Tổng kết lịch sử dịch thơ Đường ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án phó Tiến sĩ Khoa học ngữ văn: Vấn đề dịch thơ Đường ở Việt Nam (Trang 57 - 62)

CHƯƠNG I: LỊCH SỬ VIỆC DỊCH THƠ ĐƯỜNG Ở VIỆT NAM

III. Tổng kết lịch sử dịch thơ Đường ở Việt Nam

Việt Nam có truyền thống dịch thuật từ rất lâu đời. Từ thế kỷ thứ II, ta đã có trung tâm dịch thuật Luy Lâu qui mô và nổi tiếng không thua gì các trung tâm dịch thuật của Trung Quốc để dịch Phạn sang Hán. Từ khi chữ Nôm xuất hiện, ta lại thêm có nhiều bài thơ, nhiều kinh dịch truyện từ Hán sang Nôm, nhiều nhất là thơ Đường. Từ cách trực dịch ban đầu, các bản dịch thơ Đường ở thế kỷ 15 đã xuôi thuận, lưu loát hơn, có bản dịch theo nguyên thể, có bản dịch theo thể lục ngôn. Với hai bản dịch Chinh phụ ngâm (bản hiện hành) và Tỳ bà hành của Phan Huy Thực, nền dịch thuật thi ca của Việt Nam đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật dịch, trong khi nền dịch thuật văn xuôi vần còn đi những bước chập chững, vụng về.

Người Việt Nam ta rất tán thưởng thơ Đường nên dà dịch thơ Đường (6) ứng dụng

"cái gọi là dịch" theo nhiều kiểu cách rất thú vị, tao nhã. Nhƣ để làm đẹp thêm câu thơ, làm cô đọng thêm những ý tưởng, làm đa dạng thêm cách miêu tả, Nguyễn Du đã dịch thơ Đường một cách vô cùng sáng tạo trong truyện kiều, làm cho nhiều câu thơ trở nên sâu sắc, sinh động hơn cả nguyên tác. Lại có cách "dịch" để cho đào nương ca hát như lối thổng thơ Đường, là một thú chơi tao nhã. Lại có dịch giả mƣợn bài thơ để nói hộ tấm lòng, tâm trạng của mình, nhƣ bản dịch "Thu hứng" của Từ Diễn Đông...

Từ lối dịch sát lúc ban đầu, các bản dịch ngày càng thoát hơn, thậm chí có nhiều bài đi đến chỗ xa nguyên tác. Những câu thơ dịch còn vương lại nhiều

56

từ Hán Việt, hoặc từ Hán Việt nay đƣợc dịch thành từ Hán Việt khác không thông dụng hoặc thành cả điển tích nữa, vì thế đôi khi câu nguyên tác còn dễ hiểu hơn cả câu thơ dịch nữa

"Toại linh thiên hạ phụ mẫu tâm Bất trọng sinh nam, trọng sinh nữ".

mà dịch thành

Lòng sinh dục xui nên cha mẹ Qui điềm xà, mà rẻ điềm lân.

Câu nguyên tác "Bất trọng sinh năm, trọng sinh nữ" hẳn là dễ hiểu hơn câu dịch có điển "xà, lân"

Khung hạn chế chung của thời đại trong thi ca đời nào cũng có, thế nhƣng vẫn có những bản dịch vượt khung để có cuộc sống lâu dài, làm kinh ngạc người thời sau.

Lục bát và song thất lục bát xuất hiện trong văn học viết từ thế kỷ 16. Lục bát là thể truyện, song thất lục bát là thể ngâm. Từ những bản dịch theo nguyên thể, theo lục ngôn, song thất lục bát dần dần đƣợc dùng để dịch những bài thơ dài nặng niềm tâm sự, những bài hành, những khúc ngâm. Hai bản dịch nổi tiếng nhất trong lịch sử dịch thuật thi ca cổ Việt Nam là "Chinh phụ ngâm" "Tỳ bà hành" đều dịch theo thể song thất lục bát nầy. Vì quan niệm lục bát là thể truyện nên thể nầy hầu nhƣ vắng bóng trong các bản dịch xƣa. Đến khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 mới thấy có nhiều bản dịch thơ Đường theo lục bát.

Người thích dịch thơ Đường ra lục bát nhất là Tản Đà. Trong quyển thơ Đường Tản Đà, 84 bài thơ thì đã có đến 70 bài đƣợc dịch ra lục bát.

Đầu thế kỷ 20, khi nền Hán học đã sa sút, cái điểm bấu víu cuối cùng là các kỳ thi chữ Hán cũng bị tiêu vong, thì số người theo đời Hán tự ngày càng vắng bóng. Trước tình hình đó, việc phổ biến văn học cổ bằng những bản dịch là một yêu cầu cấp thiết. Đầu tiên các bản dịch thơ Đường bằng chữ Quốc ngữ xuất hiện trên các tạp chí, kế đó là trong những tuyển tập thơ Đường và cả trong các bộ Văn học sử phần văn học đời Đường. Nhiều bản dịch hay ra đời theo cách thế đó, xuất sắc nhất là những bản dịch của Tản Đà.

57

Việc dịch thơ Đường ngày càng được phổ biến trong những giới khác nhau. Trong giai đoạn dầu chì có các nhà cựu học tham gia nhƣ Tùng Vân, Á Nam, Tản Đà... dần dần đến các nhà thơ mới cự phách như Thế Lữ, Xuân Diệu Huy Cận, Lưu Trọng Lu, Tế Hanh... cũng tham dự. Trong số những nhà thơ mới dịch thơ Đường, những bản dịch của J.Leiba rất được yêu chuông, khen ngợi (7). Những bản dịch của ông đƣợc đăng rải rác trên các tạp chí, tuy không nhiều, nhưng hầu hết đều để lại trong lòng người đọc ấn tượng thú vị. Đặc biệt trên Tri tân, J.Leiba thỉnh thoảng lại lồng bản dịch một bài thơ Đường vào một bài thơ sáng tác của ông theo một kiểu cách rất riêng như bài "Thuyền ai đậu bến Cô Tô" dưới đây.

Trên đài Cô Tô bóng trăng soi Dưới dài Cô Tô dòng nước trôi Trăng lặn non Tây còn lúc mọc Nước về Đông cứ lạnh lùng xuôi Cung xưa tha thẩn lũ hươu nai Tây Tử năm hồ đã dạo chơi

Xương ngọc hồn hoa đâu chốn gửi Thà như trinh nữ Hổ khâu vùi Hổ khâu, tầng núi, tháp lô nhô Đêm vắng, đèn chong, tỏ ngọn chùa Muốn đốt hương thơm nương cửa Phật Mà đem thoa xuyến vứt cho sư

Thuyền dạo hồ Đông muôn dặm chơi Quạ kêu trăng lặn nước mờ khơi Hàn San vẳng tiếng chuông chùa sớm Cây bến, đèn ngư não mộng người

J.Leiba (dịch thơ cổ)

Nếu trên Tri tân J. Leiba thể nghiệm lối phối hợp để đưa thơ Đường đến độc giả một cách thú vị, thì Huyền Mặc lại thể nghiệm lối phiến dịch không thành công trên Văn Hóa nguyệt san bài "Hồi hương ngẫu thư" của Hạ Tri Chương.

58

"Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi Hương âm vô cải, mấn mao thôi Nhi đồng tương kiến, bất tương thức Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai"

Dịch theo phiến đối là Thuở trước cất gót ra Gót tôi còn khỏe mà Ngày nay trở đầu lại Đầu tôi đã bạc xòa Chó đen hỏi khách lạ Thằng đỏ hỏi người xa Hình thể tuy có khác Tinh thần ta vẫn ta

(Huyền Mặc dịch)

Không chỉ các nhà thơ mới, mà các nhà viết văn tiểu thuyết nhƣ TCHYA, nhóm "Tự lực văn đoàn" cũng tham gia dịch thơ Đường: Hoàng Đạo, Khái Hưng, Nhất Linh. Những bản dịch của Khái Hƣng, Nhất Linh đăng trên tạp chí "Văn hóa ngày nay", hậu thân của tờ Ngày nay, nơi mà Tản Đà để lại nhiều bài thơ dịch nhất. Nếu nhƣ ở thập niên 30, nhóm nẩy yêu thích đăng thơ dịch của Tản Đà, thi ở thập niên 60, Nhất Linh đăng thơ dịch của mình và của Khái Hưng. Điều đó chứng tỏ được sức hấp dẫn bền lâu của thơ Đường đối với nhóm văn bút có thời đƣợc xem là "cấp tiến", kịch liệt đã phá không khoan nhƣợng "cái cũ".

Thơ Đường không những được đăng trên các tạp chí Văn học nghệ thuật mà còn cả trên tạp chí Y khoa-khoa học nữa.

Từ thập niên 40, các tuyển tập dần dần thay thế cho tạp chí, nhận lấy nhiệm vụ phổ biến các bản dịch thơ Đường đến độc giả. Sự phổ biến này xem ra thành công vì có nhiều tuyển tập đƣợc tái bản nhiều lần.

Có tuyển tập trình bày những bản dịch thơ của thi gia đời Đường ở các thời kỳ, có nhiều tuyển tập chỉ chuyên một tác giả, cũng có tuyển tập chỉ dịch chuyên một thể loại thơ Đường duy nhất.

59

Ngoài những bản dịch theo nguyên thể lục ngôn, song thất lục bát, lục bát, hát nói, còn có những bản dịch theo thể thơ mới tám chữ...

Việt Nam có truyền thống dịch thuật lâu đời mà trong đó truyền thống dịch thơ Đường là lâu đời nhất. Thơ Đường đã được dịch từ khi chữ Nôm xuất hiện và kéo dài đến tận ngày nay. Vẫn còn những tập thơ Đường mới được tái bản, vẫn còn những bài thơ đã dịch xong còn chờ in ấn, vẫn còn những bài thơ dịch tặng nhau... Ta đã từng dịch thơ Pháp thơ Anh Mỹ, thơ Nga... nhưng hầu như tất cả đều không có gì đáng kể so với thơ Đường.

60

Một phần của tài liệu Luận án phó Tiến sĩ Khoa học ngữ văn: Vấn đề dịch thơ Đường ở Việt Nam (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)