Các biến chứng sớm sau mổ liên quan đến rò niệu đạo sau rút sonde

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình niệu đạo điều trị lỗ tiểu lệch thấp thể dương vật bằng vạt da niêm mạc bao quy đầu có cuống trục ngang” (Trang 139 - 143)

Elbakry đã liệt kê và giải thích, nhiều yếu tố có thể làm chậm liền và là tác nhân hình thành lỗ rò niệu đạo, ví dụ: các yếu tố cơ học hoặc dịch thể, những sai sót nghiêm trọng trong kỹ thuật mổ, bất kể là yếu tố nào cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến rò niệu đạo do gây thiếu máu cục bộ ở mô. Đường khâu có thể là một yếu tố ảnh hưởng, khâu dưới da nên được sử dụng [145], [146]. Edney và CS cho rằng, sự xuất hiện của lỗ rò sớm sau mổ là kết quả của việc di chuyển vào trong của biểu mô da, và sự di chuyển ra ngoài của niêm mạc niệu đạo [147].

Nguyên nhân do xử lý các mô xơ, sử dụng các mô ít mạch máu trong phẫu thuật, các biểu mô hoặc da mỏng và bị xơ hóa, do loại và kích thước của chỉ khâu (ví dụ chỉ PDS ở mặt trong niệu đạo hoặc không tiêu được), do kỹ thuật khâu, nhiễm trùng [1]. Tuy nhiên, nhiễm trùng và thiếu máu cục bộ vẫn là hai yếu tố quan trọng trong việc hình thành lỗ rò niệu đạo.

Sự không hợp nhất giữa niêm mạc niệu đạo cũ và niệu đạo mới tạo là yếu tố nguy cơ cho việc hình thành lỗ rò, nguyên nhân niêm mạc niệu đạo và

biểu mô da không tốt. Một vài bệnh nhân có bất thường mô, dị ứng với các chỉ khâu như vật lạ, do đó gây kích ứng và xuất hiện phản ứng viêm, từ đó hình thành lỗ rò niệu đạo [125].

* Liên quan giữa nhiễm khuẩn nước tiểu với rò NĐ sau rút sonde

Nhiễm khuẩn nước tiểu có thể là một yếu tố tiềm tàng ảnh hưởng đến tỷ lệ rò niệu đạo. Dẫn lưu sonde trên khớp mu thì tốt hơn so với việc đặt sonde niệu đạo. Nhiễm khuẩn nước tiểu cần được theo dõi trong quá trình hậu phẫu. Những trường hợp nhiễm khuẩn nặng cần được bơm rửa qua sonde dẫn lưu, dùng kháng sinh. Nếu nhiễm khuẩn nặng có thể ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật, và gây tình trạng rò niệu đạo. Nếu sonde dẫn lưu hở thì nên thay sonde dẫn lưu khác vì nó gây ra tình trạng nhiễm khuẩn. Dùng kháng sinh dự phòng để giảm tỷ lệ biến chứng nên sử dụng thường quy và khuyến khích. Nhiễm khuẩn tiết niệu sau phẫu thuật LTLT thì rất ít, và kháng sinh ít khi phải dùng quá 7 - 10 ngày. Nhưng nếu tình trạng nhiễm khuẩn vẫn tiếp diễn thì chúng ta nên nghi ngờ có ứ đọng nước tiểu do lòng niệu đạo mới rộng hoặc túi thừa niệu đạo. Trong những trường hợp như vậy, chụp niệu đạo sẽ giúp cho chẩn đoán, đồng thời có thể can thiệp cắt

Trong nghiên cứu này (bảng 3.22), biến chứng sớm nhiễm khuẩn tiết niệu có liên quan với tỷ lệ rò niệu đạo (p < 0,05), những trường hợp không bị nhiễm khuẩn nước tiểu thì tỷ lệ không rò niệu đạo cũng cao.

Kết quả này của chúng tôi cũng tương tự như nghiên cứu của Phạm Ngọc Thạch [106].

* Liên quan giữa hoại tử vạt da che phủ với rò NĐ sau rút sonde

Hoại tử vạt da che phủ dương vật là một biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng trục tiếp đến kết quả của PT, khi hoại tử da che phủ xảy ra có thể dẫn đến rò NĐ ngay trong thời gian hậu phẫu, hoại tử da có

thể hở NĐ mới tạo gây rò NĐ hoặc nhẹ hơn có thể gây sẹo xấu, từ đó gây biến chứng cong DV hay xoay trục DV, gây mất thẩm mỹ của DV.

Hoại tử vạt da là một biến chứng chủ yếu và được báo cáo với tỷ lệ là 7%.

Trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.22) cho thấy hoại tử vạt da có mối liên quan đến tỷ lệ rò niệu đạo (p < 0,05). Và kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Phạm Ngọc Thạch [106].

Mặt khác, lấy vạt da tạo niệu đạo nhiều dẫn đến thiếu da che phủ DV về sau, vì thế phải chuyển vạt da bìu lên che phủ sẽ phải bóc tách và khâu nhiều đường để che phủ DV, làm tổn thương thiểu dưỡng vạt da che phủ, gây hoại tử vạt da và dẫn đến rò niệu đạo.

Nguyên nhân có thể do tổn thương mạch cấp máu cho vạt da, chảy máu, nhiễm khuẩn, co mạch và băng quá chặt. Hoại tử có thể ở lớp nông và toàn bộ tổ chức dưới da (nguyên nhân do băng chặt), gây tổn thương vĩnh viễn không lành được vết thương. Niệu đạo mới có thể được đánh giá đơn giản bằng cách quan sát da che phủ bên ngoài trong các trường hợp.

Để hạn chế hoại tử vạt da che phủ, phải tính toán lấy vạt da che phủ hợp lý, không căng, không co kéo, đảm bảo nuôi dưỡng tốt, kỹ thuật phẫu tích tốt, cầm máu tốt để tránh tụ máu, dùng kháng sinh sau mổ, tránh băng chặt, dùng mỡ kháng sinh tại chỗ, khi có tụ máu thì phải rạch dẫn lưu.

Nếu hoại tử vạt da che phủ ít, cuống mạch nuôi tốt, thì có thể tự liền không cần can thiệp gì. Nhưng nếu hoại tử vạt da che phủ nhiều, thì có thể gây sẹo, làm cong DV hoặc xoay trục DV, nặng hơn hoại tử có thể hoại tử vào niệu đạo mới tạo thành lỗ rò, nên cần can thiệp.

Như vậy, có nhiều yếu tố là nguyên nhân gây tỷ lệ hình thành lỗ NĐ cao sau PT LTLT như phương pháp PT, kỹ thuật khâu, vật liệu

khâu, nhiễm khuẩn và tổn thương mạch máu. Để hạn chế được nguyên nhân này có các biện pháp sau: xử lý những mô da xơ do những biểu mô và da này có ít mạch máu, mỏng, bị xơ hóa; loại và kích cỡ của chỉ khâu (phải dùng chỉ khâu nhỏ và tự tiêu như chỉ PDS 6 - 0 và 7 - 0) …

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình niệu đạo điều trị lỗ tiểu lệch thấp thể dương vật bằng vạt da niêm mạc bao quy đầu có cuống trục ngang” (Trang 139 - 143)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(169 trang)
w