Chương 2. DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH CHAMPASAC
2.2 Tình hình phát triển dân số tỉnh Champasac
2.2.1. Quy mô, cơ cấu dân số.
2.2.1.1. Quy mô dân số.
Champasac có dân số 642.651 người (năm 2008), đứng thứ ba cả nước sau tỉnh Savannaket 858.582 người và thủ đô Viên Chăn 725.820 người. Tỉ lệ gia tăng ở mức trung bình. Do chưa có nhiều khu công nghiệp nên có sức hút dân cư từ các tỉnh khác đến cũng không cao, dẫn đến tỉ lệ gia tăng cơ học ở mức thấp .
Dân số từ năm 1997 đến nay có tốc độ gia tăng hàng năm là 1,91%, dân số năm 2008 gấp 1,22lần năm 1997.
Bảng 2.2. Dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tỉnh Champasac 1995-2008
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001
Dân số (nghìn người)
501,387 514,927 526,255 537,831 549,662 561,553 564,079
Tỉ lệ gia 2,1 2,7 2,19 2,19 2,19 2,16 0,44
tăng %
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Dân số (nghìn người)
574,798 585,720 596,848 603,880 616,642 625,749 642,651 Tỉ lệ gia
tăng %
1,9 1,9 1,89 1,17 2.11 1.47 2.7
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Champasac 1995-2005 và Niên giám thống kê Lào 2000-2008
Trong giai đoạn 1996-2000, tỉ lệ gia tăng dân số khoảng 2 %. Đến năm 2001, tỉ lệ gia tăng dân số lại giảm xuống rõ rệt, chỉ còn 0,44 % thấp nhất trong giai đoạn này là một phần do nhân dân về kế hoạch hóa gia đình và do có sự di cư tìm việc làm. Năm 2007 tỉ lệ gia tăng dân số lại giảm còn 1,47 % trong thời gian này việc kế hoạch hóa gia đình tiếp tục được mở rộng vào các vùng sau vùng xa. Năm 1996 tỉ lệ gia tăng dân số là 2,7 % và sau 12 năm, đến năm 2008 dù có những biến đổi nhất định về kinh tế xã hội nhưng tỉ lệ gia tăng dân số lại quay về mức 2,7 %.
So với các tỉnh miền Nam của Lào, Champasac có dân số đông nhất, nền kinh tế công nghiệp mới được chú trọng nhưng Champasac vẫn là trung tâm kinh tế của khu vực này..
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Salavan (nghìn người) 292,2 301,2 309,5 318,1 319,8 324,3 332,6 341,0 Xêkong (nghìn người) 73,2 75,4 77,5 79,7 82,4 84,9 87,4 90,0 Attapư (nghìn người) 99,4 102,5 105,4 108,3 110,8 112,1 115,0 118,1 Bảng.2.3 Dân số một số tỉnh Miền nam Lào .
Nguồn:Niên giám thống kê Lào năm 2000 -2007
Champasac có dân số đông nhất trong 4 tỉnh miền Nam của Lào nhưng tỉ lệ gia tăng dân số lại thấp nhất, trung bình hàng năm chỉ 1,91 % trong khi đó Xêkong là 2,81 %, cả Attapư và Salavan đều là 2 % .
Năm 2001, tỉ lệ gia tăng dân số ở 2 tỉnh Salavan và Attapư trên 3 %, Champasac lại có tỉ lệ tăng thấp nhất so với các năm, chỉ ở mức 0,44 %. Đến năm 2007 Champasac dừng lại ở mức 1,47 % còn 3
tỉnh miền Nam của Lào đều trên 2 %. Điều này cho ta thấy rằng trình độ dân trí có ảnh hưởng đến tỉ lệ gia tăng dân số. Tỉnh Champasac được coi là trung tâm kinh tế của các tỉnh miền Nam, dù dân số đông hơn các tỉnh khác trong nhưng vấn đề kế hoạch hóa gia đình luôn được quan tâm cùng với việc xây dựng các bản văn hóa.
Nhìn chung, trong thời gian từ năm 2000 trở lại đây, dân số trong các huyện thị đều gia tăng trong mức dao động 2,03-2,07 %. Thị xã Pakse là thủ phủ của tỉnh Champasac, mặc dù diện tích chỉ chiếm 0,7 % toàn tỉnh nhưng dân số chiếm 12,76 %, đứng thứ 2 sau huyện Phôn Thong. Dân cư cũng tập trung ở các huyện giáp ranh với Pakse như Xanasombun, Phôn thong, Bachieng. Dân số các huyện này chiếm tỉ lệ đến 32,26%.
Đơn vị: nghìn người
Tỉ lệ gia tăng dân số (%)
1985 1995 2000 2005 2008
1995- 2000
2000- 2005
2005- 2008 Pakse 48519 65220 73046 77097 82042 2.26 1.07 2.07 Xanasomboun 43660 55716 62403 62282 66296 2.26 -0.03 2.08 Bachieang 24112 34354 38476 48205 51322 2.26 4.5 2.08
Pakxong 37130 44518 49860 64008 68095 2.26 4.99 2.06
Pathoumphon 34226 43142 48319 51436 54728 2.26 1.25 2.05 Phonthong 58682 73704 82549 84267 89732 2.26 0.41 2.09 Champasac 42265 49242 55151 55493 58993 2.26 0.12 2.03 Soukkhouma 30489 38051 42716 49608 52800 2.26 2.93 2.07 Mounlapamok 23554 32228 36095 38562 41040 2.26 1.32 2.07
Khong 60404 65212 73037 72922 77606 2.26 -0.03 2.07
Bảng 2.4. Dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tỉnh Champasac phân theo huyện 1985-2008
Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Champasac 1985-2008
So với các huyện thị, thị xã Pakse và Sukhuma có tốc độ tăng trưởng dân số cao hơn và tương đối ổn định hơn cả: 2,26% trong giai đoạn 1995- 2000; và 2,07% giai đoạn 2005-2008.
Giai đoạn 2000-2005, tỉ lệ giai tăng dân số giữa các huyện thị không giống nhau ,Pakxong có tỉ lệ gia tăng dân số là rất cao 4,99% sau đó đến Bachieang 4,5%. Trong khi đó Pakse có tỉ lệ gia tăng dân số ở mức trung bình và thấp nhất so với các huyện chỉ dừng ở 1,07%.
Giai đoạn này huyện Phonthong và huyện Champasac có tỷ lệ gia tăng dân số ở mức thấp, dừng ở 0,41% và 0,12%. Có hai huyện thậm chí tỉ lệ gia tăng âm, đó là Xanasomboun và Khong đều có tỉ lệ gia tăng dân số -0,03%`
Hình2.2: Diện tích, dân số
Dân số
12.76 10.31
7.98 10.59 13.95 8.51
9.18 8.216.38
12.13
Pakse xanasomboun Bachieang Pakxong Pathoumphon Phonthong Champasac Soukkouma Mounlapamok Khong
Diện tích
26.19 6.655.88 0.7 9.74 14.41 7.99
5.625.85 16.97
Pakse xanasomboun Bachieang Pakxong Pathoumphon Phonthong Champasac Soukkouma Mounlapamok Khong
Tóm lai, về phía tây bắc, diện tích chỉ chiếm 12,17 % nhưng dân số chiếm 35,89 % ngoài Pakse dân cư tập trung đông đúc còn có hai huyện PhonThong và Champasac vì đây đều là những điểm nút giao thông quan trọng của tỉnh nối các vùng miền, huyện Champasac có Chùa Vặtphu – di tích lịch sử thế giới từ năm 2000, huyện PhonThong có cửa khẩu Quốc tế Văng Tâu thông sang Vương Quốc Thái Lan.
Ở 2 phía đông và tây nam dân số chủ yếu làm nông nghiệp nên chưa thu hút được dân cư từ các nơi khác đến. Sukhuma và huyện Mun do giao thông chưa thuận lợi, đi lại sang các huyện chủ yếu bằng phà. Huyện Pakxong chiếm diện tích lớn nhất của tỉnh 26,19 % nhưng dân số chỉ chiếm 10,59 % do nơi đây khí hậu lạnh, là vùng đất cao nguyên thích hợp cho trồng càphê và cao su, chưa có các khu công nghiệp để dẫn đến biến động dân số. Trong những năm gần đây các công ty của Việt Nam đã và đang có dự án đầu tư vào tỉnh Champasac đặc biệt là dự án trồng càphê và cao su ở huyện Pakxong, nhưng nguồn lao động chủ yếu vẫn là dân cư trong tỉnh và các chuyên gia từ Việt Nam.
2.2.1.2. Cơ cấu dân số - Cơ cấu theo tuổi.
Đây là một trong những đặc trưng quan trọng của cơ cấu dân số. Chúng ta thấy được rằng sự phát triển dân số, cơ cấu tuổi của dân số, cơ cấu giới tính có mối quan hệ qua lại mật thiết và sự biến đổi của mức sinh, tỉ lệ tử vong và chuyển cư.
Từ năm 2001 đến nay, cơ cấu tuổi của dân cư Champasac không có nhiều biến đổi. Tỉ
lệ trẻ em từ 0-14 tuổi có xu hướng giảm. Số người trong độ tuổi lao động(15-59) và trên tuổi lao động (60 tuổi trở lên) có xu hướng tăng lên.
Năm 2001 tỉ lệ trẻ em từ 0-14 tuổi là 43%,năm 2003 tăng lên 44,1% nhưng đến năm 2007 lại giảm xuống còn 38,7%.
Bảng 2.5.Cơ cấu theo tuổi của dân cư Champasac năm 2001-2007
Độ tuổi Giới tính 2001 2003 2005 2007
Nam và nữ 245,938 258,302 237,928 242,163
Tỉ lệ(%) 43,6 44,1 39,4 38,7
0-14 Nam(nghìn người 123,460 131,217 120,391 122,534
Tỉ lệ(%) 44,3 45,6 40,1 39,4
Nữ(nghìn người) 122,478 127,085 117,537 119,629
Tỉ lệ(%) 42,9 42,9 38,8 38,1
Nam và nữ 287,680 293,445 330,926 348,540
Tỉ lệ(%) 51 50,1 54,8 55,7
15-59 Nam(nghìn người 140,100 141,733 163,808 172,875
Tỉ lệ(%) 50,3 48,8 54,4 55,2
Nữ(nghìn người) 147,580 151,712 167,118 175,665
Tỉ lệ(%) 51,7 51,2 55,2 55,9
Nam và nữ 30,461 33,973 35,026 35,043
Từ 60 Tỉ lệ(%) 5,4 5,8 5,8 5,6
trở lên Nam(nghìn người 15,017 16,239 16,497 16,435
Tỉ lệ(%) 5,4 5,6 5,5 5,4
Nữ(nghìn người) 15,444 17,734 18,529 18,608
Tỉ lệ(%) 5,4 5,9 6 6
Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Champasac 2001-2007 -Cớ cấu theo giới tính.
Nếu tính cơ cấu theo giới tính thì tỉ lệ nữ luôn cao hơn nam giới. Năm 1985 đến năm 2005, trong khoảng 20 năm dân số Champasac tăng hơn 200 ngàn người.
1985 1995 2005
Nam và nữ( nghìnngười) 403,041 501,387 603,880
Nam ( nghìnngười) 195,240 244,627 298,538
Tỉ lệ(%) 48,44 48,79 49,43
Nữ(nghìnngười) 207,801 256,760 305,342
Tỉ lệ(%) 51.56 51.21 50.57
Nam/nữ(%) 93,95 95,27 97,77
Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Champasac 1985-2005 Bảng.2.6. Cơ cấu dân số theo giới tính tỉnh Champasac
Tỉ số giới tính (nam/nữ) luôn có xu hướng tăng, từ 93,95%(1985) lên 95,27% (1995) và 97,77% năm 2005. Nhưng năm gần đây tỉ lệ nữ chỉ còn cao hơn nam một chút. Lý do chủ yếu là gia tăng tự nhiên,
người dân Lào nói chung và người dân Champasac nói riêng không quá coi trọng vấn đề phải có con gái như trước đây. Ngoài ra một phần dân lao động di cư đến Champasac cũng góp phần nhỏ dẫn đến sự thay đổi này. Các nhà máy xí nghiệp nhỏ chủ yếu thu hút lao động nam như nhà máy bia, xưởng chế biến gỗ, nội thất.
Về cơ cấu giới tính phân theo huyện, năm 1985 tất cả các huyện trong tỉnh đều có tỉ lệ nữ cao hơn nam và dao động từ 87-99 nam / 100 nữ. Nhưng đến năm 2007 tỉ số giới tính đã khá cao, các huyện đều có tỉ số trên 92 nam/100 nữ, có 2 huyện là Paksong và Bachieang tỉ lệ nam đã vượt qua tỉ lệ nữ, tỉ số giới tính 104,87 nam / 100 nữ(Bachieang) và 100,53 nam /100 nữ (Paksong). Do đặc điểm 2 huyện này có khí hậu lạnh hơn các huyện phù hợp trồng cà phê, cao su … và theo phong tục tập quán ở Lào nguồn lao động chính vẫn là nam giới.
Bảng 2.7.Tỉ số giới tính phân theo huyện (1985-2005) Đơn vị: Nam/100nữ
Số huyện 1985 1995 2005
Pakse 96,95 98,47 98,56
Vanasomboun 92,36 91,93 94,38
Bachieang 90,29 96,84 104,87
pakxong 99,06 102,02 100,53
Pathounphon 92,48 96,46 99,37
Phonthong 95,17 95,69 97,36
Champasac 94,59 95,31 97,77
Soukkouma 88,41 92,67 98,37
Mounlapamok 87,71 92,30 97,51
Khong 95,79 91,56 92,16
Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Champasac 1985-2005 - Cơ cấu lao động.
Dân số trong độ tuổi lao động của Champasac có tăng nhưng không nhanh. Hiện tại Champasac chưa có khu công nghiệp tập trung nên chưa thu hút được dân cư ở các tỉnh khác đến.
Dân số Champasac nói chung và dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh nói riêng tăng chủ yếu vẫn do gia tăng tự nhiên, việc sinh đẻ chưa bị giới hạn về số con. Năm
1985, số người trong độ tuổi lao động là 217.052 người chiếm 53,85% dân số. Năm 2005, sau 20 năm, dân số trong độ tuổi lao động tăng lên 346.337 người tăng lên gấp 1.59 lần năm 1985, chiếm 57,35%
dân số toàn tỉnh. Năm 2008 dân số trong độ tuổi lao động là 371.886 người chiếm 57,86% dân số toàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng số người trong độ tuổi lao động trung bình hàng năm (1985-2008) là 2,3%.
Bảng 2.8. Nguồn lao động tỉnh Champasac 1985-2008 Đơn vị: nghìn người
1985 1995 2005 2008
Trong độ tuổi Số người 217,052 268,014 325658 371886
lao động Tỉ lệ(%) 94,48 93,78 94,61 94.4
Ngoài tuổi thực tế Số người 12681 17777 18554 22060
có tham giam lao động Tỉ lệ(%) 5,52 6,22 5,39 5.6
Nguồn lao động 229,733 285791 344212 393946
Nguồn lao động
Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Champasac 1985-2005 So với tốc độ tăng dân số thì số người trong độ tuổi lao động tăng nhanh hơn.
Trong giai đoạn 1995-2005 tỉ lệ gia tăng dân số trung bình là 2,29% thì tỉ lệ gia tăng số người trong độ tuổi lao động là 2,56%. Giai đoạn năm 2005-2008, tỉ lệ gia tăng dân số trung bình là 1,99% và tỉ lệ gia tăng lao động là 2,37%.
Trong cơ cấu nguồn lao động, ngoài những người trong độ tuổi lao động còn có số người ngoài độ tuổi lao động thực tế có tham gia làm việc. Năm 1995 có 17.777 người chiếm 6,22% nguồn lao động.
Năm 2005 có 19.641 người ngoài độ tuổi lao động tham gia làm việc, chiếm 5,29% nguồn lao động.
Năm 2008 con số đó là 22.060 người, chiếm 5,6% nguồn lao động.
Bảng 2.9. Phân phối lao động tỉnh Champasac Đơn vị: nghìn người
Phân phối lao động 1985 1995 2005
Số người đang làm việc 190,362 235,203 292,283
Tỉ lệ(%) 70,15 67,84 69.48
Số người trong độ tuổi lao
động đi học 75,48
Tỉ lệ(%) 1,05 1,25
Số người không làm việc,
HS, thất nghiệp,nội trợ... 80,999 106,209 120,905
Tỉ lệ(%) 29,85 31,11 29,27
Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Champasac 2001-2005
Hình2.3 : Cơ cấu nguồn lao động
67.8 31.11
1.09
Số người đang làm việc Số người trong độ tuổi lao động đi học
Số người không làm việc ,,thất nghiệp,nội trợ...
Năm 2000
29.27
69.42 1.31
Năm 2005
Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế tỉnh Champasac năm 1998
80.2 13.9
5.9
Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế tình Champasac năm 2008
18 11
71
Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
2.2.2. Gia tăng dân số - Tỉ lệ sinh .
+ Tỉ suất sinh thô:
Theo phân loại của tổ chức y tế thế giới, những khu vực có tỉ suất sinh dưới 20‰ là thấp, từ 20- 30‰ là trung bình và trên 30‰ là cao.
Đơn vị :‰
Tỉ suất sinh thô 1997 1999 2001 2003 2005 2007
Champasac 31.8 30.4 12.4 17.2 18.6 21.5
Cả nước 33 34.7 32.6
Bảng 2.10. Tỉ suất sinh thô qua các năm 1997-2007
Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Champasac 1997-2007 và Niên giám thống kê Lào năm 2000 -2007
Nhìn vào bảng tỉ suất sinh qua các năm, ta thấy tỉ suất sinh của Champasac ở mức trung bình, nhưng đến năm gần đây đang có xu hướng tăng dần. Trong các năm từ 1997-1999, tỉ suất sinh đều cao trên 30‰. Năm 2001 là 12,4‰, thấp hơn nhiều tỉ suất trung bình của cả nước (33‰). Đến năm 2007, tăng lên 21,5‰, vẫn thấp hơn so với mức trung bình của cả nước (32,6‰).
Hình2.4: Tổng tỉ suất sinh của Champasac, miền Nam và cả nước( 1985-2007)
5.8 5.3
4.3 4.2
6.7
5.8
5.1
4.4 6.5
5.6
4.5 4.2
0 1 2 3 4 5 6 7 8
1985 1995 2005 2007
Champasac Miền nam Lào Cả nước
- Tỉ lệ tử
+ Tỉ suất tử thô:
Tỉ suất tử thô nếu dưới 10‰ là thấp, từ 10-14‰ là trung bình, từ 15-25‰ là cao, Hình2.5: Tỉ suất tử thô của của Champasac(1997-2007)
Champasac
9.4 8.7
7.9 9.4 10.1
10.3
0 2 4 6 8 10 12
1997 1999 2001 2003 2005 2007
Căn cứ theo tiêu chuẩn này thì tỉ suất tử của Champasc ở mức thấp, từ những năm 2003 trở lại đây càng ngày càng giảm dần đến năm 2007 chỉ còn 7,9‰ và thấp hơn mức trung bình của cả nước 9.1‰
(2007).
Bảng: 2.11.Tỉ suất tử thô tỉnh Champasac năm 1996-2007 Đơn vị :‰
1997 1999 2001 2003 2005 2007
Champasac 10.3 9.4 10.1 9.4 8.7 7.9
Cả nước 9.7 9.6 9.1
Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Champasac 1997-2007 và Niên giám thống kê Lào năm 2000 -2007 - Tỉ lệ tử vong trẻ em.
Tỉ lệ tử vong trẻ em là một trong những chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội và y tế của một quốc gia, một địa phương, một khu vực. Ở Champasac, tỉ lệ tử vong trẻ em như sau:
Bảng: 2.12.Tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi tỉnh Champasac năm 1996-2008 Đơn vị :‰
Năm Tỉ suất tử vong trẻ em
dưới 1 tuổi Tỉ suất tử vong trẻ em
dưới 5 tuổi
1996 92 165
1998 81 147
2000 75 126
2002 69 114
2004 71 97
2006 64 93
2008 54 86
Nguồn: Niên giám thống kê Champasac 2001-2005và Biên bản tổng kết kinh tế - xã hội Champasac 2007-2008
Tỉ lệ tử vong trẻ em dưới một tuổi của Champasac giảm từ 92‰ (1996) xuống còn 54‰ (2008). Tất cả các năm trong giai đoạn 2000-2007, Champasac đều có mức tử vong trẻ em dưới một tuổi thấp hơn cả nước, còn tỉ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi có chiều hướng giảm xuống rõ rệt 165‰ (1996) xuống còn
86‰ (2008).
( Trung bình mỗi năm tỉ lệ mất tử vong trẻ dưới 5 tuổi giảm 13‰)
Hình2.6: Tỉ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi của Champasa và cả nước (2000-2007)
75 69
65 64
57
82 76
70 67 64
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
2000 2002 2004 2006 2007
Champasac Cả nước
* Gia tăng tự nhiên.
Bảng 2.13. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của Champasac và cả nước năm 1997-2007.
Đơn vị :%
Tỉ lệ gia tăng tự nhiê 1997 1999 2001 2003 2005 2007
Champasac 2.15 2.1 0.4 1.33 1.14 1.36
Cả nước 2.8 2,7 2.1 2.4
Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Champasac 2001-2005 và Niên giám thống kê cả nước năm 2007
Giai đoạn năm 1997-2001 tỉ lệ gia tăng tự nhiên có nhiều biến động, ở mức 2,15% (1997) giảm xuống chỉ còn 0,4%(2001). Từ 2003 trở lại đây dừng ở mức 1,1-1,3%. Như vậy, tỉ lệ gia tăng tư nhiên của Champasac ở mức thấp và luôn thấp hơn mức trung bình của cả nước.
Với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Pakse được coi là đầu mối giao thông, thương mại, người dân thị xá có ý thức rõ hơn các địa phương khác về vấn đề nghề nghiệp, dân số. Cùng với những thành tựu về y tế, giáo dục đã góp phần giảm tỉ suất sinh, tử và là địa phương có tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp nhất.
2.2.2.2 Gia tăng cơ học.
Bảng .2.14. Tỉ lệ gia tăng dân số của tỉnh Champasac Đơn vị :%
Năm 1997 1999 2001 2003 2005 2007
Tỉ lệ gia tăng dân số 2.19 2.19 0.44 1.9 1.17 1.47
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên 2.15 2.1 0.4 1.33 1.14 1.36
Tỉ lệ gia tăng cơ học 0.04 0.09 0.03 0.57 0.03 0.11
Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Champasac 2001-2005 và biên bản tổng kết kinh tế xã hội tỉnh Champasac năm 2007-2008 Tỉ lệ gia tăng cơ học đạt mức thấp, với tỉ lệ gia tăng trung bình từ 1997-2007 là 0,15%.
Năm 2003 tỉ lệ gia tăng cơ học cao nhất trong giai đoạn này nhưng còn chỉ dừng ở mức 0,57%, các năm còn lại ở khoảng 0,04-0,11%. Tỉ lệ gia tăng cơ học trên địa bàn Champasac luôn thấp hơn tỉ lệ gia tăng dân số và tỉ lệ gia tăng tự nhiên. Nếu năm 1999ở mức lần lượt là 2,19%,2,1% và 0,09 thì đến năm 2007 tỉ lệ gia tăng dân số và tỉ lệ gia tăng tự nhiên và tỉ lệ gia tăng cơ học lần lượt là 1,47% , 1,36% và 0,11%.
Hình 2.7: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học tỉnh Champasac (1997-2007)
2.15 2.1
0.4
1.33 1.14 1.36
0.04 0.09 0.04
0.57
0.03 0.11 0
0.5 1 1.5 2 2.5
1997 1999 2001 2003 2005 2007
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên Tỉ lệ gia tăng cơ học
Pakxong là địa phương có tỉ lệ sinh cao nhất nhưng đồng thời là tỉ lệ tử vong ở mức cao nhất của tỉnh.
2.2.3. Mật độ dân số và phân bố dân cư
Tỉnh Champasac Salavan Xêkong Attapư
Dân số(người) 625746 341020 90044 118103
Diện tích km2 15415 10691 7665 10320
Mật độ dân số (người/km2) 41 32 12 11
Nguồn:Niên giám thống kê Lào năm 2000 -2007
Bảng 2.15. Dân số,diện tích và mật độ dân số của một số phía nam của Lào năm 2007
So với các tỉnh phía nam của Lào, mật độ dân số của Champasac cao hơn cả. Năm 2007, mật độ dân số của Champasac là 41 người/kmP2 P, Salavan là 32 người/kmP2P, Xekong 12 người/kmP2Pvà thấp nhất là Attapư 11 người/kmP2P.
Năm 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2008
Tỉ lệ tăng trưởng 1997-2008(%) Dân số (người) 526255 549662 589300 602400 603880 625746 642651 1.8 Mật độ dân số
(người/km2) 34 36 38 39 39 41 42 1.9
và niên giám thống kê Lào năm 2000 -2007
Bảng 2.16. Dân số và mật độ dân số tỉnh Champasac giai đoạn 1997-2008
Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Champasac 2001-2005,
Như vậy, tỉ lệ tăng mật độ dân số trung bình thấp hơn tỉ lệ gia tăng dân số cùng giai đoạn (1,82%).
Hình 2.8 : Mật độ dân số Champasac (1997-2008)
34 36 38 39 39 41 42
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45
1997 1999 2001 2003 2005 2007 2008
Mật độ dân số (người/km2)
Mật độ dân số theo địa phương không có sự chênh lệch lớn. Tốc độ tăng mật độ
dân số cao nhất tỉnh thuộc về huyện Bachieng, nhưng cũng chỉ dừng ở mức 3,2%, huyện có mức thấp nhất là Champasac 1,4% thấp hơn 1/2 so với Bachieng. Tốc độ tăng mật độ dân số trung bình trong giai đoạn 1985-2008 của các huyện là 2,16%. Nhìn chung, các huyện ở phía nam có tỉ lệ tăng dân số cao hơn các huyện ở phía bắc. Paksong, Soukhuma có tỉ lệ tăng dân số lần lượt là 2,7% và 2,3%; Trong khi đó ở các huyện phía bắc là 1,7% (xanasomboun) và 1,8%(Phonthong).
Bản đồ mật độ dân số.
Dân cư tập trung đông ở thủ phủ Pakse và các huyện lân cận như Phonthong và
Champasac. Sau đó là đến các huyện phía bắc ( Bachieang và Soukhuma), huyện Khong ở phía nam.
Còn lại các huyện phía tây và phía đông dân cư phân bố rải rác hơn, đều < 39 người/ kmP2P. Nhìn vào bản đồ mật độ dân số Champasac qua các năm 1995 và 2005 ta thấy được rằng sự phân bố dân cư vẫn không có nhiều thay đổi mặc dù mật độ dân cư có tăng lên đáng kể.
Tóm lại: Tỉnh Champasac là một trong tỉnh lớn về quy mô dân số của nước Lào và đứng thứ 3 sau Savannakhet, Thủ đô Viên chăn. Tỉ lệ mật độ dân số cao nhất so với các tỉnh phía nam Lào, nhưng tốc độ gia tăng dân số của tỉnh khoảng 2% và không ổn đỉnh, có năm tăng trên 2% và cũng có năm tăng dưới 1% như năm 2001.
- Về cơ cấu dân số theo giới tính từ 0-14 tuổi cơ cấu dân số tương đối bằng nhau giữa nam và nữ, nhưng trong độ tuổi 15-59 tuổi tỉ lệ nữ cao hơn nam trên 1%.
- Về tỉ lệ sinh, tử Champasac là có mức sinh tử thấp hơn so với các tỉnh phía nam của Lào, tỉ lệ gia tăng tự nhiên champasac thấp hơn so với cả nước, Champasac có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn nhiều so với tỉ lệ gia tăng cơ học.