Rầy lưng trắng.

Một phần của tài liệu Phòng trừ bệnh cho cây lương thực (Trang 29 - 30)

- Bố trí thời vụ gieo sạ thích hợp để khi lúa trồng không trùng thời gian bướm

f. Rầy lưng trắng.

* Đặc điểm hình thái và sinh học

Thành trùng có kích thước cơ thể dài từ 3-4 mm, thân màu nâu đen. Giữa ngực trước có một vệt màu vàng lợt. Cánh trong suốt và có một đốm đen ở ngay giữa cạnh sau của cánh trước, khi cánh xếp lại tạo thành một đốm đen to trên lưng. Thành trùng cái vừa có dạng cánh ngắn và dạng cánh dài, trong khi rầy đực chỉ có một dạng cánh dài. Tuổi thọ của thành trùng từ 15- 20 ngày.

Rầy cái dùng bộ phận đẻ trứng bén nhọn ở cuối bụng rạch bẹ lá hoặc gân lá đẻ thành từng hàng trứng vào trong bẹ cây lúa, mỗi ổ từ 5- 20 cái, một rầy cái có thể đẻ từ 300- 350 trứng trong vòng hai tuần.

Trứng tương tự trứng rầy nâu nhưng nấp nhọn hơn và dài hơn. Trứng được đẻ vào trong bẹ lá hay gân chính của lá, gần cổ lá. Thời gian ủ trứng từ 5- 7 ngày.

Ấu trùng có 5 tuổi, phát triển trong thời gian từ 15- 20 ngày. Khi mới nở màu trắng sữa, trông rất giống ấu trùng rầy nâu; nhưng bắt đầu sang tuổi 2 toàn thân rầy có màu xám, giữa bụng ở mặt lưng có một đốm trắng, cuối bụng nhọn hơn phần cuối bụng của rầy nâu.

*Tập quán sinh sống và cách gây hại

Thành trùng rất thích ánh sáng đèn, nhất là lúc trăng tròn và rầy cánh dài di chuyển đến ruộng lúa rất sớm. Rầy đực thường vũ hoá trước rầy cái từ 2-3 ngày. Rầy cái cánh ngắn thường vũ hoá trước rầy cái cánh dài. Rầy cái của cả hai dạng cánh đều bắt đầu đẻ trứng từ 3-4 ngày sau khi bắt cặp. Các vết đẻ chung quanh ổ trứng bị hư và ngả sang màu nâu đậm lúc trứng gần nở.

Rầy non mới nở tập trung chích hút tại ổ trứng, vài ngày sau phân tán đến hầu hết các bộ phận của cây. Cả thành trùng và ấu trùng đều thích chích hút cây lúa còn non từ giai đoạn mạ đến nhảy chồi, sau đó mật số giảm dần và đến lúc lúa trổ rầy không còn gây hại nhiều cho cây lúa. Rầy lưng trắng chích hút cây lúa tạo hiện tượng "cháy rầy" tương tự như rầy nâu nhưng không truyền bệnh viruscho cây lúa.

Rầy thích nhất lúa từ giai đoạn mạ đến nhảy chồi tối đa.

Nhiệt độ thích hợp đối với rầy là 27- 29°C. Các yếu tố gió, mưa ảnh hưởng đến rầy lưng trắng tương tự như đối với rầy nâu.

Đây là yếu tố quan trọng, góp phần làm giảm mật số rầy lưng trắng trên đồng ruộng rất nhiều và rầy có quần thể thiên địch giống như của rầy nâu.

* Biện pháp phòng tri

Đối với rầy lưng trắng, ở giai đoạn đầu của cây lúa, nếu mật số cao có thể sử dụng các loại thuốc cũng như các biện pháp phòng trị giống như đối với rầy nâu. Đặc biệt nên chú ý phân biệt với rầy nâu để xác định rõ tầm quan trọng trong việc quyết định chiến lược phòng trị.

Một phần của tài liệu Phòng trừ bệnh cho cây lương thực (Trang 29 - 30)