MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ SỬ DỤNG THUỐC VÀ SỰ THAY ĐỔI CÁC CHỈ SỐ SINH HÓA TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC CHỐNG LAO

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá liều điều trị và sự thay đổi các chỉ số chức năng gan thận sau 8 tuần điều trị bằng thuốc chống lao hàng 1 ở bệnh nhân lao phổi (Trang 28 - 31)

1.4.1. Nghiên cứu về sử dụng thuốc trong điều trị bệnh lao

Ở Việt Nam hiện dã có một số nghiên cứu về sử dụng thuốc trong điều trị bệnh lao.

Nghiên cứu của Bùi Thị Thu Hà (2010) về sử dụng thuốc trên 105 bệnh nhân lao phổi mới thấy: tỉ lệ lao phổi AFB (+) chiếm 57,14%, có 100% bệnh nhân được sử dụng 5 thuốc chống lao S, H, R, Z, E [12].

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

21

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Liên (2010), nghiên cứu 30 bệnh nhân lao phổi mới AFB (+) tại bệnh viện 19-8 cho kết quả: Tất cả các bệnh nhân đều được điều trị theo phác đồ 2SRHZ/6HE, việc sử dụng thuốc tuân theo nguyên tắc điều trị. Liều trung bình sử dụng thuốc thực tế của các thuốc chống lao đều trong giới hạn liều khuyến cáo. Tỉ lệ bệnh nhân có liều dưới giới hạn của liều khuyến cáo cao nhất là 6,67%, có liều trên giới hạn của liều khuyến cáo cao nhất là 33,33% so với tổng số bệnh nhân dùng thuốc nhưng sự chênh lệch so với liều khuyến cáo là không đáng kể [13].

Nghiên cứu của Hoàng Thị Toán (2013) trên 103 bệnh nhân lao phổi mới tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên, thấy 100% bệnh nhân sử dụng 5 loại thuốc lao S, R, H, Z, E; 100% bệnh nhân sử dụng phác đồ I để điều trị 2S(E)RH/6HE. Liều dùng thuốc lao cho bệnh nhân đa số ở trong khoảng liều khuyến cáo (> 95%) [22].

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Quốc Bảo (2015), phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị lao tại bệnh viện Trung ương Huế thấy: Phác đồ I được sử dụng nhiều nhất 84,85%, có sự thay đổi trong áp dụng phác đồ điều trị từ 8 tháng 2S(E)RH/6HE (40,3%) sang phác đồ 6 tháng 2RHZE/4RH (40,55%).

Các thuốc R, H, Z được sử dụng với tỉ lệ cao, lần lượt là 98,48%; 97,27%;

98,18%. S và E dược sử dụng với tỉ lệ thấp hơn 53,64% và 65,45%. Viên hỗn hợp RHZ 625 mg với tên biệt dược Tuberzid được sử dụng nhiều nhất (46,06%). Việc sử dụng thuốc chống lao tuân thủ các nguyên tắc điều trị [1].

Nghiên cứu của Vũ Thị Lương (2017) tại Đồng Văn, Hà Giang cho thấy:

Phác đồ 6 tháng 2RHZE(S)/4RH được áp dụng nhiều nhất (64,90%), có 25,53%

bệnh nhân vẫn được chỉ định phác đồ 2RHZE(S)/6HE theo hướng dẫn của Bộ Y tế năm 2009. Thuốc E được sử dụng với tỉ lệ 100%, H là 25,53%. Viên hỗn hợp RH được sử dụng với hàm lượng cố định khác nhau [14].

1.4.2. Một số nghiên cứu về sự thay đổi các chỉ số sinh hóa trên bệnh nhân điều trị bằng thuốc chống lao

Theo số liệu tổng kết công tác báo cáo ADR năm 2015, tỉ lệ thuốc điều trị lao là 11,4% (sau nhóm kháng sinh) trong số các báo cáo ADR gửi đến trung

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

22

tâm DI & ADR Quốc gia [23]. Độc tính trên gan, thận là một trong những vấn đề khá được quan tâm.

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Đông (1997) về ảnh hưởng của thuốc chống lao tới gan, thận ở cả 2 phác đồ có và không có R thấy chức năng thận không có biến đổi gì lớn, hệ số thanh thải creatinin có xu hướng giảm nhưng vẫn ở trong giới hạn bình thường. Các enzym gan có tăng cao trong 2 tháng đầu và về bình thường ở cuối tháng thứ 2 [11].

Nghiên cứu của Trần Thị Xuân Phương (1999) về hiệu quả của 2 phác đồ 2SHRZ/6HE và 2EHRZ/6HE ở giai đoạn tấn công cho thấy: Sau 1 tháng điều trị, tăng transaminase gặp ở 6,7% bệnh nhân dùng phác đồ SRHZ và 10%

bệnh nhân dùng phác đồ ERHZ. Sau 2 tháng điều trị, tỉ lệ này là 3,3% và 6,7%

[19].

Trần Văn Thắng (1999) nghiên cứu khả năng âm hóa AFB trong đờm và ảnh hưởng đến transaminase ở bệnh nhân lao phổi mới điều trị bằng thuốc chống lao của Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương II trong giai đoạn tấn công thấy transaminase, bilirubin ở các bệnh nhân dùng thuốc chống lao đều tăng cao có ý nghĩa sau tháng đầu điều trị và trở lại bình thường sau 2 tháng. Không có bệnh nhân nào biểu hiện viêm gan trên lâm sàng [21].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Nga (2016) khảo sát trên 833 bệnh án của bệnh nhân HIV sử dụng phác đồ dự phòng lao bằng INH tại phòng khám ngoại trú điều trị HIV/AISD bệnh viện Bạch Mai: tỉ lệ bệnh nhân xuất hiện độc tính trên gan khá cao (3,5%), độc tính trên gan thường xuất hiện 3 tháng đầu điều trị [16].

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

23

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá liều điều trị và sự thay đổi các chỉ số chức năng gan thận sau 8 tuần điều trị bằng thuốc chống lao hàng 1 ở bệnh nhân lao phổi (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)