WALKER BUSH ĐỐI VỚI ISRAEL (2001 - 2009)

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách của Hoa Kì đối với Israel (1993 - 2009) (Trang 71 - 114)

Sau khi George Walker Bush lên cầm quyền, tình hình thế giới và khu vực có những thay đổi, biến chuyển quan trọng, tác động đến lợi ích của Mĩ theo cả hai chiều thuận - nghịch. Một mặt, quan hệ giữa Hoa Kì và các nước trong khu vực, dù là đồng minh hay đối tác, thậm chí đối thủ một thời, đều được cải thiện đáng kể trên mọi bình diện. Mặt khác, Hoa Kì dưới thời tổng thống G. W. Bush lại đứng trước những thách thức lớn và mới về an ninh. Mĩ cho rằng sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc; sự hồi phục kinh tế nhanh chóng của Nga, cùng chính sách quyết đoán của tổng thống Putin trong cả đối nội lẫn đối ngoại đều đang thách thức vai trò siêu cường thế giới duy nhất và lợi ích của Washington. Đặc biệt, sự nóng lên của vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, tác động của sự kiện 11-9, và cả cuộc chiến chống khủng bố do Hoa Kì phát động đến các nước Hồi giáo trong khu vực đang làm gia tăng các nguy cơ đe dọa đến lợi ích, an ninh của Mĩ. Những khó khăn và thách thức trên buộc chính quyền của tổng thống G. W. Bush phải đưa ra những điều chỉnh trong chiến lược và chính sách an ninh đối với khu vực, nhằm vừa tận dụng cơ hội và điều kiện thuận lợi do vị thế siêu cường thế giới duy nhất mang lại, vừa đối phó với những nguy cơ mới xuất hiện.

22B3.1 Chính sách của Chính phủ G. W. Bush trên phạm vi toàn cầu (2001-2009) Tương tự các chiến lược an ninh quốc gia của Mĩ sau Chiến tranh lạnh, chiến lược an ninh quốc gia mới của chính quyền Bush cũng xuất phát từ nhận thức then chốt về vị trí của Hoa Kì trên thế giới trong giai đoạn mới. Đó là ngày nay nước Mĩ có một vị trí sức mạnh quân sự vô song và ảnh hưởng to lớn về kinh tế, chính trị. Nước Mĩ có sức mạnh và ảnh hưởng chưa có tiền lệ, và chưa có nước nào sánh được trên thế giới. Tuy chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Clinton cũng đã đề cập ưu thế sức mạnh của Mĩ thời kì sau Chiến tranh lạnh, và những cơ hội mà vị thế siêu cường duy nhất của Mĩ mang lại, nhưng chưa bao giờ điều này được đề cập thẳng thừng, rõ ràng như dưới thời tổng thống Bush.

Chiến lược an ninh quốc gia mới của Mĩ dưới thời tổng thống G. W. Bush thể hiện sự kế thừa hơn là thay đổi về những mục tiêu cơ bản, then chốt nhất trong chính sách an ninh

đối ngoại của Mĩ. Những mục tiêu cốt lõi cho chính sách đối ngoại của Mĩ như duy trì vị trí siêu cường số một thế giới, thiết lập một trật tự thế giới mới do Mĩ lãnh đạo, ngăn chặn không để cho bất kì một cường quốc thù địch nào nổi lên đe dọa vị trí và vai trò của Mĩ, thúc đẩy một nền kinh tế mở toàn cầu, tự do hóa thương mại và dân chủ, nhân quyền trên thế giới. Về khía cạnh này, học thuyết mới của tổng thống G. W. Bush không khác gì so với học thuyết của các vị tổng thống tiền nhiệm như W. Wilson hay B. Clinton, đã từng nhấn mạnh tham vọng phổ biến các giá trị Mĩ như dân chủ, tự do cá nhân cũng như tự do thương mại trên toàn thế giới.

Không bao lâu sau khi nhậm chức, tổng thống G. W. Bush đã phải đối mặt với một cuộc tấn công kinh hoàng từ bên ngoài vào lãnh thổ nước Mĩ ngày 11-9-2001, mà hậu quả là làm nặng nề hơn cuộc suy thoái kinh tế vốn đã xuất hiện, nay càng kéo dài. Sự kiện ngày 11-9-2001 đã góp phần làm thay đổi bộ mặt quan hệ quốc tế khi nhân loại bước sang thế kỷ XXI. Vụ khủng bố là mốc chia lịch sử hiện đại ra làm hai thời kì trước và sau. Ngày 11-9 đã hoàn tất bước quá độ từ cái thế giới được định hình bằng sự kết thúc “Chiến tranh lạnh”

sang thế giới của thế kỷ mới – thế kỷ XXI.

Cuộc tấn công của chủ nghĩa khủng bố vào nước Mĩ ngày 11-9-2001 và những hệ lụy của nó đã làm thay đổi sâu sắc các mối quan hệ quốc tế nói chung, chính sách đối ngoại của các nước lớn và cục diện quan hệ giữa họ nói riêng. Do tầm ảnh hưởng rộng lớn và sâu sắc, sự kiện 11-9 trở thành dấu gạch nối đậm nét phân biệt hai giai đoạn khác nhau không chỉ của thời kì “hậu Chiến tranh lạnh” mà còn của quan hệ giữa các nước lớn. Đối với Mĩ, sự kiện 11-9-2001 chẳng những gây ra những thiệt hại to lớn về người và của, mà còn tác động mạnh vào tâm lý, tình cảm và tinh thần của người dân Mĩ. Tuy nhiên, sự kiện trên lại là cơ hội hiếm có để Washington ra sức tận dụng nhằm thúc đẩy lợi ích quốc gia, những lợi ích trên tất cả các phương diện trải rộng khắp địa cầu của một siêu cường. Washington đã lấy Liên minh quốc tế chống khủng bố làm ngọn cờ tập hợp lực lượng chống nguy cơ đe dọa an ninh chung. Nhưng về thực chất, đây cũng là một phương sách để Mĩ thâu tóm thế giới trong vòng cương tỏa của Mĩ.

Mục tiêu duy trì vị trí siêu cường duy nhất được thể hiện trong chiến lược an ninh quốc gia của Chính phủ Bush: “Lực lượng của chúng ta sẽ đủ mạnh để khuyên ngăn những

kẻ địch tiềm tàng không nên theo đuổi việc xây dựng quân đội, với hi vọng vượt trội hay ngang bằng sức mạnh của Mĩ”. Tổng thống Bush chủ trương Mĩ phải “can dự khắp thế giới để mở rộng hòa bình”. Sự can dự này theo chủ nghĩa quốc tế đặc thù của Mĩ dựa trên ba nguyên tắc trụ cột: duy trì địa vị số một thế giới; sử dụng sức mạnh bảo vệ lợi ích quốc gia;

và bảo đảm sự hơn hẳn về sức mạnh quân sự của Mĩ so với các nước khác. Nói cách khác, khi lên nắm quyền, G. W. Bush đã đặt lợi ích của Mĩ lên trên hết, dựa vào ưu thế sức mạnh quân sự, kinh tế, bằng mọi cách đảm bảo vai trò bá chủ thế giới, chủ trương can thiệp vào chiều sâu trên cơ sở chủ nghĩa đơn phương.

Theo báo cáo đánh giá quốc phòng bốn năm một lần, công bố ngày 30-9-2001 thì thứ tự các khu vực đáng quan tâm về an ninh là châu Á, Trung Đông, châu Âu và Tây bán cầu.

Nguyên nhân xuất phát từ việc châu Âu và Tây bán cầu cơ bản vẫn trong trạng thái hòa bình, trong khi rất nhiều nhân tố không an toàn xuất hiện ở châu Á và Trung Đông. Một vòng cung rộng từ Trung Đông tới Đông Bắc Á là khu vực không ổn định. Về chính trị, báo cáo nêu rõ châu Á là trọng điểm an ninh chiếm nhiều sự quan tâm của Mĩ. Washington vẫn cảnh giác châu Á sẽ xuất hiện một cường quốc khu vực thách thức vị trí chủ đạo của Mĩ.

Nhưng về bố trí lực lượng quân sự ở châu Á, trọng tâm hiện nay không còn là Đông Bắc Á mà đã chuyển sang Đông Nam Á, Tây Nam Á và Trung Đông. Hoa Kì tạm thời đưa vấn đề đối phó với sự thách thức của đối thủ chiến lược xuống vị trí thấp hơn. Từ nhận thức trên, Chính phủ G. W. Bush đã có một số điều chỉnh trong chiến lược an ninh quốc gia.

Thứ nhất, chiến lược an ninh quốc gia Hoa Kì phản ánh rất rõ sự tái nhận thức, xác định lại các mối đe dọa đối với nước Mĩ. Nếu trước ngày 11-9, mối đe dọa từ các đối thủ tiềm tàng như Trung Quốc và Nga được xếp ở vị trí đầu tiên, thì sau ngày 11-9, mối đe dọa này lại xuất phát từ các nước Hồi giáo. Mĩ cho rằng không phải những nước đang lớn mạnh (rising) mà chính những nước thất bại (falling) mới là mối đe dọa của Mĩ. Bên cạnh đó, so với báo cáo chiến lược an ninh quốc gia cuối cùng của cựu tổng thống Clinton, chiến lược an ninh quốc gia do Chính phủ của tổng thống W. Bush thể hiện rõ sự khác biệt trong nhận thức về những mối đe dọa đối với an ninh Hoa Kì. Chính quyền Bush đã xác định được mối đe dọa hiện hữu, rõ ràng, và chọn nó làm tiêu điểm trong chiến lược đối ngoại của Washington vào thời gian chuyển tiếp từ sau Chiến tranh lạnh, khi mối đe dọa cộng sản không còn. Chủ nghĩa khủng bố quốc tế trở thành kẻ thù số một của nước Mĩ, và nước Mĩ

chiến đấu với chủ nghĩa khủng bố trong thời gian không hạn định, trên phạm vi toàn cầu để tiêu diệt các tổ chức khủng bố. Chiến lược an ninh quốc gia cũng xác định mạng lưới khủng bố quốc tế có cơ sở ở Bắc Mĩ, Nam Mĩ, châu Âu, châu Phi, Trung Đông và toàn châu Á.

Thứ hai, cùng với sự nhận thức lại mối đe dọa là sự thay đổi ưu tiên trong chương trình nghị sự an ninh quốc gia. Sự khác biệt thể hiện ở sự thay đổi ưu tiên trong chương trình nghị sự hơn là sự thay đổi chương trình nghị sự an ninh và đối ngoại của chính quyền Bush. Ngay cả vấn đề chống khủng bố cũng không phải là vấn đề hoàn toàn mới. Ngược dòng thời gian, mạng lưới khủng bố Al Qaeda cũng đã từng bị coi là dính líu đến vụ đánh bom tòa nhà Thương mại quốc tế năm 1993, vụ khủng bố Đại sứ quán Hoa Kì tại Kenya và Tandania năm 1998. Vì thế, chiến lược an ninh quốc gia mới của tổng thống Bush đặt cuộc chiến chống khủng bố lên vị trí hàng đầu, là chủ đề trung tâm chi phối các vấn đề khác trong chính sách đối ngoại của Hoa Kì. Từ đó, quan hệ giữa Mĩ với Nga và Trung Quốc có những thay đổi đáng kể.

Như vậy, chính quyền Bush một mặt vẫn tiếp tục những đường nét cơ bản của chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh lạnh, song cũng có những điều chỉnh nhất định, được thể chế hóa trong chiến lược an ninh quốc gia Hoa Kì công bố ngày 20-9-2002 (còn được gọi là chiến lược đánh đòn phủ đầu hay chiến lược an ninh quốc gia thời chiến), thể hiện ở ba nội dung cốt lõi: mở rộng quyền đơn phương đánh đòn phủ đầu thành học thuyết chiến tranh phòng ngừa mới; dân chủ hóa các nước Hồi giáo ở Trung Đông, thay đổi chế độ chính trị mà Washington liệt vào ‘trục ma quỷ” dám chống lại Mĩ; và thực hiện ngoại giao đơn phương, giảm bớt sự phụ thuộc của Mĩ vào các liên minh truyền thống cũng như các tổ chức quốc tế, kể cả LHQ.

Sau sự kiện 11-9, các quốc gia trên thế giới có những điều chỉnh mạnh mẽ. Kéo theo quan hệ quốc tế cũng có những chuyển biến quan trọng, đặc biệt là quan hệ giữa các nước lớn như Hoa Kì, Nga và Trung Quốc. Mặt hợp tác trong quan hệ giữa các nước này tăng lên đáng kể so với thời kì trước đó. Sự đấu tranh giữa xu thế đơn cực và đa cực giảm dần do các nước lớn chia sẻ lợi ích trong cuộc chiến chống khủng bố. Yếu tố hòa hợp quyền lực (concert of power) nổi lên rõ nét hơn với khả năng của Mĩ, Nga và Trung Quốc, với việc tăng cường hợp tác và đi đến thỏa hiệp trên một số vấn đề gai góc. Những thay đổi này, nếu

có tính chất lâu dài, sẽ có tác động quan trọng đối với trật tự thế giới trong thế kỷ XXI. Trật tự thế giới đến thời điểm này có thể xem là một thế giới “đơn-đa cực” như cách gọi của học giả Mĩ Samuel Huntington [65, tr. 47].

Sự kiện ngày 11-9 và những thay đổi trong chính sách của Hoa Kì còn tạo nên những phương thức tập hợp lực lượng quốc tế mới. “Mỗi quốc gia, mỗi khu vực đang đứng trước một quyết định, hoặc họ đứng về phía chúng ta, hoặc họ đứng về phía khủng bố. Từ ngày hôm nay trở đi, bất chấp nước nào tiếp tục chứa chấp hoặc ủng hộ chủ nghĩa khủng bố sẽ bị Mĩ coi là chế độ thù địch” [102, tr. 2] là tuyên bố thẳng thừng và mạnh mẽ của tổng thống Mĩ. Theo ngoại trưởng Powell, kể từ thời điểm diễn ra sự kiện 11-9, Washington sẽ đánh giá quan hệ với các nước khác căn cứ vào sự hợp tác chống khủng bố của các quốc gia đó với Mĩ. Cũng từ đây, thế giới đã thành lập một lực lượng mới. Mọi liên minh quốc tế chống khủng bố do Mĩ đứng đầu mà hạt nhân là các nước đồng minh của Mĩ trong khối NATO, đặc biệt là Anh và một số nước ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia được hình thành. Vòng ngoài của liên minh này gồm các nước muốn tranh thủ sự ủng hộ của Mĩ cả về kinh tế lẫn chính trị, nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề ly khai, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo trong nội bộ đất nước mà Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và các nước Trung Á là những trường hợp như vậy.

Đối lập với liên minh quốc tế chống khủng bố là mạng lưới khủng bố quốc tế được một số ít quốc gia bảo trợ. Thế nhưng, liên minh quốc tế chống khủng bố chỉ là một liên minh lỏng lẻo, một sự gắn kết nhất thời giữa các nước nhằm đối phó với một mối đe dọa chung trước mắt là chủ nghĩa khủng bố cũng như phục vụ cho những toan tính lợi ích riêng.

Tuy nhiên, cuộc chiến chống khủng bố đã tạo ra một số chuyển biến có lợi cho nước Mĩ.

Đầu tiên, cuộc chiến này đã giúp củng cố cơ sở quyền lực chính trị của chính quyền G. W.

Bush vốn rất yếu sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2000. Nó còn giúp cải thiện đáng kể quan hệ giữa Hoa Kì với Nga và Trung Quốc. Sự ủng hộ của Nga trong cuộc chiến chống khủng bố do Mĩ đứng đầu, cùng với những nhượng bộ của Nga trong một số vấn đề như phòng thủ tên lửa, mở rộng khối NATO về phía Đông, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Mĩ theo đuổi mục tiêu và thực hiện ý đồ chiến lược.

Chẳng những vậy, cuộc chiến chống khủng bố lại tạo điều kiện giúp Mĩ làm suy yếu tập hợp lực lượng chống Mĩ giữa các nước lớn, chủ trương hình thành một trật tự thế giới đa cực là Nga, Trung Quốc và Ấn Độ; giúp Mĩ tăng cường sự hiện diện quân sự ở nhiều nơi trên thế giới, xâm nhập vào vùng ảnh hưởng truyền thống của Nga và Trung Quốc; thực hiện chiến lược lâu dài nhằm kiểm soát nguồn dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên ở Trung Á;

củng cố ảnh hưởng của Mĩ ở Vùng Vịnh. Như vậy, cuộc chiến chống khủng bố đã tạo cơ hội và thúc đẩy Mĩ thực hiện được mưu đồ chiến lược dài hạn là thiết lập bá quyền trên toàn thế giới cũng như ngăn chặn ảnh hưởng của các đối thủ tiềm tàng.

Có thể thấy trong giai đoạn cầm quyền của tổng thống G. W. Bush, chiến lược an ninh quốc gia của Mĩ có những điều chỉnh quan trọng so với chiến lược an ninh của chính quyền tiền nhiệm. Về cơ bản, xu hướng điều chỉnh đã được hình thành trước đó, dựa trên những yếu tố là thế và lực của Hoa Kì, là bối cảnh thế giới trong thế kỷ XXI với nhiều biến động.

Nhưng dấu mốc quan trọng cho những điều chỉnh mạnh mẽ trong chiến lược an ninh quốc gia của Mĩ là sự kiện khủng bố ngày 11-9-2001, tấn công vào ngay trung tâm của nước Mĩ – siêu cường hàng đầu đang trên đỉnh cao quyền lực, tưởng như bất khả xâm phạm. Sự kiện ngày 11-9 gần như là cơ hội để nhà cầm quyền Hoa Kì “hợp pháp hóa” mưu đồ chiến lược quốc gia. Sự điều chỉnh chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền G. W. Bush còn thể hiện lập trường cứng rắn của Đảng Cộng hòa trong vấn đề phòng thủ, khác hẳn với lập trường tương đối ôn hòa của chính quyền B. Clinton. Chẳng hạn dưới chính quyền Clinton, an ninh kinh tế là trụ cột ưu tiên nhất trong các trụ cột về an ninh thì dưới chính quyền Bush, an ninh quân sự lại là ưu tiên hàng đầu. Chiến lược an ninh quốc gia mới mà cốt lõi là học thuyết Bush chủ trương tiếp tục phát triển thế mạnh quân sự của Mĩ, nhằm ngăn chặn bất kì thế lực nào có thể nổi lên đe dọa vị trí số một của Washington. Những điều chỉnh quan trọng này được thúc đẩy mạnh hơn nữa trong bối cảnh của cuộc chiến chống khủng bố. Thực chất, nó phục vụ cho mục tiêu không đổi là duy trì vị trí siêu cường của Hoa Kì, thiết lập một nền hòa bình kiểu Mĩ trên toàn thế giới. Để thực hiện được mục đích này, Mĩ đã tập hợp lực lượng xung quanh Mĩ thông qua các liên minh chống khủng bố, đơn phương tiến hành nhiều hoạt động can thiệp quân sự, trong đó có cuộc chiến tranh Iraq, bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế. Tuy nhiên, những điều chỉnh chiến lược đó có phần không hợp lí, vấp phải những phản ứng trái chiều từ khắp nơi trên thế giới, kể cả tại chính nước

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách của Hoa Kì đối với Israel (1993 - 2009) (Trang 71 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)