Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng tại một số ngân hàng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh sở giao dịch (Trang 26 - 29)

Chương 1: Lý luận chung về tín dụng và chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại

1.2. Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại

1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng tại một số ngân hàng tại Việt Nam

* Kinh nghiệm tại ngân hàng ACB

Hoạt động tín dụng của ACB trong những năm từ 2015-2017 luôn tăng trưởng trong điều kiện nền kinh tế trong nước và ngành ngân hàng gặp nhiều những khó khăn. Với tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn liên tục giảm và duy trì ở mức thấp, cùng với đó là sự tăng trưởng mạnh tổng dư nợ đã giúp cho chất lượng tín dụng của ACB ngày một nâng cao.

Để làm được điều này thì ACB đã phân bổ cơ cấu cho vay theo từng lĩnh vực, từng sản phẩm đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, phù hợp với định hướng phát triển của hệ thống.

Việc chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ thông qua việc cải tiến liên tục các thủ tục phối hợp tác nghiệp giữa kênh phân phối và hội sở, thủ tục kiểm tra phân tích đánh giá thông tin khách hàng, xây dựng tài liệu công việc và văn bản hướng dẫn nhân viên thực hiện theo đúng quy định của ACB trong từng thời kỳ. Ngoài ra, ACB đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tín dụng phù hợp với thông lệ quốc tế và các khuyến cáo của Basel. Cụ thể là việc thành lập mô hình tín dụng tập trung nhằm tách biệt chức năng thẩm định và kinh doanh. Điều này đảm bảo tính khách quan trong việc thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng, nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng cá nhân thông qua các văn bản hướng dẫn thẩm định, chính sách tín dụng, sản phẩm và quy trình tín dụng liên tục được cập nhật thay đổi.

* Kinh nghiệm tại ngân hàng BIDV

Ngân hàng phát triển và đầu tư BIDV là một trong những ngân hàng đang có tổng dư nợ cao nhất trên thị trường hiện nay nhưng đồng thời tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn cũng lớn hơn khá nhiều so với các ngân hàng đối thủ ở mức trung bình trên 2%. Trong những năm gần đây BIDV đã rất cố gắng để giảm tỷ lệ này và một số các biện pháp mà ngân hàng này đã và đang áp dụng là:

19

Công tác QLRR thị trường. rủi ro tập trung trong hoạt động tự doanh, rủi ro lãi suất sổ ngân hàng và thanh khoản được quản lý tập trung tại trụ sở chính với cơ cấu tổ chức thiết lập theo mô hình 3 tuyến bảo vệ: Tuyến phòng thủ thứ nhất là các khối kinh doanh, bán hàng, các chuyên viên khách hàng, chi nhánh, các đơn vị vận hành tại hội sở...; Tuyến phòng thủ thứ hai là khối quản trị rủi ro, khối tuân thủ, quản trị rủi ro hoạt động và pháp chế; Tuyến phòng thủ thứ ba là bộ phận kiểm toán nội bộ. Đây là bộ phận trực thuộc Ban kiểm soát và không thuộc Ban điều hành của Ngân hàng, nên việc đánh giá 2 tuyến phòng thủ trước và các rủi ro có thể xảy ra được thực hiện độc lập và khách quan.

Các danh mục phát sinh rủi ro thị trường, rủi ro tập trung trong hoạt động tự doanh được đánh giá hàng ngày theo giá thị trường hoặc định giá theo mô hình. Ngân hàng đã xây dựng các công cụ đo lường rủi ro thị trường bao gồm: trạng thái, lãi lỗ thực tế và dự kiến, các chỉ số độ nhạy (BPV, duration...), VaR. Kiểm nghiệm giả thuyết các mô hình VaR (backtest) và kiểm tra sức chịu đựng (stress test) rủi ro thị trường cũng được thực hiện định kỳ. Hệ thống hạn mức được thiết lập, theo dõi để kiểm soát rủi ro hàng ngày. bao gồm hạn mức định lượng (hạn mức trạng thái, dừng lỗ, BPV, VaR, hạn mức rủi ro tập trung trong hoạt động tự doanh) và hạn mức định tính (sản phẩm, loại tiền, kỳ hạn...). Vốn yêu cầu tối thiểu cho rủi ro thị trường được xác định theo phương pháp chuẩn hóa của Basel II và Thông tư 41.

* Kinh nghiệm tại ngân hàng MB

MB là một ngân hàng tuy thành lập chưa quá lâu xong lại đang dần có sự tăng trưởng mạnh mẽ những năm gần đây. Vào năm từ 2012-2014, chất lượng tín dụng của ngân hàng MB chưa thực sự tốt khi tỷ lệ nợ quá hạn luôn ở mức trên 7% và tỷ lệ nợ xấu duy trì trên 3% mỗi năm. Để cải thiện tình hình này, ngân hàng đã có những giải pháp nhằm quản trị rủi ro tín dụng đối với sự phát triển của ngân hàng. NHTMCP Quân đội đã duy trì một chính sách quản lý rủi ro tín dụng đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau:

- Thiết lập một môi trường quản lý rủi ro tín dụng phù hợp.

- Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng lành mạnh.

20

- Duy trì một quy trình quản lý, đo lường và giám sát tín dụng phù hợp.

- Đảm bảo kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng.

Ngân hàng tiến hành xét duyệt tín dụng qua nhiều cấp để đảm bảo một khoản tín dụng được xem xét một cách độc lập; đồng thời, việc phê duyệt khoản vay được thực hiện trên cơ sở hạn mức tín dụng được giao cho từng cấp có thẩm quyền. Bên cạnh đó, mô hình phê duyệt tín dụng của MB có sự tham gia của Hội đồng tín dụng để đảm bảo hoạt động phê duyệt tín dụng được tập trung với chất lượng cao nhất. Ngân hàng đang sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận như một công cụ quản lý để quản trị rủi ro tín dụng, theo đó, mỗi khách hàng được xếp loại ở một mức độ rủi ro. Mức độ rủi ro này có thể được sửa đổi, cập nhật thường xuyên.

Dữ liệu và kết quả xếp hạng của khách hàng trên toàn hệ thống được kiểm soát và quản lý tập trung tại Hội sở chính. Đây là cơ sở cho việc cấp tín dụng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng cũng như việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định.

Rủi ro tín dụng của khách hàng được quản lý theo nguyên tắc toàn diện, liên tục ở tất cả các giai đoạn có khả năng phát sinh rủi ro tín dụng, thông qua các quy định cụ thể của từng loại nghiệp vụ tín dụng.

-Giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng: tuân thủ các quy định về giới hạn cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định của NHNN và NHTMCP Quân đội.

-Giới hạn tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm lượng hóa rủi ro của từng khách hàng, xác định giới hạn tín dụng nhằm quản lý tổng mức rủi ro tín dụng. Xếp hạng tín dụng nội bộ có 10 hạng: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. Những khách hàng có mức xếp hạng tín dụng từ CC trở xuống sẽ không cho vay. Cơ cấu điểm, mức điểm, kỹ thuật chấm điểm áp dụng trong xếp hạng tín dụng được cải tiến liên tục thông qua thực tiễn triển khai để phù hợp với thực tế.

- Hạn chế cấp tín dụng đối với khách hàng: Tuân thủ các quy định của pháp luật các trường hợp không được cấp tín dụng và hạn chế cấp tín dụng, đồng thời

21

thực hiện chủ trương giảm dư nợ tín dụng, hạn chế cấp tín dụng mới đối với khách hàng có dấu hiệu rủi ro( được quy định cụ thể cho từng loại khách hàng).

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh sở giao dịch (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)