Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DI TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÙNG XÁ, HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Bộ máy và cơ cấu tổ chức quản lý di tích trên địa bàn xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
2.1.4. Cơ chế quản lý di tích lịch sử văn hóa
Cơ chế quản lý DTLSVH của xã Phùng Xá được thực hiện dựa trên quy định tại “Chỉ thị số 06/CT-UBND, ngày 12/9/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tăng cường các biện pháp quản lý di tích và các hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích”.
* Đặc điểm, nội dung quản lý di tích lịch sử văn hóa ở xã Phùng Xá: Xuất phát từ đặc điểm và tình hình thực tế, việc quản lý DTLSVH ở xã Phùng Xá được tổ chức theo cấp hành chính, theo chiều dọc từ tỉnh xuống các cấp, xã, xã, thôn,khu dân cư. Trong quá trình thực hiện quản lý DTLSVH trên địa bàn xã có sự thống nhất phối hợp giữa ban QLDT tỉnh với phòng VH&TT, ban QLDT cơ sở cùng tham gia quản lý… Riêng đối với
công tác QLDT ở cấp xã bao gồm 6 nội dung tổ chức thực hiện: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị DSVH; Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về DSVH; Tổ chức, thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về DSVH; Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về DSVH;
Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị DSVH;
Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về DSVH.
Trong việc phân cấp quản lý hệ thống DTLSVH, cấp xã được UBND xã giao trách nhiệm trực tiếp quản lý di tích; UBND các xã thành lập ban QLDT cơ sở của xã, thị trấn để quản lý DTLSVH trên địa bàn. Trong những năm qua, xã Phùng Xá đã thu được những hiệu quả tích cực trong cơ chế phối hợp quản lý để từ đó hình thành một số mô hình quản lý di tích như:
Mô hình mang tính chất cộng đồng tự quản: Qua tìm hiểu nghiên cứu thì các DTLSVH ở xã Phùng Xá cho thấy: thành phần tham gia của mô hình này có đại diện chính quyền xã, thôn giám sát, còn việc quản lý di tích chủ yếu là do cộng đồng, với thành phần là Hội người cao tuổi, Hội phụ nữ… đảm nhiệm. Có thể thấy trong các di tích, vai trò tự quản của cộng đồng được hiện diện ở tất cả các khâu, các mắt xích chính của việc quản lý di tích: Trong việc lên kế hoạch, lập nội dung tổ chức các hoạt động; trong quản lý các nguồn thu, chi; trong việc trùng tu, tôn tạo di tích; trong bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ gìn an ninh xã hội. Ban QLDT Nhà thờ và lăng mộ trạng Bùng Phùng Khắc Khoan… được thành lập theo quy định từ khi được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Tiểu ban QLDT bầu chọn ra ban thường trực gồm những người có sức khỏe, nhiệt tình, trung thực, hiểu biết về di tích để điều hành các nhóm việc trọng yếu: Trông coi di tích, an ninh, trật tự, quản lý dịch vụ, đối ngoại, tuyên truyền, tiếp nhận công đức... Đây là một mô hình quản lý thuần túy do cộng đồng đảm nhiệm
rất thành công đặc biệt hoạt động lễ hội vận hành quy củ, hiệu quả, tạo được uy tín đối với chính quyền địa phương và khách hành hương, bảo lưu tốt các yếu tố truyền thống, các giá trị văn hóa bản sắc, ít bị mai một, pha tạp. Người dân thực sự là chủ nhân của DTLSVH, có ý thức trân trọng di sản của mình.
Mô hình mang quản lý kết hợp vai trò tự quản của cộng đồng với sự trợ giúp của Nhà nước: Nhà nước đảm nhận việc quản lý đối với các di tích lịch sử cách mạng, danh nhân. Toàn bộ các hoạt động tu bổ, tôn tạo, giới thiệu, trưng bày di tích đều được nhà nước xây dựng kế hoạch và triển khai.
Theo khảo sát trên địa bàn xã Phùng Xá thì mô hình này tiêu biểu có các trường hợp ban QLDT di tích nơi thành lập chi bộ đầu tiên Đảng bộ xã Phùng Xá; các điểm di tích trên địa bàn xã Phùng Xá gắn liền với thời kỳ cách mạng tiền khởi nghĩa, trong đó nhiều di tích được xếp hạng quốc gia. Trong hoạt động quản lý di tích có sự kết hợp giữa các sáng kiến tự quản của cộng đồng, với sự giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.
Như vậy, có thể thấy ưu điểm nổi trội của mô hình dạng này là phát huy được vai trò tự quản của cộng đồng, tận dụng tinh thần chủ động, sáng tạo của người dân, đồng thời có sự giám sát, điều chỉnh kịp thời của các cơ quan chức năng khi có những vấn đề nổi cộm xảy ra. Loại mô hình này rất phù hợp với các di tích có quy mô lớn, khách thập phương đông, có lễ hội kéo dài nhiều ngày.
Mô hình tư nhân quản lý: Còn có một dạng mô hình đặc biệt do tư nhân tự thành lập, điều hành thường tồn tại ở một gia đình, dòng họ đứng ra cai quản với sự tham gia chủ yếu là người thân trong gia đình ở các vị trí trọng yếu, có tuyển chọn thêm người ngoài từ cộng đồng sở tại, có sự phối kết hợp nhất định với chính quyền địa phương.
Tiêu biểu là mô hình quản lý các nhà thờ họ, hoặc các nhà ở của các hộ gia đình, nhà cổ dân gian. Mô hình quản lý dạng này nếu có người cầm