Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 31 - 34)

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

1.4.1.1 Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết được các nhiệm vụ của luận án, quá trình nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi sau:

- Khái niệm về Luật sư; Luật sư trong giai đoạn điều tra VAHS; địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra VAHS là gì?

- Pháp luật quy định như thế nào về địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra VAHS? có những ưu điểm, bất cập gì?

- Thực tiễn thực hiện quy định của BLTTHS năm 2003 và năm 2015 về địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra VAHS ở Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện như thế nào? có những ưu, nhược điểm gì? nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong thực tiễn là gì?

- Phương hướng hoàn thiện BLTTHS năm 2015 nhằm bảo đảm thực hiện quy định địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra cần những giải pháp, kiến nghị gì?

1.4.1.2 Lý thuyết nghiên cứu.

Luận án được tiến hành nghiên cứu dựa trên hệ thống lý luận của triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về chính sách hình sự và về cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn 2002 - 2020. Làm rõ các quy định của BLTTHS năm 2015 về địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra VAHS; mối quan hệ giữa Luật sư với cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cũng là những cơ sở quan trọng để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu.

1.4.1.3 Giả thuyết nghiên cứu.

Với đề tài trên, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu sau:

- Trong khi còn nhiều quan điểm khác nhau về vai trò, vị trí của Luật sư trong TTHS, luận án cần nghiên cứu, làm rõ về địa vị pháp lý của Luật sư; Luật sư có vai trò, vị trí quan trọng trong các chủ thể thực hiện quyền bào chữa? Luật sư là chủ thể chuyên nghiệp, chủ yếu trong việc thực hiện chức năng bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NBBT, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự góp phần quan trọng trong việc phòng, chống tội phạm, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, không bỏ sót tội phạm, không làm oan người vô tội, các quyền cơ bản của công dân.

- Để nâng cao vai trò, vị thế của Luật sư trong việc thực hiện chức năng gỡ tội theo mô hình thẩm vấn có pha trộn hạt nhân hợp lý của mô hình tranh tụng cần phải hoàn thiện BLTTHS năm 2015 như thế nào. Với tư cách là người tham gia tố tụng, Luật sư đặt trong mối quan hệ như thế nào với cơ quan, người có thẩm quyền THTT theo pháp luật TTHS Việt Nam trong giai đoạn điều tra VAHS.

- BLTTHS năm 2015 về cơ bản có nhiều điểm tiến bộ khi mở rộng địa vị pháp lý cho Luật sư. Tuy nhiên, do chuyển biến của tình hình, bên cạnh những điểm tiến bộ, phù hợp nhằm hoàn thiện và nâng cao vai trò, vị thế của Luật sư, cũng bộc lộ những điểm hạn chế phải có văn bản dưới luật để bảo đảm thực hiện những quy định của Bộ Luật TTHS năm 2015 trong giai đoạn điều tra VAHS.

- Để tiếp tục hoàn thiện BLTTHS năm 2015, luận án tiến hành khảo sát làm rõ thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra VAHS từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh.

Tiểu kết Chương 1

Thực tiễn cho thấy, những năm qua, hoạt động hành nghề của Luật sư đã có những đóng góp hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc dân chủ hóa hoạt động tố tụng, tạo thế cân bằng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội. Luật sư tham gia tố tụng ngày càng tăng, diện mạo đời sống pháp luật ngày càng khởi sắc trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, giai đoạn mà số phận con người nằm trong lằn ranh giữa cáo buộc phạm tội và vô tội. Tố tụng công bằng mang giá trị công lý của quyền bào chữa, nhờ người khác bào chữa đã mở ra cho người bào chữa nhiều quyền và nghĩa vụ. Tuy nhiên bảo đảm cho những quyền và nghĩa vụ ấy có hiệu quả cần những nguyên tắc của tố tụng hình sự, một trong những nguyên tắc ấy là tranh tụng trong xét xử được đảm bảo đã được Hiến pháp quy định và được thể chế hóa bằng các quy định của PLTTHS cụ thể, tranh tụng trong giai đoạn điều tra nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NBBT; bảo vệ quyền, lợi ích cho bị hại, đương sự.

Mặc dù đã có nhiều công trình khoa học được công bố và đề cập đến địa vị pháp lý ở cả trong và ngoài nước nhưng do bị giới hạn về phạm vi nghiên cứu cũng như cấp độ nghiên cứu nên các vấn đề liên quan đến địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra VAHS thường không được trình bày riêng biệt mà chỉ được đề cập ở một số khía cạnh khi viết về người bào chữa nói chung. Một số công trình nghiên cứu riêng về địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra VAHS, cơ sở lý luận chưa được đề cập một cách toàn diện và có hệ thống. Chính vì vậy, với tư cách là một công trình nghiên cứu toàn diện về địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra VAHS, luận án tiếp tục nghiên cứu ở mức độ sâu hơn để trở thành một công trình nghiên cứu toàn diện, có tính hệ thống, tính mới trong hoạt động hành nghề của Luật sư tại Việt Nam nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Chương 2

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)