phát triển, nên các bầy đàn nguyên thủy ít có quan hệ với nhau.

Vấn đề hôn nhân và gia đình là một trong những vấn đề quan trọng và khá

phức tạp trong xã hội nguyên thủy. Từ những năm ba mươi của thế kỉ này cho đến gần đây, vấn đề hôn nhân và gia đình nguyên thủy rất được quan tâm, song các quan điểm còn rất xa nhau. Tồn tại các ý kiến cho rằng bầy người nguyên thủy trải qua hai giai đoạn: tạp hôn và tạp hôn từng thời kì; tạp hôn và không tạp hôn; hoặc cho rằng suốt thời kì bầy người nguyên thủy là tạp hôn… Tuy nhiên, trên đại thể, hiện nay người ta thấy rằng, so với loài vượn, người nguyên thủy ở giai đoạn này có sự phân biệt trong quan hệ tính giao giữa nam và nữ. Loài vượn cũng như mọi sinh vật khác không có một hạn chế nào trong quạn hệ này. Trong khi đó ở người nguyên thủy có bước nhảy vọt là, biết loại trừ một cách có ý thức quan hệ tính giao giữa bố mẹ (thế hệ bố mẹ) và con cái (thế hệ con cái). Các quan hệ tính giao giữa anh chị em ruột với nhau hay cùng thế hệ theo giới tính vẫn được phổ biến. Đó chính là hiện tượng tạp hôn trong xã hội nguyên thủy thời kì bầy người.

Một tiêu chí khi nhìn nhận bầy người nguyên thủy khá quan trọng bên cạnh

quan hệ hôn nhân và các vấn đề trên là việc ăn. Ăn là bản năng tự nhiên của các chủng loài động vật để duy trì cuộc sống. Tuy nhiên, không thể đồng nhất việc ăn của động vật thuần túy với bầy người nguyên thủy. Dù còn rất mong manh và rất thấp trong ý thức, nhưng ở bước nhảy vọt thứ nhất này con người đã biết nhường nhịn nhau trong khi tìm kiếm được thức ăn. Đó là biểu hiện của ý thức trong cái xã hội bầy, và như trên đã nói, dù còn rất thô sơ. Nói như vậy không có nghĩa là không có sự giành giật, tranh cướp nhau khi ăn của các thành viên trong bầy người nguyên thủy. Sự nhường nhịn nhau của con người nguyên thủy khác hoàn toàn bản năng sinh vật học của loài

chim,khi chim bố, chim mẹ tìm mồi về nhường nhịn cho con.

Sự xuất hiện ý thức loại trừ quan hệ tính giao giữa thế hệ bố mẹ và con

cái, ý thức nhường nhịn, chia nhau trong ăn uống của bầy người nguyên thủy là hai nội dung quan trọng nhất trong thời kì này. Sự xuất hiện ý thức trong hành động cũng chính là sự xuất hiện định luật xã hội. Tuy nhiên, trong bước nhảy vọt thứ nhất này, định luật xã hội mới xuất hiện chưa đóng vai trò ngự trị và định luật sinh học bước đầu bị đẩy lùi nhưng vẫn giữ vai trò ngự trị.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 110 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(170 trang)
w