Tiến hành thí nghiệm và xử lý kết quả

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Ứng xử kháng chọc thủng của liên kết cột ống thép nhồi bê tông và sàn phẳng bê tông cốt thép (Trang 74 - 97)

Chương 2 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN KẾT SÀN PHẲNG BTCT VÀ CỘT CFT

2.3. Tiến hành thí nghiệm và xử lý kết quả

Vật liệu Bê tông

Mẫu thí nghiệm được làm bằng bê tông thương phẩm của Công ty Lê Phan có cấp độ bền B30 không sử dụng phụ gia nhằm đảm bảo bê tông có chất lượng như bình thường. Bê tông được sử dụng Xi măng Holcim PC40, cát nghiền (0-4 mm), đá 12 mm và nước. Định mức cấp phối vật liệu bê tông cấp độ bền B30 được trình bày trong Bảng 2.3.

Bảng 2.3: Cấp phối bê tông B30

Thành phần Khối lượng/m3

Xi măng Holcim PCB 40 460 kg

Cát 640 kg

Đá 12 cm 1048 kg

Nước 194 lít

Cường độ chịu nén và chịu kéo chẻ của bê tông được xác định dựa trên các mẫu hình trụ tròn đường kính 150 mm cao 300 mm như Hình 2.13. Trong đó, 3 mẫu được dùng để xác định cường độ chịu nén trung bình fcm và 6 mẫu dùng để xác định cường độ kéo chẻ trung bình fsp. Sau 32 ngày các mẫu được tiến hành thí nghiệm nhằm xác định cường độ nén và kéo trung bình. Kết quả cường độ chịu nén và chịu kéo chẻ của các mẫu bê tông được thể hiện trong Bảng 2.4 và Bảng 2.5.

a) Các mẫu dùng để xác định cường độ chịu nén trung bình fcm

b) Các mẫu dùng để xác định cường độ kéo chẻ trung bình fsp

Hình 2.13: Thí nghiệm nén và kéo chẻ mẫu bê tông Bảng 2.4: Cường độ nén trung bình

Tên nhóm Tên

mẫu

Đường kính

mẫu D Tải trọng phá

hủy Cường độ

chịu nén fcm

(mm) (kN) (MPa)

Nhóm mẫu (S-C-V), (S-02-M-V)

32 ngày

S31 150 726.55 41.1

S32 150 635.70 36.0

S33 150 766.60 43.4

Cường độ nén trung bình mẫu hình trụ fcm 40.40 Cường độ kéo chẻ được xác định theo Tiêu chuẩn Châu Âu EC-2 (2004) [13]:

𝑓𝑠𝑝 =𝜋𝐿𝐷2𝑃

Bảng 2.5: Cường độ kéo chẻ trung bình

Tên nhóm Tên mẫu

Đường kính

mẫu D Chiều dài

mẫu L Tải trọng

phá hủy Cường độ kéo chẻ fsp

(mm) (mm) (kN) (MPa)

Nhóm mẫu (S-C-V), (S-02-M-V)

32 ngày

S11 152 307 239 3.26

S12 152 307 237 3.23

S21 151 304 257 3.56

S22 152 302 279 3.87

S31 152 303 256 3.54

S32 151 302 257 3.59

Cường độ kéo chẻ trung bình mẫu hình trụ fsp 3.51 Cường độ kéo trung bình của bê tông fctm = 0.9fsp 3.16 Từ Bảng 2.4, với giá trị cường độ chịu nén trung bình mẫu hình trụ fcm theo thực nghiệm, Tiêu chuẩn Châu Âu EC2 (2004) [9] được sử dụng để xác định cường độ chịu nén mẫu trụ đặc trưng fck = fcm – 8 = 32.4 MPa và cường độ kéo trung bình của bê tông fctm = 0.3(fck)2/3 = 3.024 MPa.

Kết quả giá trị của cường độ kéo trung bình của bê tông được suy từ giá trị thí nghiệm xác định cường độ chịu nén trung bình mẫu hình trụ (fctm =3.024 Mpa) và giá trị cường độ kéo trung bình của bê tông xác định bằng thí nghiệm kéo chẻ bê tông (fctm = 0.9fsp=3.16 Mpa) chỉ chênh lệch nhau 4.30%. Điều này chứng tỏ kết quả xác định cường độ của bê tông trong quá trình thực nghiệm khá chính xác.

Thép tấm

Các thép tấm và vỏ thép của cột CFT mẫu S-02-M-V sử dụng thép Q345B.

Thí nghiệm kéo cho thấy thép tấm có giới hạn chảy nhỏ nhất là 351 MPa, giới hạn bền là 489 MPa.

Hình 2.14: Quan hệ ứng suất – biến dạng của thép tấm

0 100 200 300 400 500

0 0.02 0.04 0.06 0.08 0.1 0.12 0.14

Ứng suất kéo (MPa)

Biến dạng

Cốt thép sàn

Cốt thép chịu lực sử dụng trong sàn phẳng BTCT là thép Việt Nhật, đường kính 14 − SD390. Thí nghiệm kéo cho thấy cốt thép có giới hạn chảy nhỏ nhất là 532.5 MPa và giới hạn bền là 614.0 MPa.

Hình 2.15: Quan hệ ứng suất – biến dạng của cốt thép sàn 14 Sơ đồ lắp đặt chuyển vị kế và cảm biến đo biến dạng

Sơ đồ lắp đặt chuyển vị kế cho mẫu S-C-V và S-02-M-V

Các chuyển vị kế được gắn phía trên sàn sau khi mẫu đã được lắp vào khung gia tải với các ký hiệu D1, D2, D3, D4, D5, D6 (Hình 2.16 và Hình 2.17).

Hình 2.16: Mặt bằng lắp đặt chuyển vị kế cho mẫu S-C-V và S-02-M-V

H

2500 100

20020010501050

1050 1050

2500

1050 1050

2500

200 200

200 200

50 475

D2 D4

50 475

D1 D3

D5

50

D6

475

D3A 100

D1A 100 100

100100100100

D4A

D2A

0 100 200 300 400 500 600 700

0 0.05 0.1 0.15 0.2

Ứng suất kéo (N/mm2)

Biến dạng

Hình 2.17: Mặt đứng lắp đặt chuyển vị kế cho mẫu S-C-V và S-02-M-V Sơ đồ lắp đặt cảm biến cho mẫu S-C-V và S-02-M-V

Trước khi đổ bê tông các cảm biến đo biến dạng cốt thép lớp trên của sàn được gắn vào cốt thép với các ký hiệu S1, S2, S3, S4, S5, S6 (Hình 2.18 và Hình 2.20).

Các cảm biến đo biến dạng của bê tông được gắn mặt dưới sàn với các ký hiệu C1, C2, C3, C3, C5 (Hình 2.19 và Hình 2.20).

400 D1

D3 H

D2 D4

D3A D1A

50

2020160200

200 850 850 200

2500 D5 D2A 200 200 50 475

100

100 475 100 100

D6 D5

D4A D2A

2020160200

400

200 850 850 200

2500 D3 D1

D3A 50 200 200 50 475

100

100 100 100

Hình 2.18: Sơ đồ lắp đặt cảm biến đo biến dạng của cốt thép lớp trên mẫu S-C-V

Hình 2.19: Sơ đồ lắp đặt cảm biến đo biến dạng của bê tông mẫu S-C-V

Hình 2.20: Sơ đồ lắp đặt cảm biến đo biến dạng của bê tông và cốt thép lớp trên mẫu S-02-M-V

Tiến hành quá trình thực nghiệm Tạo mẫu thí nghiệm

– Tạo mặt sàn phẳng đặt trên hệ sườn đỡ bằng gỗ 50100 mm và 60120 mm;

45

°

A B

S3 S1 S2 S4

S5 S6

d = 184 d = 184

d = 184d = 184

C1 C2

C3

C4

C5

S2

400

S3 S1 S2S2 d = 184 S4

d = 184

C1 C2

các sườn gỗ được đỡ bằng các đoạn gỗ tròn để đảm bảo mặt trên sàn cao hơn mặt đất khoảng 250 mm. Mặt trên ván khuôn sàn được phủ tấm bạt đảm bảo kín khít, chống mất nước trong quá trình đổ và ninh kết bê tông; Cốt thép được gia công theo đúng thiết kế của mẫu dùng thép đường kính 14 mm − SD390 − Việt Nhật.

– Lấy mẫu các loại thép thanh;

– Các cảm biến điện trở được dán sẵn vào bề mặt của cốt thép tại vị trí cần đo trước khi đúc mẫu để xác định biến dạng thực trong cốt thép: từ S1 đến S6;

– Lắp và hàn cố định vào cốt thép các ống thép D21 mm tại các vị trí bulông liên kết tấm sàn vào khung gia tải, bịt kín 2 đầu ống tránh bê tông rơi vào;

– Thực hiện đổ bê tông bằng bê tông trộn sẵn tại nhà máy. Bê tông có cấp độ bền B30 (M400), độ sụt 8-12 cm. Sử dụng đầm dùi để lèn chặt bê tông, đầm 1 vị trí không quá 3-5 giây, các vị trí cách nhau khoảng 300 mm, cách ván thành khoảng 150 mm, rút đầm lên từ từ tránh tạo lỗ hổng trong bê tông sàn.

– Lấy mẫu bê tông: mẫu trụ 150300 mm, 1 tổ gồm 3 mẫu/sàn;

Hình 2.21: Lắp đặt ván khuôn và cốt thép cho mẫu S-C-V

Hình 2.22: Đổ bê tông cho mẫu S-C-V

Hình 2.23: Lắp đặt ván khuôn và cốt thép cho mẫu S-02-M-V

Hình 2.24: Đổ bê tông cho mẫu S-02-M-V

Sau khi đổ, bề mặt các sàn được làm phẳng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác gia tải về sau. Nhằm hạn chế hiện tượng mất nước trong bê tông và sự co ngót bê tông có thể gây nên các vết nứt mặt khi bê tông còn non làm ảnh hưởng đến chất lượng thí nghiệm, bề mặt sàn được phủ một lớp bao bố và được tưới nước lên 3 lần/ngày trong suốt 7 ngày.

Vận chuyển mẫu, lắp mẫu vào vị trí

– Khối lượng mẫu khoảng 3.5 tấn, có 4 móc cẩu có đường kính 10 mm ở các góc mẫu;

– Dùng xe cẩu 5 tấn với hệ dây xích tương ứng để nâng mẫu đặt lên khung thép hình chữ I cao 200 mm cùng với thanh gỗ đệm 50100 mm trên thùng xe (phần chân cột cách đáy sàn 200 mm), chuyển mẫu vào phòng thí nghiệm;

– Dùng cẩu 5 tấn của phòng thí nghiệm nâng, chuyển mẫu vào các vị trí đã chuẩn bị các gối đỡ (cao trên 200 mm) trong phòng thí nghiệm, luôn chú ý duy trì tốc độ di chuyển chậm;

– Lắp thanh thép tròn đường kính 40 mm và thép đệm dưới lên hệ cột và khung dầm dưới của hệ gối đỡ;

– Trát lớp bột matit dày khoảng 15 mm lên tấm đệm dưới, lớp bột này nhằm loại bỏ các sai số hình học trong quá trình đúc mẫu, đảm bảo tiếp xúc tốt bề mặt tấm với khung gia tải thông qua tấm thép đệm dày 10 mm và đường kính 40 mm;

– Cẩu lắp mẫu lên khung, canh chỉnh các vị trí bulông;

– Lắp tấm đệm và thanh thép tròn lên mẫu sau khi trát 1 lớp bột;

– Lắp khung thép I trên, siết các bulông 16, lực siết đều cho tất cả bulông để bảo đảm sự làm việc đồng thời;

– Lắp các tấm đệm và khung thép theo phương ngang mẫu;

– Sơn bằng sơn nước màu trắng lên mặt và thành mẫu để dễ quan sát vết nứt;

– Dán tên mẫu ở thành và 4 phía mặt trên mẫu (Hình 2.25 và Hình 2.26)

Hình 2.25: Lắp đặt mẫu S-C-V vào khung gia tải

Hình 2.26: Lắp đặt mẫu S-02-M-V vào giá gia tải Lắp đặt thiết bị gia tải

Lắp kích đứng 565 tấn: Canh chỉnh để tâm kích thật trùng với tâm cột, lắp theo

thứ tự từ dưới lên trên:

− Nền cứng BTCT;

− Tấm thép đệm dày 30 mm;

− Kích 565 tấn;

− Load cell;

− Đệm lựa tâm;

− Đệm chân cột;

− Lớp bột trét;

− Và chân cột như Hình 2.27.

Hình 2.27: Lắp đặt thiết bị gia tải cho mẫu S-C-V và S-02-M-V Lắp đặt dụng cụ, thiết bị đo

– Lắp các chuyển vị kế D1 đến D6 lên mặt mẫu Hình 2.28 và Hình 2.29.

– Lắp các chuyển vị kế D1A đến D4A lên các điểm giữa của khung thép trên;

– Kết nối các dây cảm biến đo biến dạng của cốt thép và bê tông với data logger như Hình 2.31.

– Kiểm tra các tín hiệu từ các cảm biến;

Hình 2.28: Lắp đặt chuyển vị kế cho mẫu S-C-V

Hình 2.29: Lắp đặt chuyển vị kế cho mẫu S-02-M-V

Hình 2.30: Gắn cảm biến đo biến dạng của bê tông và cốt thép sàn cho mẫu S-C-V và mẫu S-02-M-V

Hình 2.31: Kết nối các dây cảm biến và chuyển vị kế vào data logger

Tiến hành gia tải – Kết quả thực nghiệm mẫu S-C-V Gia tải thí nghiệm

Mẫu thí nghiệm được gia tải bằng kích thủy lực 565 tấn của hãng Power Team theo từng cấp một cho đến khi mẫu bị phá hoại hoàn toàn do nén thủng.

Sau giai đoạn gia tải ban đầu khoảng 40 kN. Bắt đầu gia tải đứng khoảng 5%

tổng lực phá hoại theo tính toán, khoảng 30 kN/cấp tải.

Sau mỗi cấp tải, tiến hành thu thập số liệu thí nghiệm (biến dạng và chuyển vị) ngay sau khi chất tải. Sau 60 giây kế tiếp tiến hành thu thập số liệu lần 2 đồng thời quan sát hệ sàn. Nếu hệ sàn chưa có biểu hiện ổn định thì cần tiếp tục theo dõi và thu thập số liệu thí nghiệm tại các thời điểm cách nhau 60 giây cho đến khi hệ sàn ổn định. Hệ sàn được coi là ổn định sau mỗi cấp tải khi số gia về chuyển vị sau 60 giây nhỏ hơn 10% chuyển vị ban đầu của cấp tải đó.

Sau mỗi cấp tải, trong thời gian chờ hệ ổn định tiến hành đo bề rộng vết nứt và ghi nhận quá trình hình thành và phát triển của vết nứt.

Trong suốt quá trình thí nghiệm cần quan sát ổn định của hệ kết cấu để đảm bảo an toàn trong thí nghiệm.

Kết quả thí nghiệm của mẫu S-C-V Lực phá hoại nén thủng: 827.3 kN

Hình 2.32: Đường quan hệ lực chuyển vị mẫu S-C-V

Nhận xét: Tại các điểm cần đo chuyển vị có tính đối xứng như cặp D1 và D2, cặp D3 và D4 (Hình 2.16 và Hình 2.17) có đường quan hệ lực – chuyển vị gần bằng nhau. Điều đó cho thấy rằng kết quả có được từ thí nghiệm là khá chính xác.

Hình 2.33: Đường quan hệ lực biến dạng của cốt thép sàn mẫu S-C-V 0

100 200 300 400 500 600 700 800 900

0 5 10 15 20 25

Lực (kN)

Chuyển vị (mm)

Thực nghiệm-D1 Thực nghiệm-D2 Thực nghiệm-D3 Thực nghiệm-D4

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900

0 0.005 0.01 0.015 0.02 0.025 0.03 0.035

Lực (kN)

Biến dạng

Thực nghiệm-S1 Thực nghiệm-S2

Hình 2.34: Đường quan hệ lực biến dạng của cốt thép sàn mẫu S-C-V

– Nhận xét: Vị trí của các cảm biến S1 và S2 có tính đối xứng, nên đường quan hệ lực – biến dạng có dạng gần như nhau và tương tự cho các cặp cảm biến S3 và S4, S5 và S6 (Hình 2.18).

Hình 2.35: Đường quan hệ lực biến dạng của bê tông sàn mẫu S-C-V

– Nhận xét: Kết quả đo biến dạng của các cảm biến C1, C2…C5 của bê tông (Hình 2.19) cho thấy sự làm việc của các phần tử nằm vị trí trên tháp nén thủng có ứng xử khi chịu nén thủng giống với mô hình phân tích của Kinnuen-Nylander [25].

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900

-0.0014 -0.0012 -0.001 -0.0008 -0.0006 -0.0004 -0.0002 0

Lực (kN)

Biến dạng Thực nghiệm C1

Thực nghiệm C2 Thực nghiệm C3 Thực nghiệm C4 Thực nghiệm C5 0

100 200 300 400 500 600 700 800 900

0 0.002 0.004 0.006 0.008 0.01

Lực (kN)

Biến dạng

Thực nghiệm-S3 Thực nghiệm-S4 Thực nghiệm-S5 Thực nghiệm S6

Hình dạng tháp nén thủng của mẫu S-C-V

Kết quả thí nghiệm cho thấy sàn bị phá hoại do nén thủng. Quan sát thí nghiệm cho thấy rằng hình dạng tháp nén thủng được hình thành tương tự với thí nghiệm của Kinnuen và Nylander (1960) [25]. Đầu tiên vết nứt tiếp tuyến hình thành ở mặt chịu kéo của sàn gần với mép cột khi lực đo được là P = 100.05 kN. Tiếp tục gia tăng tải trọng, các vết nứt hướng tâm được hình thành từ các vết nứt tiếp tuyến. Khi tiếp tục gia tải các vết nứt hướng tâm này liên tục phát triển bề rộng và chiều dài, đồng thời vết nứt tiếp tuyến được hình thành cùng với với nứt hướng tâm. Trước khi mẫu bị phá hoại do nén thủng, các vết nứt tiếp tuyến liên kết với nhau và hình thành nên tháp nén thủng.

Lực nén thủng phá hoại hoàn toàn cho liên kết sàn phẳng − cột giữa BTCT là P = 827.3 kN (Hình 2.36).

Hình 2.36: Hình dạng tháp nén thủng của mẫu S-C-V

Tiến hành gia tải – Kết quả thực nghiệm mẫu S-02-M-V Thí nghiệm giai đoạn 1

Gia tải chuyển vị ngang đầu cột đạt giá trị 17 mm.

Dùng kích thủy lực động gắn tại đầu để tiến hành gia tải ngang theo phương pháp gia tải bằng điều khiển chuyển vị. Các bước tải chuyển vị được thực hiện với tần số f = 0.25 Hz và chu kỳ lặp lại 3 lần, các bước gia tải ngang tăng dần từ 4 mm, 8 mm, 12 mm và lớn nhất là 17 mm ứng với độ lệch khoảng 0.7%. Với cao độ tim kích tính từ tim sàn là 2480 mm, hành trình lớn nhất của kích là 17 mm.

Hình 2.37: Đường cong trễ lực – chuyển vị ngang đầu cột

Giá trị lực kích đo được ứng với cấp chuyển vị đỉnh cột 17 mm là kết quả đo 74 kN. Quá trình gia tải này không xuất hiện vết nứt trên sàn, điều này cho thấy với giá trị chuyển vị ngang đầu cột nằm trong giới hạn thiết kế, thường là H/500 như theo quy định của TCVN 5574:2012 [4], sẽ không làm hư hại liên kết và không gây ảnh hưởng đến khả năng kháng nén thủng của sàn phẳng.

-80 -60 -40 -20 0 20 40 60 80

-20 -16 -12 -8 -4 0 4 8 12 16 20

Lực (kN)

Chuyển vị ngang đầu cột (mm) Tải trọng-chuyển vị 17mm

Tải trọng-chuyển vị 16mm Tải trọng-chuyển vị 12mm Tải trọng-chuyển vị 8mm

Hình 2.38: Quan hệ lực – chuyển vị ngang đầu cột mẫu S-02-M-V Thí nghiệm giai đoạn 2

Gia tải đứng đến khi liên kết bị phá hoại hoàn toàn do nén thủng.

Mẫu thí nghiệm được gia tải bằng kích thủy lực 565 tấn của hãng Power Team theo từng cấp một, khoảng 30 kN/cấp tải, cho đến khi mẫu bị phá hoại hoàn toàn. Sau mỗi cấp tải, tiến hành thu thập số liệu thí nghiệm như biến dạng và chuyển vị ngay sau khi chất tải. Sau 60 giây kế tiếp tiến hành thu thập số liệu lần 2 đồng thời quan sát hệ sàn. Nếu hệ sàn chưa có biểu hiện ổn định thì cần tiếp tục theo dõi và thu thập số liệu thí nghiệm tại các thời điểm cách nhau 60 giây cho đến khi hệ sàn ổn định. Hệ sàn được coi là ổn định sau mỗi cấp tải khi số gia về chuyển vị sau 60 giây nhỏ hơn 10% chuyển vị ban đầu của cấp tải đó.

Sau mỗi cấp tải, trong thời gian chờ hệ ổn định tiến hành đo bề rộng vết nứt và ghi nhận quá trình hình thành và phát triển của vết nứt.

Trong suốt quá trình thí nghiệm cần quan sát ổn định của hệ kết cấu để đảm bảo an toàn trong thí nghiệm.

0 10 20 30 40 50 60 70 80

0 4 8 12 16 20

Lực (kN)

Chuyển vị ngang đầu cột (mm)

Kết quả thí nghiệm giai đoạn 2 của mẫu S-02-M-V

Hình 2.39: Đường quan hệ lực – chuyển vị mẫu S-02-M-V

Nhận xét: Tại các điểm cần đo chuyển vị có tính đối xứng như cặp D1 và D2, cặp D3 và D4 (Hình 2.16 và Hình 2.17), đường quan hệ lực – chuyển vị gần trùng nhau. Điều đó cho thấy rằng kết quả có được từ thí nghiệm là chính xác.

Hình 2.40: Đường quan hệ lực biến dạng của cốt thép sàn mẫu S-02-M-V

– Nhận xét: Vị trí của các cảm biến S1 và S2 (Hình 2.20) có tính đối xứng,

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 1100

0 3 6 9 12 15 18 21 24 27

Lực (kN)

Chuyển vị (mm)

Chuyển vị D1 Chuyển vị D2 Chuyển vị D3 Chuyển vị D4 Chuyển vị D5 Chuyển vị D6

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 1100

0 0.005 0.01 0.015 0.02

Lực (kN)

Biến dạng

Biến dạng S1 Biến dạng S2 Biến dạng S3 Biến dạng S4 Biến dạng S5 Biến dạng S6

nên đường quan hệ lực – biến dạng có dạng gần như nhau và tương tự cho các cặp cảm biến S3 và S4, S5 và S6 cũng vậy.

Hình 2.41: Đường quan hệ lực biến dạng của bê tông sàn mẫu S-02-M-V – Nhận xét: Kết quả đo biến dạng của bê tông của các cảm biến C1, C2…C5 (Hình 2.20) cho thấy sự làm việc của các phần tử nằm vị trí trên tháp nén thủng có ứng xử khi chịu nén thủng giống với mô hình phân tích của Kinnuen và Nylander [25].

Hình dạng tháp nén thủng của mẫu S-02-M-V

Giai đoạn 1: Gia tải chuyển vị ngang đầu cột đạt giá trị 17 mm ứng với lực đo là 74 kN, trên sàn không xuất hiện vết nứt.

Giai đoạn 2: Gia tải đến khi nén thủng đến khi liên kết bị phá hoại hoàn toàn. Kết quả thí nghiệm cho thấy sàn bị phá hoại do nén thủng. Quan sát thí nghiệm cho thấy rằng hình dạng tháp nén thủng được hình thành tương tự với thí nghiệm của Kinnuen và Nylander (1960) . Đầu tiên vết nứt tiếp tuyến hình thành ở mặt chịu kéo của sàn gần với mép cột khi lực đo được là P = 253 kN. Tiếp tục gia tăng tải trọng, các vết nứt hướng tâm được hình thành từ các vết nứt tiếp tuyến. Khi tiếp tục gia tải các vết nứt hướng tâm này liên tục phát triển bề rộng và chiều dài, đồng thời vết nứt

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 1100

-0.003 -0.0025 -0.002 -0.0015 -0.001 -0.0005 0 0.0005 0.001

Lực (kN)

Biến dạng Biến dạng C1

Biến dạng C2 Biến dạng C3 Biến dạng C4 Biến dạng C5

tiếp tuyến được hình thành cùng với với nứt hướng tâm. Trước khi mẫu bị phá hoại do nén thủng, các vết nứt tiếp tuyến liên kết với nhau và hình thành nên tháp nén thủng Hình 2.42.

Lực nén thủng phá hoại hoàn toàn cho liên kết sàn phẳng BTCT − cột CFT là P = 1024.00 kN.

Hình 2.42: Hình dạng tháp nén thủng của của mẫu S-02-M-V Kết quả thực nghiệm khả năng kháng nén thủng của liên kết đề xuất được so sánh với kết quả thực nghiệm và giá trị kháng nén thủng cực hạn tính toán theo 3 tiêu chuẩn TCVN 5574:2012 [4], Tiêu chuẩn Châu Âu EC2 [13] và Quy phạm Hoa Kỳ ACI 318-11 [8] cho liên kết sàn phẳng – cột BTCT toàn khối cùng tiết diện.

Để tính giá trị lực kháng nén thủng cực hạn theo Tiêu chuẩn Châu Âu EC2 [13] và Quy phạm Hoa Kỳ ACI 318-11 [8], ta sử dụng cường độ bê tông theo thực

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Ứng xử kháng chọc thủng của liên kết cột ống thép nhồi bê tông và sàn phẳng bê tông cốt thép (Trang 74 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)