Đặc điểm địa hình.

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp cải tạo, nâng cấp mở rộng hệ thống cấp nước thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 25 - 29)

Nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, Nghệ An có địa hình đa dạng, phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy đồi núi và hệ thống sông, suối. Về tổng thể, địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, với ba vùng sinh thái rõ rệt: miền núi, trung du, đồng bằng ven biển. Trong đó, miền núi chiếm tới 83% diện tích lãnh thổ. Địa hình có độ dốc lớn, đất có độ dốc lớn hơn 8ochiếm gần 80% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, đặc biệt có trên 38% diện tích đất có độ dốc lớn hơn 25o. Nơi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, có nơi chỉ cao 0,2 m so với mặt nước biển (xã Quỳnh Thanh, Quỳnh Lưu). Đặc điểm địa hình trên là một trở ngại lớn cho việc phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, đặc biệt là các tuyến giao thông vùng trung du và miền núi, gây khó khăn cho phát triển lâm nghiệp và bảo vệ đất đai khỏi bị xói mòn, gây lũ lụt cho nhiều vùng trong tỉnh. Tuy nhiên, hệ thống sông ngòi có độ dốc lớn, với 117 thác lớn, nhỏ là tiềm năng lớn có thể khai thác để phát triển thuỷ điện và điều hoà nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh.

Địa hình thị xã Cửa Lò tương đối bằng phẳng. Trong thị xã có nhiều ngọn núi nhỏ, nhiều đảo và bán đảo tạo nên những cảnh quan kỳ thú. Cửa Lò được bao bọc bởi hai con sông là sông Cấm ở phía bắc và Sông Lam ở phía Nam. Nếu như ở phía Bắc là các ngọn núi nhô ra sát biển, tạo nên cảnh đẹp hùng vĩ thì ở phía Nam lại có rừng bần, có Sông Lam tạo nên cảnh hiền hòa, sâu lặng.

Toàn khu vực nghiên cứu có địa hình tương đối bằng phẳng, xen kẽ các lạch sông bắt nguồn từ biển. Chủ yếu đất tự nhiên là sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp hoặc khu dân cư.

Tổng diện tích tự nhiên của của thị xã là 2.812 ha.

c. Đặc điểm khí hậu

Nghệ An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và chia làm hai mùa rõ rệt: mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.

Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 – 240C, tương ứng với tổng nhiệt năm là 8.7000 C. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng nhất (tháng 6 đến tháng 7) là 330C, nhiệt độ cao tuyệt đối 42,70C; nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất (tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau) là 190C, nhiệt độ thấp tuyệt đối - 0,50C. Số giờ nắng trung bình/năm là 1.500 - 1.700 giờ. Tổng tích ôn là 3.5000C - 4.0000C.

Chế độ mưa: Nghệ An là tỉnh có lượng mưa trung bình so với các tỉnh khác ở miền Bắc. Lượng mưa bình quân hàng năm dao động từ 1.200-2.000 mm/năm với 123 - 152 ngày mưa, phân bổ cao dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông và chia làm hai mùa rõ rệt:

Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 15 - 20% lượng mưa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1, 2; lượng mưa chỉ đạt 7 - 60 mm/tháng.

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chiếm 80 - 85% lượng mưa cả năm, tháng mưa nhiều nhất là tháng 8, 9 có lượng mưa từ 220 - 540mm/tháng, số ngày mưa 15 - 19 ngày/tháng, mùa này thường kèm theo gió bão.

Độ ẩm không khí: Trị số độ ẩm tương đối trung bình năm dao động từ 80 - 90%, độ ẩm không khí cũng có sự chênh lệch giữa các vùng và theo mùa. Chênh lệch giữa độ ẩm trung bình tháng ẩm nhất và tháng khô nhất tới 18 - 19%; vùng có độ ẩm cao nhất là thượng nguồn sông Hiếu, vùng có độ ẩm thấp nhất là vùng núi phía Nam (huyện Kỳ Sơn, Tương Dương). Lượng bốc hơi từ 700 - 940 mm/năm.

Chế độ gió: Nghệ An chịu ảnh hưởng của hai loại gió chủ yếu: gió mùa Đông Bắc và gió phơn Tây Nam.

Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, bình quân mỗi năm có khoảng 30 đợt gió mùa Đông Bắc, mang theo không khí lạnh, khô làm cho nhiệt độ giảm xuống 5 - 10oC so với nhiệt độ trung bình năm.

Gió phơn Tây Nam là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng Bắc Trung Bộ. Loại gió này thường xuất hiện ở Nghệ An vào tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, số ngày khô nóng trung bình hằng năm là 20 - 70 ngày. Gió Tây Nam gây ra khí hậu khô, nóng và hạn hán, ảnh hưởng không tốt đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trên phạm vi toàn tỉnh.

Các hiện tượng thời tiết khác:

Là tỉnh có diện tích rộng, có đủ các dạng địa hình: miền núi, trung du, đồng bằng và ven biển nên khí hậu tỉnh Nghệ An đa dạng, đồng thời có sự phân hoá theo không gian và biến động theo thời gian. Bên cạnh những yếu tố chủ yếu như nhiệt độ, lượng mưa, gió, độ ẩm không khí thì Nghệ An còn là một tỉnh chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới. Trung bình mỗi năm có 2 - 3 cơn bão, thường tập trung vào tháng 8 và 10 và có khi gây ra lũ lụt.

có điều kiện địa hình và thổ nhưỡng thuận lợi cho sự thâm nhập của không khí lạnh và sự mất nhiệt do bức xạ mạnh mẽ của mặt đất như khu vực Phủ Quỳ.

Nhìn chung, Nghệ An nằm trong vùng khí hậu có nhiều đặc thù, phân dị rõ rệt trên toàn lãnh thổ và theo các mùa, tạo điều kiện cho nhiều loại cây trồng phát triển. Khí hậu có phần khắc nghiệt, đặc biệt là bão và gió Tây Nam gây trở ngại không nhỏ cho sự phát triển chung, nhất là sản xuất nông nghiệp.

Thị xã Cửa Lò có khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu chung những đặc điểm khí hậu của Miền Trung. Đồng thời là dịa bàn ven biển nên trực tiếp chịu tác động của bão, áp thấp nhiệt đới và khí hậu thời tiết hải dương nói chung

Chế độ nhiệt độ: Có 2 mùa rõ rệt, mùa đông từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình 23-24 độ C, tháng nóng nhất là tháng 7 lên tới 39-40 độ C. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình 19-20 độ C; Thấp nhất có thể xuống tới 6 độ C. Số giờ nắng trung bình năm là 1.637 giờ

Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm 1.900 mm, lớn nhất khoảng 2.600 mm, nhỏ nhất đạt 1.100 mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm tập trung từ nửa cuối tháng 8 -10, nhiều khi dẫn đến lũ lụt. Lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 4, chiếm khoảng 10 % lượng mưa cả năm.

Chế độ gió: Có 2 hướng gió chính. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 10(Tháng 6-7 có gió Lào khô nóng)

Độ ẩm không khí: Bình quân 85-86 %, cao nhất vào tháng 1 tháng 2 trên 90 % và nhỏ nhất vào tháng 7 khoảng 74-75 %

Lượng bốc hơi: Bình quân năm 943 mm. Lượng bốc hơi bình quân của các tháng nóng là 140 mm ( Tháng 5 đến tháng 8). Lượng bốc hơi trung bình của những tháng mưa là 59 mm(Tháng 9,10,11)

Những đặc trưng về mặt khí hậu của Cửa Lò: Biên độ nhiệt độ giữa các mùa trong năm lớn. Chế độ mữa tập trung vào mùa bão, mùa mưa nóng có gió Lào khô nóng, thuận lợi cho du lịch tắm biển.

d. Địa chất công trình và địa chất thủy văn:

Địa chất công trình có sự phân bố địa tầng như sau: Lớp mặt: Cát pha; Lớp thứ 2: Đất bùn; Lớp thứ 3: Sét dẻo.

Lớp mặt cát pha có chiều dày lớn và nói chung là nền đất chịu tải trọng tốt, không gây trở ngại trong việc xây dựng công trình.

Về thuỷ văn: Theo số liệu điều tra, cao độ mực nước thuỷ triều cao nhất quan sát được là 3,95m, thấp nhất là 0,01m, biên độ thuỷ triều khoảng từ 0,2÷3,3m.

Mực nước lũ điều tra được năm 1910 là 4,0m và năm 1954 là 4,5m.

Do nằm sát biển và ở hai đầu Thị xã Cửa Lò có hai con sông lớn là sông Lam và sông Cửa Lò có tác dụng tiêu thuỷ nhanh chóng nên đất đai và dân cư trong toàn thị xã không bị lũ lụt mà chỉ bị ngập úng cục bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.3 Điều kiện kinh tế-xã hội

a. Điều kiện kinh tế

Với lợi thế là trung tâm du lịch nghỉ mát, là đầu mối giao thông quan trọng của Tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ, Cửa Lò đang dần trở thành là một trong những trung tâm phát triển mạnh mẽ ngành đào tạo nguồn nhân lực và vận tải biển của Tỉnh Nghệ An. Và đặc biệt, cùng với thành phố Vinh, “liên hợp đô thị” Cửa Lò - Vinh đang trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá của khu vực Bắc Trung Bộ, một trong những cửa ngõ ra Thái bình Dương quan trọng của các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) theo Hành lang Đông - Tây từ Miến Điện - Thái Lan - Lào ra bờ biển Việt Nam.Phát huy lợi thế của một thị xã du lich biển, Cửa Lò đã dần dần trở thành nơi mời gọi của nhiều dự án lớn trên nhiều lĩnh vực . Như lĩnh vực du lịch dịch vụ có các dự án vui chơi, giải trí: Khu du lịch 4 mùa của Tổng công ty du lịch Hà Nội đang triển khai tại phường Nghi Hoà; Dự án tổ hợp sân golf 18 lỗ, khách sạn, biệt thự cao cấp có tổng diện tích 132,7ha với vốn đầu tư lên đến 1.527 tỷ đồng đang xây dựng ở Nghi Hương, sẽ được đưa vào khai thác và sử dụng giai đoạn 1 trước ngày 30/4/2009; Dự án siêu thị - khách sạn BMC Cửa Lò có tổng vốn đầu tư 800 tỷ đồng đã được khởi công ngày 30/4/2008 thực sự là những cơ sở dịch vụ cao cấp có giá trị góp phần thu hút khách du lịch đến với Cửa Lò. Dự án này dự kiến khoảng tháng 10/2010 thì sẽ hoàn thành. Đây là dự án lớn với hai toà nhà là 23 tầng và 21 tầng trên tháp cao có bố trí khu cà phê giải khát có sàn quay. Tại đây, du khách có thể vừa ngồi thưởng thức đồ uống, vừa có thể ngắm phong cảnh thị xã biển Cửa Lò từ trên cao.

Sau hơn 15 năm thành lập và xây dựng, TX Cửa Lò đã có những bước phát triển mới.Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt từ 18 đến 20 %.Trong đó các năm từ 2005-2007 đạt trên 19 %. Năm 2007 đạt ở mức 19,6 % (tương đương mục tiêu Đại hội III đề ra từ 19-19,5% và có xu thế tăng dần). Một điều đáng mừng là thu ngân sách

trên địa bàn thị xã liên tục tăng. Năm 1995, tổng thu ngân sách trên địa bàn toàn thị xã mới chỉ đạt 9,4 tỷ đồng thì đến năm 2007 đã đạt 118,5 tỷ đồng. Giá trị gia tăng bình quân đầu người năm 2005 đạt 10,7 triệu đồng, năm 2007 đạt 17,4 triệu đồng, tương đương với mức GDP bình quân của thành phố Vinh, cao gấp 1,7 lần khu vực ven biển và gấp 2,2 lần so với mức bình quân chung của toàn tỉnh (bình quân cả tỉnh năm 2007 là 7,5 triệu đồng).

Tỷ lệ hộ nghèo của thị xã đến năm 2007 chỉ còn lại 8,1%. Tỷ lệ tăng dân số hàng năm giai đoạn 2003-2007 là 2,6 %, trong đó tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,89%< (1%) đảm bảo Tiêu chuẩn kế hoạch hoá phát triển dân số của thị xã.. Tổng số lao động trong độ tuổi khu vực nội thị là: 19.319 người, trong đó lao động phi nông nghiệp là 16.105 người; Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành đạt: 83,36 %, trong đó khu vực dịch vụ luôn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của thị xã. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng các ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp. Năm 2007 cơ cấu khu vực dịch vụ là 56,9 %, công nghiệp-xây dựng 33,8 %, khu vực nông-lâm-ngư nghiệp chỉ còn lại 9,3 %.

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp cải tạo, nâng cấp mở rộng hệ thống cấp nước thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 25 - 29)