CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
3.3 Thực tiễn áp dụng pháp luật về tổ chức và hoạt động của QĐTCK tại Việt Nam Kết luận chương 3
3.3.1. Những kết quả đạt được trong tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luật Việt Nam từ năm 2006 đến nay
3.3.1.1. Những kết quả đạt được của quá trình xây dựng pháp luật về tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán
Luật Chứng khoán 2006 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007 là dấu mốc thể hiện chặng đường liên tục xây dựng và củng cố hệ thống pháp luật về TTCK. Sau khi Luật Chứng khoán được sửa đổi, bổ sung năm 2010, cùng với việc xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam 2011 – 2020, các văn bản hướng dẫn được sửa đổi, bổ sung, ban hành theo hướng tập trung kịp thời tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, tái cấu trúc TTCK. Trong năm 2012 – 2013, nhiều văn bản được ban hành đã góp phần tháo gỡ tương đối kịp thời các vướng mắc liên quan tới quy định pháp luật về chứng khoán và TTCK. Các giải pháp được tập trung vào giải quyết, tháo gỡ cơ chế, đối với những bất cập, vướng mắc nhằm ổn định kinh tế, khôi phục sản xuất, khôi phục TTCK, tạo sự minh bạch của thị trường quy định về quản trị công ty đại chúng, quy định về công bố thông tin, nâng cao tiêu chuẩn niêm yết, mở rộng nhà đầu tư có tổ chức, phát triển sản phẩm mới.
Nhìn chung, Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành đã được ban hành đầy đủ, có nội dung rõ ràng, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng các chuẩn mực đánh giá TTCK của IOSCO, đã thực thi phần lớn các chuẩn mực liên quan đến QĐTCK và tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam gia nhập. Qua đó, đã tạo cơ sở pháp lý đa dạng hóa cơ sở NĐT, phát triển hệ thống NĐT có tổ chức, thu hút sự tham gia của NĐT nước ngoài.
Một số kết quả đối với pháp luật chứng khoán về tổ chức và hoạt động của QĐTCK như sau:
Một là, về mô hình tổ chức của quỹ đầu tư chứng khoán
90
Với sự ra đời của CTĐTCK, mô hình tổ chức và hoạt động QĐTCK đã được hoàn thiện tương ứng với mô hình QĐTCK của các nước khác trên thế giới, bởi lẽ mô hình QĐTCK (không có tư cách pháp nhân) thường áp dụng ở những quốc gia mà TTCK mới hình thành, chưa có Luật Chứng khoán điều chỉnh. Hiện nay, QĐTCK theo mô hình pháp nhân (CTĐTCK) được tổ chức, hoạt động trên cơ sở Luật Chứng khoán 2006 (sửa đổi, bổ sung 2010), Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014. Luật Chứng khoán quy định, CTĐTCK được thành lập dưới mô hình CTCP, được phát hành cổ phần để huy động vốn từ các NĐT để đầu tư, không được kinh doanh, sản xuất và cung cấp dịch vụ như các loại hình doanh nghiệp khác.
Hai là, các loại hình QĐTCK ngày càng phong phú và đa dạng.
Giai đoạn 2006 – 2010, xây dựng hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo hình thành hệ thống các CTQLQ và nâng dần các điều kiện, tiêu chuẩn đối với việc thành lập CTQLQ; phát triển các sản phẩm quỹ đóng, quỹ thành viên nhằm hỗ trợ hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.
Từ năm 2011 đến nay, tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quỹ đầu tư với việc đa dạng hóa các loại hình sản phẩm quỹ đầu tư (Quỹ mở, Quỹ ETF, Quỹ đầu tư bất động sản).
Nghị định số 88/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 và Thông tư số 86/2017/TT- BTC ngày 15/8/2017 về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện đã tạo lập khuôn khổ pháp lý về thành lập và hoạt động của quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện với mục tiêu đảm bảo và đa dạng hóa an sinh xã hội, phát triển nguồn vốn dài hạn đầu tư trên thị trường tài chính. Theo đó, CTQLQ có đủ điều kiện sẽ được Giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ là doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện.
Ba là, pháp luật chứng khoán quy định cụ thể điều kiện, trình tự, thủ tục huy động vốn thành lập QĐTCK và thành lập CTĐTCK. Đồng thời, bổ sung quy định huy động vốn, thành lập QĐTCK và niêm yết CCQ ở nước ngoài.
Hoạt động phát hành CCQ ra công chúng và cổ phiếu để huy động vốn thành lập QĐTCK, CTĐTCK trong nước đã được nghiên cứu sinh phân tích chi tiết về trình tự, thủ tục (mục 3.1.2 và 3.1.3). Đối với hoạt động chào bán và niêm yết CCQ tại nước ngoài, điều 28a Nghị định số 58/2012/NĐ-CP, được sửa đổi bởi
91
Nghị định số 60/2015/NĐ-CP, quy định CTQLQ được chào bán, huy động vốn ở nước ngoài để thành lập QĐTCK ở nước ngoài, niêm yết chứng chỉ các quỹ thành lập ở Việt Nam tại nước ngoài.
Bốn là, Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định rõ hơn về cơ cấu tổ chức, quản trị QĐTCK. Qua đó, thấy rõ cơ chế tách bạch giữa quyền quản lý QĐTCK và quyền giám sát QĐTCK; đã quy định cụ thể hơn quyền và nghĩa vụ của NĐT tham gia vào QĐTCK.
Bên cạnh các nội dung thể hiện tính đặc thù trong tổ chức và hoạt động của QĐTCK thì quyền và nghĩa vụ của NĐT luôn là vấn đề được quan tâm khi xây dựng luật vì nó tác động trực tiếp đến việc có thu hút được NĐT tham gia vào QĐTCK hay không. Theo Điều 84 Luật Chứng khoán, NĐT có các quyền sau đây: a) Hưởng lợi từ hoạt động đầu tư của QĐTCK tương ứng với tỷ lệ vốn góp;
b) Hưởng các lợi ích và tài sản được chia hợp pháp từ việc thanh lý tài sản QĐTCK; c) Yêu cầu CTQLQ hoặc NHGS mua lại chứng chỉ quỹ mở; d) Khởi kiện CTQLQ, NHGS hoặc tổ chức liên quan nếu tổ chức này vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình; đ) Thực hiện quyền của mình thông qua Đại hội NĐT;
e) Chuyển nhượng chứng chỉ quỹ theo quy định tại Điều lệ QĐTCK; g) Các quyền khác quy định tại Điều lệ QĐTCK. Bên cạnh đó, NĐT phải tuân thủ nghĩa vụ sau đây: a) Chấp hành quyết định của Đại hội NĐT; b) Thanh toán đủ tiền mua chứng chỉ quỹ; c) Các nghĩa vụ khác quy định tại Điều lệ QĐTCK.
Năm là, hoạt động của QĐTCK không còn bị giới hạn về tỷ lệ khi đầu tư vào chứng khoán nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Trước đây, tỷ lệ tối thiểu mà QĐTCK phải đầu tư vào chứng khoán là 60% giá trị tài sản của quỹ. Theo Luật Chứng khoán hiện hành, QĐTCK không bị giới hạn về tỷ lệ đầu tư vào chứng khoán nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư, kết hợp quản lý rủi ro và tiếp cận đầu tư.
Sáu là, bằng các quy định cấm, pháp luật chứng khoán quy định các giới hạn trong hoạt động đầu tư của từng loại hình QĐTCK, các hạn chế trong hoạt động của CTQLQ và NHGS nhằm bảo vệ NĐT.
92
Hoạt động của QĐTCK có những điểm khá đặc thù. Đó là việc NĐT góp vốn vào quỹ nhưng thường không kiểm soát hàng ngày đối với hoạt động của quỹ, đặc biệt là quỹ đại chúng. Hoạt động quản lý quỹ được ủy thác cho CTQLQ. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của NĐT và minh bạch quá trình đầu tư của CTQLQ, phải nhờ vào tính độc lập của NHGS. Những quy định cấm đối với hoạt động đầu tư, đối với CTQLQ và NHGS là nhằm mục đích đa dạng hóa đầu tư, phân tán rủi ro trong đầu tư chứng khoán; đảm bảo cho việc đầu tư có khả năng đạt hiệu quả, hạn chế những rủi ro từ các chủ thể có liên quan trong quá trình quản lý QĐTCK.
3.3.1.2. Những kết quả đạt được trong hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán Công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (nay là CTCP quản lý quỹ đầu tư Việt Nam – VFM) được thành lập theo Giấy phép số 01/GPĐT-UBCKNN ngày 15/7/2003, đánh dấu sự ra đời của một loại hình tổ chức kinh doanh chứng khoán mới trên TTCK Việt Nam. Số lượng CTQLQ liên tục phát triển nhanh, đến năm 2009 đã có tới 46 CTQLQ.
Bảng 3.1: Số lượng công ty quản lý quỹ từ 2003 - 2011
Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Số CTQLQ 1 2 6 18 25 44 46 47 47
[Nguồn: 39]
Giai đoạn từ năm 2011 đến nay, được tái cấu trúc lại theo hướng giảm dần số lượng, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, bảo đảm an toàn tài chính, hiệu quả kinh doanh. Các CTQLQ được thành lập trong giai đoạn sau này, ngoài việc đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân sự có chứng chỉ hành nghề, mức vốn pháp định… cơ cấu cổ đông cũng đã chuyển dịch từ các cổ đông cá nhân sang các cổ đông là các tập đoàn tài chính lớn, có tình hình tài chính lành mạnh và có năng lực trong công tác quản trị công ty. Nhiều CTQLQ đã đạt được những kết quả khả quan trên TTCK như: CTCP quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM), CTCP quản lý quỹ MB (MB Capital), CTCP quản lý quỹ Kỹ thương (Techcom Capital), Công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Vietcombank (VCBF), Công ty quản lý quỹ Bảo Việt (BVF)…
93
Bảng 3.2: Hoạt động kinh doanh của CTQLQ từ năm 2011 - 2017
Chỉ tiêu Số lượng CTQLQ hoạt động (công ty)
Tổng vốn điều lệ (tỷ đồng)
Tổng doanh thu (tỷ đồng)
Tổng lợi nhuận (tỷ đồng)
Tổng số Quỹ đầu tư
(quỹ) Năm
2011 47 2.608 978 10 23
2012 47 3.125 769 44 17
2013 41 3.064 720 145 19
2014 43 3.130 737 129 25
2015 45 3.757 791 108 28
2016 47 3.850 987 237 31
2017 46 3.860 1.278 444 36
Nguồn: [37]
Đối với QĐTCK, đã thể hiện vai trò là một định chế tài chính tập hợp các NĐT riêng lẻ để đầu tư một cách tốt nhất và chuyên nghiệp nhất vào TTCK. Một số mốc thời gian và sự kiện nổi bật đánh dấu sự hình thành của từng loại hình QĐTCK tại Việt Nam:
Bảng 3.3: Thời điểm thành lập và tên của các loại hình QĐTCK đầu tiên
Thời gian Sự kiện
20/5/2004 QĐTCK đóng (quỹ công chúng) đầu tiên được thành lập (Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam - Quỹ VF1)
12/3/2006 Quỹ thành viên đầu tiên được cấp phép thành lập và hoạt động (VIF – Quỹ đầu tư Việt Nam)
13/3/2013 Quỹ mở đầu tiên được thành lập (Quỹ đầu tư trái phiếu MB Capital Việt Nam – MBBF).
18/9/2014 Quỹ hoán đổi danh mục (ETF) đầu tiên được thành lập và niêm yết trên HOSE (Quỹ ETF VFMVN30).
29/6/2016 Quỹ bất động sản (REIT) đầu tiên được cấp phép thành lập.
[Nguồn: 39]
Qua các năm hoạt động, QĐTCK gia tăng về số lượng, các quỹ đóng cũng đã lần lượt chuyển đổi mô hình hoạt động sang quỹ mở, phù hợp với xu hướng phát triển quỹ đầu tư của các nước trên thế giới.
94
Bảng 3.4: Số lượng các Quỹ đầu tư chứng khoán từ 2006 – 6/2016 (tính đến tháng 6/2016)
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 6/2016
Số QĐTCK 9 16 21 21 23 23 17 19 25 28 30
[Nguồn: 39]
Theo báo cáo công tác chỉ đạo điều hành 6 tháng đầu năm 2018, UBCKNN đã cấp phép thành lập 04 quỹ mới. Tính đến tháng 5/2018, thị trường có 39 QĐTCK đang hoạt động (trong đó có 30 quỹ đại chúng và 09 quỹ thành viên); 45 CTQLQ hoạt động bình thường, 04 CTQLQ thuộc diện tái cấu trúc và 12 NHGS [103] [128].
Bảng 3.5: Số lượng các Quỹ đầu tư chứng khoán từ 12/2016 – 5/2018 Đơn vị tính: Quỹ, tỷ đồng
Thời gian Quỹ mở Quỹ đóng Quỹ thành viên
Quỹ ETF Quỹ bất động sản
Tổng cộng Số quỹ NAV
31/12/2016 19 1 8 2 1 31 7.759
31/5/2017 19 1 8 2 1 31 9.619
29/12/2017 22 1 10 2 1 36 14.831
31/01/2018 23 2 9 2 1 37 18.276
31/5/2018 25 2 9 2 1 39 19.369
Nguồn: [128]
Giá trị tài sản ròng của QĐTCK tăng qua các năm, năm sau tăng trưởng gấp đôi so với năm trước và tổng cộng NAV của các QĐTCK đạt 19.369 tỷ đồng. Đây là thước đo quan trọng đánh giá hiệu quả của QĐTCK và là cơ sở cho việc xác định giá mua, bán CCQ trên thị trường. Tính đến cuối năm 2018, có 3 chứng chỉ quỹ đóng và 2 chứng chỉ quỹ ETF niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Phụ lục 2). Quỹ mở dần chiếm ưu thế và thay thế quỹ đóng.
Cùng là QĐTCK, nhưng mỗi dạng QĐTCK hoạt động đầu tư trong lĩnh vực khác nhau. Quỹ xây dựng danh mục đầu tư đa dạng và hợp lý theo quyết định của Đại hội NĐT nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
Tổ chức và hoạt động của một số QĐTCK:
(i) Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (Quỹ VFMVF1) Về thành lập Quỹ VFMVF1
95
Ngày 24/3/2004, UBCKNN cấp Giấy phép số 01/GP-QĐT về việc lập quỹ và phát hành CCQ ra công chúng cho Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (Quỹ đầu tư VF1), được quản lý bởi Công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam làm NHGS, với vốn điều lệ là 300 tỷ đồng.
Giấy chứng nhận đăng ký lập QĐTCK số 01/UBCK-ĐKQĐT ngày 20/5/2004 do UBCKNN cấp cho Quỹ đầu tư VF1, là loại QĐTCK đóng, thời hạn hoạt động là 10 năm kể từ ngày giấy phép này có hiệu lực. Chứng chỉ quỹ của Quỹ đầu tư VF1 được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM từ ngày 22/9/2004 theo Giấy đăng ký niêm yết CCQ số 01/UBCK-NYQĐT do UBCKNN cấp.
Quyết định số 468/QĐ-UBCK ngày 05/7/2006 của Chủ tịch UBCKNN chấp thuận cho Quỹ đầu tư VF1 tăng vốn từ 300 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng và Quyết định số 144/QĐ-UBCK ngày 15/3/2007 của Chủ tịch UBCKNN chấp thuận cho Quỹ đầu tư VF1 tăng vốn từ 500 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng.
Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ đại chúng số 05/GCN-UBCK ngày 08/10/2013 của Chủ tịch UBCKNN cấp cho Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (Quỹ VFMVF1) (Thay thế cho Giấy chứng nhận đăng ký lập QĐTCK số 01/UBCK-ĐKQĐT ngày 20/5/2004), với thời hạn hoạt động là không giới hạn và thuộc loại hình quỹ mở. Chứng chỉ quỹ VF1 đã hủy niêm yết theo Quyết định số 288/2013/QD-SGDHCM ngày 26/8/2013 của Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM. Các CCQ của Quỹ VF1 được giao dịch thông qua các đại lý phân phối.
Về bộ máy tổ chức quản trị Quỹ VFMVF1
Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ VFMVF1 được bổ sung và sửa đổi lần thứ 7 bao gồm 16 Chương, 72 Điều và 03 Phụ lục, có hiệu lực từ 04/4/2018 và Bản cáo bạch Quỹ VFMVF1 (cập nhật và có hiệu lực từ 01/01/2019) quy định về: Đại hội NĐT là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Quỹ VFMVF1; Ban đại diện Quỹ VFMVF1, thành viên độc lập của ban đại diện quỹ và tổ chức cung cấp dịch vụ quản trị quỹ đầu tư.
Về hoạt động Quỹ VFMVF1
96
Bảng 3.6: Báo cáo danh mục đầu tư qua các năm 2014 - 2018
Danh mục đầu tư 2014 (%) 2015 (%) 2016 (%) 2017 (%) 2018 (%) 1/ Cổ phiếu niêm yết và cổ phiếu
giao dịch upcom
79,75 79,6 67,76 71,05 73,33
2/ Cổ phiếu chưa niêm yết và không giao dịch upcom
--- --- --- 6,59 ---
3/ Trái phiếu --- --- --- --- 7,19
4/ Tài sản khác 11,38 2,87 13,77 10,09 1,64
5/ Tiền 8,87 17,53 18,47 12,27 17,84
Tổng cộng 100 100 100 100 100
Báo cáo thu nhập qua các năm 2014 - 2018
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018
1/ Kết quả hoạt động đầu tư (tỷ đồng) 109 99 116 331 - 185
2/ Lỗ/Lợi nhuận kế toán (tỷ đồng) 109 99 116 331 - 182
Báo cáo của CTCP quản lý quỹ đầu tư Việt Nam qua các năm 2014 - 2018
Chỉ tiêu (đơn vị tính) 2014 2015 2016 2017 2018
1/Giá trị tài sản ròng của Quỹ (tỷ đồng) 877 646 773 1.115 1.089 2/Giá trị tài sản ròng/1 CCQ (đồng) 20.768 23.598 28.148 40.770 36.842 3/Số lượng NĐT nắm giữ CCQ (NĐT) Không thống kê Không thống kê 2.788 2.872 3.467
Báo cáo của Ngân hàng giám sát qua các năm 2014 - 2018
Nội dung giám sát 2014 2015 2016 2017 2018
1/ Giám sát hoạt động đầu tư Đúng Đúng Sai lệch Sai lệch Đúng
2/ Định giá, đánh giá tài sản Đúng Đúng Đúng Đúng Đúng
3/ Phát hành, mua lại CCQ Đúng Đúng Đúng Đúng Đúng
4/ Phân phối lợi nhuận Không phân phối lợi nhuận cho NĐT lợi nhuận cho NĐT
[Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Báo cáo tài chính của VFMVF1]
Hiện nay, VFM đang quản lý các quỹ sau: VFMVF1, VFMVF4 (Quỹ đầu tư doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam), VFMVFB (Quỹ đầu tư trái phiếu Việt Nam), VFMVN30 (Quỹ hoán đổi danh mục) và VFMVEI (Quỹ đầu tư cổ phiếu Việt Nam, Giấy chứng nhận đăng ký thành lập Quỹ đại chúng số 31/GCN-UBCK ngày 02/3/2018).
Quỹ ETF - VFMVN30 là quỹ hoán đổi danh mục đầu tiên, được UBCKNN cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán CCQ ra công chúng số 52/GCN-UBCK ngày 04/7/2014, Giấy chứng nhận đăng ký thành lập Quỹ đầu tư đại chúng dạng quỹ mở số 14/GCN-UBCK ngày 18/9/2014 và Giấy phép niêm yết chứng chỉ quỹ
97
số 375/QĐ-SGDHCM do Sở giao dịch chứng khoán TPHCM cấp ngày 29/9/2014.
Đây là loại hình quỹ kết hợp giữa quỹ mở và quỹ đóng.
Bảng 3.7: Báo cáo thu nhập của Quỹ ETF - VFMVN30 các năm 2014 - 2018
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018
1/ Kết quả hoạt động đầu tư (tỷ đồng) -14,8 99 116 524,2 -592,4
2/ Lỗ/Lợi nhuận kế toán (tỷ đồng) -14,8 99 116 524,2 -592,4
[Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Báo cáo tài chính của VFMVN30]
(ii) Quỹ đầu tư Trái phiếu MB Capital Việt Nam (MBBF)
Là Quỹ mở đầu tiên được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng số 58/GCN-UBCK ngày 14/12/2012 của Chủ tịch UBCKNN và Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ đại chúng số 01/GCN-UBCK ngày 13/3/2013 do Chủ tịch UBCKNN cấp, với vốn điều lệ hơn 54 tỷ đồng, Công ty quản lý quỹ là Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư MB và Ngân hàng giám sát là Ngân hàng TNHH MTV HSBC (Việt Nam), thời hạn hoạt động của Quỹ không xác định.
Mục tiêu đầu tư của Quỹ hướng tới tối đa hóa lợi nhuận đồng thời bảo toàn vốn cho NĐT thông qua việc đầu tư vào các loại trái phiếu, giấy tờ có giá được phát hành tại Việt Nam. Trải qua 5 năm hoạt động (2013 – 2017), kết quả hoạt động của MBBF thể hiện như sau:
Bảng 3.8: Báo cáo danh mục đầu tư
Danh mục đầu tư 2013 (%) 2014 (%) 2015 (%) 2016 (%) 2017 (%)
1/ Trái phiếu 29,27 49,56 91 26,79 30,53
2/ Chứng chỉ tiền gửi 35,12 46,21 2,63 60,16 63,18
3/ Tiền 32,73 1,02 4,24 8,8 1,87
4/ Tài sản khác 2,88 3,22 2,13 4,25 4,2
Tổng cộng 100 100 100 100 100
Báo cáo thu nhập
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017
1/ Kết quả hoạt động đầu tư (tỷ đồng) 4,6 8,5 4,9 4,9 5
2/ Lỗ/Lợi nhuận kế toán (tỷ đồng) 4,6 8,5 4,9 4,9 5
Báo cáo của CTCP quản lý quỹ đầu tư MB
Chỉ tiêu (đơn vị tính) 2013 2014 2015 2016 2017 1/Giá trị tài sản ròng của Quỹ (tỷ đồng) 69,1 117,6 75,9 66,2 33,3