Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động nghệ thuật ở huyện Cư kuin, tỉnh Đắk Lắk (Trang 73 - 80)

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT

3.9. Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp

3.9. Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp

3.9.1. Mục đích khảo sát

Kiểm nghiệm kết quả nghiên cứu nhằm tìm hiểu tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.9.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 3.9.2.1. Nội dung khảo sát

Tiêu chí 1: Giải pháp về nhận thức - Công tác tuyên truyền giáo dục - Tăng cường sự quản lý lãnh đạo

Tiêu chí 2: Quy hoạch không gian văn hóa cồng chiêng Tiêu chí 3: Giải pháp về công tác tổ chức cán bộ

- Tiêu chí, mục tiêu, yêu cầu về đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý hoạt động nghệ thuật

- Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý hoạt động nghệ thuật

Tiêu chí 4: Giải pháp về thể chế, chính sách Tiêu chí 5: Giải pháp về đầu tư

Tiêu chí 6: Giải pháp bảo tồn, phát huy nghệ thuật truyền thống Tiêu chí 7: Bảo tồn và phát huy nghệ thuật văn hóa cồng chiêng gắn với du lịch

3.9.2.2. Phương pháp khảo sát

Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thực trạng quản lý hoạt động nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng tại huyện Cư tác giả luận văn đề xuất bảy biện pháp. Do chưa có điều kiện thực nghiệm, để kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên, tác giả đã sử dụng bảng hỏi: lấy ý kiến của 100 cán bộ thuộc các xã Ea Bhôk; Ea Hu; Ea Ktur;

Ea Ning; Cư Êwi và 100 người dân thuộc các xã trên về hoạt động nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng

Tổng số phiếu thăm dò, lấy ý kiến là: 200 phiếu Số phiếu thu : 200 phiếu

Và được quy ước như sau:

+ Điểm 3: Rất cần thiết + Điểm 3: Rất khả thi

+ Điểm 2: Cần thiết + Điểm 2: Khả thi

+ Điểm 1: Không cần thiết + Điểm 1: Không khả thi 3.9.3. Đối tượng khảo sát

Được cụ thể qua bảng sau:

Bảng 3.1. Đối tượng khảo sát

TT Tên xã Đối tượng khảo sát

Tổng số Cán bộ Người dân

1 Ea Bhôk 20 20 40

2 Ea Hu 21 20 41

3 Ea Ktur 19 20 39

4 Ea Ning 20 20 40

5 Cư Êwi 20 20 40

Tổng số 100 100 200

3.9.4. Kết quả khảo sát về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất

3.9.4.1. Về tính cần thiết

Khảo sát tính cần thiết thu được kết quả sau:

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp

TT Biện pháp

Tính cần thiết

x Thứ bậc Rất cần

thiết

Cần thiết

Không cần thiết SL % SL % SL % 1

Giải pháp về

nhận thức 180 90.0 18 9.0 2 1.0 578 2.89 1

2

Quy hoạch

không gian văn hóa cồng chiêng

173 86.5 24 12.0 3 1.5 570 2.85 4

3

Giải pháp về công tác tổ chức cán bộ

168 84.0 28 14.0 4 2.0 564 2.82 7

4 Giải pháp về thể

chế, chính sách 180 90.0 17 8.5 3 1.5 577 2.89 2 5 Giải pháp về

đầu tư 171 85.5 26 13.0 3 1.5 568 2.84 5 6

Giải pháp bảo tồn, phát huy nghệ thuật truyền thống

170 85.0 26 13.0 4 2.0 566 2.83 6

7

Bảo tồn và phát huy nghệ thuật văn hóa cồng chiêng gắn với du lịch

175 87.5 21 10.5 4 2.0 571 2.86 3

Trung bình 86,9 2,85

Nhận xét: Các biện pháp đề xuất có tính cấn thiết. Trong 6 biện pháp đề xuất thì biện pháp 1; 4; 7 được đánh giá cao với x lần lượt là 2,89;

2,89 và 2,86, được xếp thứ bậc 1;2;3. Trong khi đó biện pháp 3 được đánh giá thấp nhất ở mức độ xếp hạng đứng thứ 6, các biện pháp còn lại tương đối cao.

Nội dung 3 biện pháp được đánh giá ở mức độ cao là:

(1) Biện pháp 1: Giải pháp về nhận thức bao gồm :

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cán bộ, Đảng viên và nhân dân về mối quan hệ giữa hoạt động nghệ thuật và phát triển nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của chính quyền, sự

tham gia xây dựng hoạt động nghệ thuât cồng chiêng của các ban, ngành, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân

(2) Biện pháp 4: Giải pháp về thể chế, chính sách

(3) Biện pháp 7: Đưa khách du lịch đến với không gian văn hóa cồng chiêng

Các biện pháp trên được đánh giá ở mức độ rất cần thiết cao từ

83,5% đến 90%. Từ đó có thể thấy cán bộ và người dân rất xem trọng và

đánh giá cao những biện pháp này, đây có thể xem là những biện pháp tiên quyết quyết định nâng cao chất lượng quản lý hoạt động nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng tại Cư Kuin.

Mặc khác, các biện pháp được khảo sát ở mức độ rất cần thiết trung bình là 86,9%, và x = 2,85 điều này chứng tỏ các biện pháp là rất cần thiết khi đạt ở mức khá cao.

3.9.2.2. Về tính khả thi

Khảo sát tính khả thi thu được kết quả sau:

Bảng 3.3. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp

TT Biện pháp

Tính cần thiết

x Thứ bậc

Rất khả

thi Khả thi Không

khả thi

SL % SL % SL %

1 Giải pháp về

nhận thức 162 81.0 35 17.5 3 1.5 559 2.80 6

2

Quy hoạch

không gian văn hóa cồng chiêng

167 83.5 29 14.5 4 2.0 563 2.82 5

3

Giải pháp về công tác tổ chức cán bộ

162 81.0 34 17.0 4 2.0 558 2.79 7

4 Giải pháp về thể

chế, chính sách 175 87.5 23 11.5 2 1.0 573 2.87 2 5 Giải pháp về đầu

tư 170 85.0 27 13.5 3 1.5 567 2.84 3

6 Giải pháp bảo 168 84.0 29 14.5 3 1.5 565 2.83 4

tồn, phát huy nghệ thuật truyền thống

7

Bảo tồn và phát huy nghệ thuật văn hóa cồng chiêng gắn với du lịch

178 89.0 19 9.5 3 1.5 575 2.88 1

Trung bình 84,5 2,83

Qua bảng khảo sát trên ta nhận thấy:

Các biện pháp quản lý hoạt động nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng tại Cư Kuin do người nghiên cứu đề xuất được đa số CBQL, giáo viên đánh giá là có tính khả thi cao.

Trong đó biện pháp 7 (Đưa khách du lịch đến với không gian văn hóa cồng chiêng) được cho rằng rất khả thi khi thực hiện và xếp thứ bậc 1.

Bên cạnh đó, biện pháp 4 (Giải pháp về thể chế, chính sách) xếp thứ 2 và biện pháp 5 (Giải pháp về đầu tư) xếp thứ 3. Cho thấy, khi áp dụng 3 biện pháp này vào thực tế sẽ đem lại hiệu quả nhất định và được sự đồng tình của đa số cán bộ và người dân

Mức độ trung bình của các biện pháp là 84,5% và x = 2,83, điều đó chứng tỏ khi áp dụng vào thực tế các biện pháp trên có tính ứng dụng cao và được đa số cán bộ, người dân đồng tình, ủng hộ

Tiểu kết chương 3

Việc quản lý nhằm bảo tồn, kế thừa, phát triển những giá trị văn hóa dân tộc là quốc sách hàng đầu được ghi nhận trong các bản hiến pháp. Một trong những lĩnh vực hoạt động phổ biến trong đời sống văn hóa xã hội ở

nước ta, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tư tưởng, tình cảm, nhận thức của nhiều người đó là hoạt động nghệ thuật . Sự tác động của khoa học kỹ

thuật, công nghệ cao, của quá trình giao lưu văn hóa và hội nhập kinh tế đã đưa nghệ thuật không chỉ trở thành sản phẩm tinh thần đáp ứng nhu cầu của quần chúng mà còn trở thành một bộ phận của kinh tế thị trường phát triển năng động, sáng tạo. Phát triển nghệ thuật đi đúng hướng dân tộc, khoa học, đại chúng chắc chắn không thể thiếu vai trò then chốt của các cơ quan quản lý quản lý. Qua chương 3, người nghiên cứu đã đưa ra 7 nhóm giải pháp trên cơ sở khảo sát và phân tích thực trạng ở chương 2. Các giải pháp được đề xuất có thể áp dụng không chỉ ở huyện Cư Kuin mà còn ở các địa phương khác có điều kiện tương tự

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động nghệ thuật ở huyện Cư kuin, tỉnh Đắk Lắk (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)